Nạn câu trộm chó ở Việt Nam trên báo Mỹ
(Dân trí) - Đã quá muộn khi Nguyen Van Cuong nghe thấy tiếng kêu thất thanh của người hàng xóm: “Trộm, trộm”. Hai người đàn ông đi xe máy đã câu mất con Mực yêu quý của ông và phóng vụt đi.
Đó là phần mở đầu bài viết của phóng viên hãng thông tấn AP về nạn câu trộm chó ở Việt Nam và thái độ nước đôi mà tác giả thậm chí còn cho là mâu thuẫn của người Việt về con vật cưng này.
Ông Cuong và người hàng xóm vội chạy đuổi theo nhưng vô ích, do những kẻ trộm chó chuyên nghiệp ném gạch và một viên trúng đầu một người đi đường, khiến người này tử vong.
Đây là một trong những cuộc đuổi bắt thường thấy giữa những kẻ câu trộm chó để đem bán người bạn thân nhất của con người cho các nhà hàng và người dân bất bình. Dân từng đuổi theo bọn trộm và đánh họ tới chết, thậm chí còn đốt xác họ. Ngược lại bọn trộm cũng dùng mọi thứ từ gạch đến dao để chống trả.
“Bọn trộm chó ngày càng táo tợn, chúng ăn cắp chó của người dân giữa ban ngày ban mặt”, một sỹ quan cảnh sát ở tỉnh Nghệ An cho biết. “Mọi người rất bất bình khi thấy chó của họ bị trộm và bọn trộm chó hiếm khi bị bắt”.
Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, kẻ trộm bị buộc tội hình sự khi tài sản trộm có trị giá ít nhất từ 2 triệu đồng trở lên. Chính vì vậy mỗi khi bị bắt, những kẻ trộm chó thường chỉ bị phạt hành chính và mức tiền phạt chỉ từ 1-2 triệu đồng.
Thịt chó là món ngon tại Việt Nam và thường có trong thực đơn của các bữa tiệc, đặc biệt là ở miền bắc. Các nhà hàng với đặc sản chó nướng rất đông khách vào dịp cuối tháng âm lịch, do thực khách tới ăn với hi vọng giải được vận đen.
Các nhà hàng thịt chó ở thủ đô Hà Nội ngày một phát triển khi Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Một số người đã nghĩ đến cách trộm chó để kiếm tiền.
Những con chó thả rông là mục tiêu dễ bị tấn công. Thịt chó sống ở Hà Nội có giá khoảng 6 đô (120 ngàn đồng)/kg, đắt hơn thịt gà một chút. Một con chó khoảng 20kg được bán với giá hơn 100 đô (hơn 2 triệu đồng), bằng khoảng một tháng lương của một người lao động bình thường.
Bọn trộm chó thường đi trên xe máy, nẫng con vật cưng còn nhanh hơn một tay chôm xe hơi thiện nghệ ở Mỹ. Đôi khi chúng dùng phi tiêu đâm chó trước hoặc dùng roi điện.
Thái độ nước đôi
Nhiều người Việt Nam có suy nghĩ nước đôi về chó. Họ có thể nuôi chó để bảo vệ nhà và thường đặt tên cho chúng, song không xem chúng là thành viên của gia đình như ở phương Tây. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là họ không quan tâm đến con vật của mình.
“Bạn có thể thấy sự hội tụ của hai trường phái”, Robert Lucius, cựu nhân viên sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết. Ông cũng là người sáng lập Liên minh phi lợi nhuận Kairos ở California , Mỹ, nhằm khuyến khích việc đối xử nhân đạo với động vật. Ông nhấn mạnh nhóm của ông đã hợp tác với các nhóm bảo vệ động vật và sinh viên thú y Việt Nam . “Trường phái cũ về buôn bán thịt chó, với động vật không được quan tâm, đang vấp phải trường phái mới là nuôi những người bạn động vật thực sự - chúng được yêu thương, chăm sóc và được coi trọng”.
Người Hà Nội mất con chó ông đã nuôi được 15 năm từ khi nó còn bé xíu cho biết cảnh sát đã tóm được hai kẻ trộm chó đồng thời là những kẻ đã ném gạch khiến một người đi đường tử vong. Ông Cuong cho biết cảnh sát thông báo cho ông rằng con chó của ông đã bị bán với giá 900.000 đồng.
“Nuôi được một con chó khôn và ngoan rất khó”, ông Cuong, 54 tuổi, cho biết. Ông đã mất khoảng 10 con vào tay bọn trộm chó trong những năm qua. “Nếu tôi bắt được thủ phạm, tôi sẽ đánh cho hắn ta nhừ tử!”, ông bức xúc nói.
Ông là hình ảnh thu nhỏ của một số người có tư tưởng “nước đôi” đối với loài chó. Bởi khi được hỏi liệu ông có ăn thịt chó mình nuôi, ông lắc đầu nguây nguẩy. “Nếu muốn ăn thịt chó, tôi ra nhà hàng”, ông nói.
(Tôi thì cho rằng cái gì của mình cũng tốt hơn của hàng xóm, con cái cháu chắt của mình là phải o bế, đưa đón, cho học đủ cầm kỳ thi họa cộng thêm năm mươi thứ tiếng Anh, Nga, Hoa, Bồ, Mễ v...v, và dĩ nhiên con chó nhà mình nuôi thì phải tiếc hơn con chó mua từ Thái Lan về làm món chả chó bán ở nhà hàng! hehehe!)
(Tôi thì cho rằng cái gì của mình cũng tốt hơn của hàng xóm, con cái cháu chắt của mình là phải o bế, đưa đón, cho học đủ cầm kỳ thi họa cộng thêm năm mươi thứ tiếng Anh, Nga, Hoa, Bồ, Mễ v...v, và dĩ nhiên con chó nhà mình nuôi thì phải tiếc hơn con chó mua từ Thái Lan về làm món chả chó bán ở nhà hàng! hehehe!)
Phan Anh
Theo AP
Vậy phải làm sao?
Trả lờiXóaThôi thịt rừng. Nay cai tiếp thịt chó?
(Kể cả chó của hàng xóm)
Trả lờiXóa:)
Thay bằng thịt DÊ! Bachai ạ, lợi đủ đường!:))
Trả lờiXóaminh an truoc bon trom cho la xong.He he. K6LS.
Trả lờiXóa