Những hoạt động quân sự thường xuyên của Trung Quốc đặc biệt tại các khu vực Biển Đông Việt Nam đã gây nên những lo lắng cho các quốc gia Đông Nam Á.
Nếu trước đây các quốc gia có tranh chấp đối thoại trực tiếp với Trung Quốc thì nay đã hợp tác với nhau để đối phó với các chiến lược của Bắc Kinh bất chấp tầm ảnh hưởng của cộng đồng người Hoa đông đảo có vai trò kinh tế lớn trong khu vực.
Sau sự kiện đó, Philippines lần đầu tiên đã tỏ thái độ rất cứng rắn với Trung Quốc khi không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc và gửi kiến nghị lên Liên hợp quốc(5/4/2011).
Trước đó, Indonesia cũng lần đầu tiên gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc phản đối “đường chữ U” (8/7/2010) dù rằng Indonesia không hề có liên quan đến tranh chấp các đảo ở Hoàng Sa hay Trường Sa.
Theo Reuter, năm 2011 Trung Quốc tăng ngân sách quân sự 12,7% lên mức 91,5 tỷ USD, gấp bảy lần so với năm 1999 gần bằng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) của cả Việt Nam.
Đồng thời với tăng chi phí quân sự, các đơn vị dân sự liên quan đến biển cũng được tăng cường và có tầm hoạt động ngày càng xa bờ. Điển hình lớn nhất có thể kể đến tàu sân bay Shi Lang và giàn khoan dầu CNOOC 981 với trị giá gần 1 tỷ USD.
Như vậy, có thể thấy Trung Quốc đã sẵn sàng chi nhiều tỷ USD cho chiến lược biển và sẵn sàng duy trì lực lượng quân sự lớn phục vụ chiến lược này. Với mục đích muốn thôn tính đất đai các nước láng giềng, TQ bỗng không khảo mà xưng là tên Đế quốc hiếu chiến mới trong khu vực và TG.
Mục tiêu vì dầu khí?
Trung Quốc khó lòng duy trì lực lượng hải quân, không quân đông đảo thường xuyên đi quá xa căn cứ của mình đặc biệt ở khu vực phía xa hơn nằm phía Nam Biển Đông
Trung Quốc nhận định khu vực này như là một Vịnh Ả Rập thứ hai với trữ lượng dầu mỏ hàng chục tỉ tấn. Và vì vậy Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc.
Căn cứ lớn nhất cho Trung Quốc tham gia vào cuộc chơi dầu mỏ duy nhất dựa vào khái niệm “vùng nước lịch sử” vì ngoài khái niệm mơ hồ này thì Trung Quốc cũng chỉ có thể tranh chấp tại các vùng nước sâu không có tiềm năng dầu khí gì.
Do đó, Trung Quốc quyết tâm đưa căn cứ đường chữ U dựa trên khái niệm mơ hồ “vùng nước lịch sử” mà không dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế khác mạnh hơn như luật biển 1982.
Nhưng những tính toán mang tính chiến lược đó liệu có thực sự có hiệu quả trên thực tế?
Đầu tiên có thể thấy khu vực có dầu khí chủ yếu nằm ở phía nam và rìa của đường chữ U. Các khu vực này rất gần đất liền của các quốc gia Đông Nam Á nên có thể thấy việc duy trì lực lượng bảo vệ ở đây với các quốc gia này là khá dễ dàng.
Ví dụ điển hình khi các tàu Trung Quốc có hoạt động tại khu vực gần bờ biển Philippines thì ngay lập tức lực lượng không quân nước này sẵn sàng bảo vệ để tàu nghiên cứu của mình tiếp tục hoạt động.
Các công ty dầu khí lớn của các quốc gia này bắt đầu phải tìm kiếm nguồn dầu khí mới tại các quốc gia xa xôi như Châu Phi hay Châu Mỹ để đáp ứng nhu cầu tăng cao của nền kinh tế.
Do đó, có thể nói chiến lược độc chiếm biển Nam Hải của Trung Quốc vì dầu khí là hoàn toàn vô căn cứ và không hề có triển vọng thật sự.
Các tuyên bố cứng rắn và không đếm xỉa gì đến luật pháp và không tuân theo các chuẩn mực quốc tế càng làm tăng thêm niềm tin rằng Trung Quốc quyết tâm trở thành một đế quốc mới bằng mọi giá
Không những Trung Quốc không có được nguồn lợi này mà còn càng trở nên khó khăn khi tiếp cận các nguồn tài nguyên của các quốc gia trong khu vực như trường hợp Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc bị từ chối khi đầu tư khai thác tại đây.
"Hòa bình phá sản"
Các quốc gia lân cận đặc biệt như Ấn Độ, Nga, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á đang càng ngày càng cảm thấy quan ngại trước sự đầu tư lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự.
Cùng với nhiều tuyên bố và hành động, người ta đang thấy hình ảnh của một đế quốc đang hình thành bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế và đang chuyển sang quân sự.
Các quốc gia có FDI của Trung Quốc như các quốc gia Đông Nam Á và Châu Phi bắt đầu dè dặt hơn với các khoản đầu tư bắt nguồn từ Trung Quốc với lo ngại tham vọng chính trị của các khoản tiền này.
Các tuyên bố cứng rắn và không đếm xỉa gì đến luật pháp và không tuân theo các chuẩn mực quốc tế càng làm tăng thêm niềm tin rằng Trung Quốc quyết tâm trở thành một đế quốc mới bằng mọi giá bất chấp các lời lẽ mềm dẻo từ phía ngoại giao của chính quyền Bắc Kinh.
Cùng với việc bắt tay chặt chẽ với Pakistan, một lần nữa Trung Quốc lại đẩy Ấn Độ vào thế phải phòng ngừa và không loại trừ khả năng Ấn Độ sẽ đẩy mạnh việc ủng hộ các lực lượng ly khai tại Tây Tạng và nhích lại gần hơn với Hoa Kỳ.
Không những vậy các quốc gia khác đang thấy vai trò của Trung Quốc trong việc duy trì sự tồn tại của các thể chế chính trị gây phức tạp cho hòa bình thế giới như ủng hộ với Bắc Triều Tiên, Miến Điện hay Sudan.
Như vậy với quyết định tăng cường sức mạnh quân sự, đe dọa các quốc gia lân cận và ủng hộ các quốc gia hiếu chiến, chắc chắn hình ảnh phát triển hòa bình của Trung Quốc sẽ được thay bằng một hình ảnh một đế quốc mới muốn thể hiện sức mạnh của mình.
Điều này chưa chắc đã có lợi cho sự phát triển trung và dài hạn của Trung Quốc.
"Tự cô lập mình"
Sự thay đổi này có thể sẽ khiến các quốc gia lân cận quan ngại và đặc biệt Đông Nam Á sẽ nhanh chóng tập hợp thành một khu vực chung nhằm đối phó lại các yêu sách này
Với yêu sách ngày càng tăng cao trong khu vực, Trung Quốc đang khiến các quốc gia Đông Nam Á càng ngày càng nỗ lực trong việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.
Việt Nam và Malaysia đã đưa kiến nghị chung về đường cơ sở vào năm 2009 và Philippines cùng đồng ý phản đối đường chữ U của Trung Quốc lên Liên hợp quốc trong năm 2011.
Theo xu thế này, các quốc gia Đông Nam Á với tinh thần xây dựng một cộng đồng chung sẽ có thể nhanh chóng đề xuất và đạt được thỏa thuận vùng biển chung cho khu vực Đông Nam Á.
Nếu đề xuất này thành hiện thực, Trung Quốc thực sự sẽ bị cô lập trong vấn đề Biển Đông và thường xuyên phải đối phó với lực lượng tuần tra chung của các quốc gia Đông Nam Á.
Theo kịch bản này, nếu các tàu của Trung Quốc gặp khó khăn khi hoạt động tại khu vực có giao thương bậc nhất này, thì không những Trung Quốc không có được nguồn dầu khí tại đây mà ngay cả đường nhập khẩu dầu mỏ chủ yếu vốn phải đi qua khu vực này cũng có khả năng bị gián đoạn, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh năng lượng của chính quốc gia này.
Sai lầm gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của khu vực và của chính bản thân Trung Quốc. Rất đáng tiếc là chiến lược này vẫn đang tiếp tục được thi hành với mức độ ngày càng gắt gao.
Nhưng các nước trong vòng tranh chấp không dễ chấp nhận khuất phục Trung Quốc. Mối liên kết chặt chẽ giữa Mỹ và Phillipines, mối quan tâm (cho đến nay) rất đúng mức của Indonesia, nước Hồi Giáo lớn nhất thế giới, vào vấn đề Biển Đông là những bước phản hồi mạnh mẽ vào chiến lược biển của Trung Quốc.
Như vậy có thể nói, mong muốn lớn nhất về dầu khí của Trung Quốc chắc chắn sẽ khó đạt được. Ngoài ra khoản tiền đầu tư khổng lồ cho chiến lược biển cùng với chi phí duy trì lực lượng hải quân nhằm kiểm soát các khu vực quá xa căn cứ sẽ là gánh nặng khổng lồ cho ngân sách.
Không những thế, Trung Quốc tự đánh mất hình ảnh phát triển hòa bình đã xây dựng nhiều năm qua bằng những yêu sách phi lý dựa trên các chứng cứ không được công nhận và thái độ gây căng thẳng mở rộng cùng với ngân sách quốc phòng tăng cao.
Sự thay đổi này có thể sẽ khiến các quốc gia lân cận quan ngại và đặc biệt Đông Nam Á sẽ nhanh chóng tập hợp thành một khu vực chung nhằm đối phó lại các yêu sách này của tên Đế quốc mới nổi lên thời gian gần đây.
Trích lược tin.
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011
9 nhận xét:
Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tôi mất mật khẩu đăng nhập. Thắng k5 có tin động trời này, Báo Đảng CS TQ đòi đánh VN trên :vnexpress đấy.
Trả lờiXóahttp://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/06/bao-trung-quoc-xuyen-tac-su-that-va-ham-doa-viet-nam/
Thật đáng thương cho nhà thơ chống tàu đã mất tiêu tài khoản, hôm trước hắn cười tôi, hôm nay tôi cười lại hắn cái cho đã đời.Báo đảng CSTQ hô hào VN cứng rắn, cần cương quyết chống lại, kể cả dùng HQ và quân đôi. Đó là sự lừa bịp dân chúng hèn hạ, tức vì gây hấn với ta ko ăn thua. Bọ đừng tin là nó đánh, còn có TG, LHQ, có Đảng và CP ta rất siêu trong chiến giặc ngoại xâm.
Trả lờiXóaNV trước mắt là Qt cần thành khẩn khai báo mất trộm ra sao, ghi số DD rồi chờ anh Google sẽ ban phát cho danh khoản mới.
Hãi quá. Thời buổi trộm cướp có khác.
Trả lờiXóa@tqtrung: Ai bảo cứ dùng Windows không có bản quyền :-)
Trả lờiXóaHT nói sai rồi, có bản quyền vỡn cứ mất như thường. Dẫn chứng ư:
Trả lờiXóaHiện trạng TQ là bạn thân mấy mươi đời đang đòi cho chung khai thác dầu khí trong ao nhà ta ở biển Đông đấy thôi. Chủ quyền 200 hải lý nhé, nhưng bọ thích thì vỡn xơi, mặc kệ chủ quyền.
H.T nói không chính xác đâu. Ở bên này tôi ( và một số người khác) dùng windows có bản quyền mà vẫn bị mất tài khoản, gần một tuần mới lấy lại được. Cái này chắc do trục trặc ở khâu nào đó của google thôi.
Trả lờiXóa:-) tranh thủ từng phút từng giây "dìm hàng" Windows tí :-)
Trả lờiXóaTôi đã hồi phục danh khoản rồi, vấn đề không phải ở hệ điều hành nhé! chắc có trục trặc gì đó, cả bên Yahoo cũng vậy.
Trả lờiXóaHoan hô anh Qt đã được phục hồi danh dự, (à quên, là danh khoản), chắc hội google sợ anh phát biểu hăng hái quá thì mệt, ngọc thể bất an nên gìm anh cái, khi nào khoẻ mạnh thì lại mời anh tiếp tục như hiện nay.Thằng tàu liệu nhé, anh nhà thơ lại trở về chiến đấu rồi.
Trả lờiXóa