Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Quốc Việt K5 (NC) ĐẶNG TIỂU BÌNH VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG VIỆT NAM

Kính gửi anh chị em bantroi

Nhiều người hỏi mình về vai trò cá nhân và tương quan lực lượng trong trận chiến biên giới phía Bắc.
Đã là nghiên cứu, sẽ động chạm tới thần tượng của một số người, mong anh chị em thông cảm.

ĐẶNG TIỂU BÌNH VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG VIỆT NAM


Mặc dù CNXH "Đại Cách mạng Văn hoá" kiểu "Trại lính" Trung Quốc còn nhiều chuyện phải bàn, nhưng Trung Quốc biến thành Chủ nghĩa phát xít hay CNXH mang màu sắc Trung Quốc thì phải đến Đặng Tiểu Bình.

Lịch sử là khoa học nghiên cứu về quá khứ. Hãy lược qua những thông tin suy luận và không có cơ sở. Ta nghiên cứu lại lịch sử Trung Quốc trong giai đoạn này.

Đặng Tiểu Bình (1904 - 1997), 16 tuổi, sang Pháp du học (1920), có tin Đặng vào ĐCS Trung Quốc tại Pháp năm 1922 là phi lý vì làm gì có ĐCS Trung Quốc ở Pháp lúc đó, có thể là Quốc Dân đảng vì Tôn Tiên sinh phát triển đảng mạnh ở Hải ngoại. 6 năm sau, khi 22 tuổi, Đặng sang học ở đại học Tôn Trung Sơn (Liên xô cũ - 1926), nhưng bỏ về tham gia Quân đội Quốc Dân đảng đi Bắc phạt năm 1927 rồi bị buộc giải ngũ.

Năm 34 tuổi (1938), Đặng gia nhập ĐCS Trung Quốc. Năm 1952 (48 tuổi), Đặng là Phó Thủ tướng Trung Quốc, năm 1955 vào Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc, năm 1956 vào thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc.
Năm 1966 (62 tuổi), Đặng bị cách tuột mọi chức vụ. Năm 1973 (69 tuổi) được phục hồi làm Phó Thủ tướng rồi Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tháng 1/1976 (72 tuổi), Đặng lại bị cách tuột mọi chức vụ chỉ còn làm thư kí VP BCHTW ĐSC Trung Quốc; nhưng Mao đâu có ngờ Đặng âm thầm nắm cơ quan này và trở thành người có quyền lực nhất Trung Quốc khi Mao đã cấm khẩu.
Chu Ân Lai chết (1/1976), chức Thủ tướng về tay Hoa Quốc Phong. Tháng 9/1976, Mao Trạch Đông chết, nhưng thật lạ, trước đó vài ngày, qua Đặng, khẩu dụ của Mao (nói mồm) cách chức Giang Thanh (vợ Mao) và Vương Hồng Văn khỏi chức Phó Chủ tịch Đảng trong khi 2 người này đi vắng và cũng thật lạ với khẩu dụ của Mao: "Chú làm việc, tôi yên tâm" đưa Hoa Quốc Phong, một người không có bản lĩnh chính trị lên Phó Chủ tịch Đảng.
Chỉ sau đó vài ngày, tháng 10/1976, khi 4 Phó Chủ tịch ĐCS Trung Quốc chất vấn Đặng về "khẩu dụ" thì họ bị bắt với án "Tứ nhân bang", bị giam biệt tích tới chết.
Tháng 7/1977, Đặng nắm chức Phó Chủ Tịch BCH Trung Ương Đảng, Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương, Phó Thủ Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc.
Tháng 9/1978, Đặng gọi tướng Zhou Deli (Chu Đức Lễ), tham mưu trưởng quân khu Quảng Châu lên Bộ Tổng tham mưu thông báo ý đồ dùng 3 sư đoàn đủ của Trung Quốc để tiêu diệt một khung trung đoàn Việt Nam đóng tại Trùng Khánh, Cao Bằng.
Ngày 31/12/1978, Đặng chính thức thông báo kế hoạch tấn công Việt Nam với Quân ủy Trung Quốc  mở rộng.
Ngày 29/1/1979, Đặng bay sang Mỹ, mặc bộ đồ cao bồi, xin ý kiến Tổng thống Mỹ J. Carter nhưng J. Carter không chấp nhận - Mỹ phải thấy Trung Quốc từ bỏ CNCS bằng một cuộc chiến tranh Tổng lực của Trung Quốc đối với Việt Nam mới có thể hi sinh vị trí của Đài Loan tại LHQ (thường trực HĐBA) và cho phép đầu tư vào Trung Quốc.

Ngày 17/2/1979, theo lệnh của Đặng, 5 triệu quân của 10 Đại Quân khu Trung Quốc (1/2 quân số thường trực) bất ngờ ồ ạt tấn công toàn tuyến biên giới Việt - Trung dài 1280 km trong 1 tháng (có 4 đợt tăng viện).
Không phải chỉ có 60 vạn quân như báo chí Trung Quốc nói tới, cũng không chỉ có bộ đội biên phòng Trung Quốc tham chiến như thông báo của họ.
Bình quân cứ 2 m chiều dài biên giới Việt Trung mới có 1 lính Trung Quốc là quá mỏng và không thể đấu với 2,5 triệu du kích Việt Nam thiện chiến, hầu hết là bộ đội và dân quân Việt Nam vừa bước ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ (trong tổng số 3,5 triệu dân biên giới của Việt Nam); Quân đội Trung Quốc đã lâu không biết chiến đấu, chỉ biết chiến thuật “biển người” với vũ khí và hậu cần TQ chỉ bằng 1/10 người Mỹ; Đặng đã huy động tới 5 triệu quân để áp đảo.

Quyết định của Đặng thật đột ngột và điên khùng, thậm chí không có hậu cần, không lương thực, buộc hàng triệu thanh niên khỏe mạnh lang thang trên những cánh rừng đại ngàn và núi non khắp vùng biên giới Việt - Trung, kiếm ăn bằng cóc, nhái, sâu bọ. Nạn đói và dịch bệnh đã đuổi theo tới người lính Trung Quốc cuối cùng vốn không quen với những cánh rừng rậm và sườn núi có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Người ta đã tính, cứ 10 người nhịn đói đi đánh nhau, sau một ngày, đa phần không còn sức chiến đấu, sau 1 tuần, 9 người sẽ chết và người còn lại, nếu sống cũng sẽ bị tâm thần; cứ 1 triệu quân Trung Quốc đổ vào Việt Nam, sau 1 tuần chỉ còn 100 ngàn. Sau 4 lần tăng viện, 5 triệu quân Trung Quốc chỉ còn 500 ngàn kẻ điên dại, suốt ngày hoang tưởng về cái đói. Cái đám người ô hợp ấy sẵn sàng giết nhau và giết dân để cướp bóc, kiếm cái đút vào mồm; Không còn sinh vật nào có thể tồn tại khi cái đám người ấy đi qua.

Sau cuộc chiến tranh 1 tháng đó, năm 1980, Hoa Quốc Phong mất chức Thủ tướng vào tay Triệu Tử Dương, cánh tay phải của Đặng; Năm 1981, Hoa Quốc Phong lại mất nốt chức Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc về tay Hồ Diệu Bang, cánh tay trái của Đặng. Cùng với Hoa, toàn bộ số lãnh đạo Trung Quốc người Giang Nam (Bách Việt cổ) hoàn toàn bị khuất phục. Sau tháng 2/1979 ấy, xung quanh họ chỉ còn toàn là kẻ thù, kể cả với dân địa phương.

Bằng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2/1979 đó, Đặng đã đạt được các mục tiêu:
1) Trở thành Hoàng đế độc tài mặc dù không phải là Chủ tịch Đảng, Thủ tướng.
2) Củng cố quyền lực cho nhóm quân phiệt của Đặng.
3) Diệt những kẻ không ăn cánh, nhất là số đảng viên ĐCS Trung Quốc.
4) Chứng minh với thế giới, Trung Quốc đã đi vào con đường chống Cộng.
5) Đưa Trung Quốc đi theo con đường Phát xít hoá với khẩu hiệu CNXH mang màu sắc Trung Quốc mà hệ quả trực tiếp là xây dựng tư tưởng sô vanh về dân tộc Hán thượng đẳng, diệt bỏ các dân tộc thiểu số; xây dựng Trung Quốc thành quốc gia quân phiệt hiếu chiến, sẵn sàng dùng vũ lực để giành không gian sinh tồn; Mang danh CNXH, ĐCS nhưng tiêu diệt những người cộng sản.
6) Người dân Trung Quốc trở thành nô lệ và lưu manh dưới bộ máy chính quyền này; Không có suy nghĩ gì hết ngoài tụng Mao tuyển và Đặng tuyển.

Đó là lí do từ ngày 17/2/1979 ấy trở đi, năm nào phía Trung Quốc cũng tổ chức long trọng ngày đánh Việt Nam coi như là ngày Trung Quốc “ĐỔI MỚI” theo hướng CNXH mang màu sắc Trung Quốc hay Chủ nghĩa Phát xít mới Trung Quốc, cũng là phép thắng lợi tinh thần của chủ nghĩa AQ.

4 nhận xét:

  1. Ui, ông bạn tui nắm bắt tư liệu từ nguồn nào?, viết bài hay, bây giờ tui mới biết thiệt...thiệt, hư...hư nhưng đối với tui hỉu rõ thêm là tốt rùi. Sự thiệt là phủ phàng mà !!!, cám ơn TQV

    Trả lờiXóa
  2. Tư liệu ngày nay chắc không khó, tất cả các quốc gia dân chủ đều cho công bố những văn kiện chính phủ sau 30 năm, nên muốn đọc thì chỉ việc bỏ công đi mà tìm.
    Tất cả chính trị gia đều thận trọng khi phát biểu, nhưng bản chất của 1 người nào đó sẽ thể hiện trong 1 số câu nói của người đó trong cuộc đời. Bản chất của Đặng Tiểu Bình là:
    MÈO TRẮNG HAY MÈO ĐEN KHÔNG THÀNH VẤN ĐỀ, MIỄN LÀ BẮT ĐƯỢC CHUỘT.

    Trả lờiXóa
  3. Đọc xong rồi thì thêm ngơ ngác: Biết tin Việt, hay Việt Nam đây !

    Trả lờiXóa
  4. Ok với TQV, lĩnh vực của bạn mà. Ông ĐTB ngoài tài năng xuất chúng về phát triển kinh tế của TQ thì bản chất bảo thủ của ông ĐTB là MÈO TRẮNG HAY MÈO ĐEN KHÔNG THÀNH VẤN ĐỀ, MIỄN LÀ BẮT ĐƯỢC CHUỘT. Cuộc chiến biên giới VN-TQ không nằm ngoài câu nói nổi tiến của ông ĐTB

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment