DVO: Đó là những mảnh giấy nho nhỏ, nhưng quyền năng thì… vô hạn bởi chúng quyết định đời sống của người Việt Nam trong nhiều thập niên.
“Phiếu thực phẩm”, “Tem vải”, “Phiếu mua chất đốt”, “Phiếu cung cấp thịt cơ động”, “Phiếu sữa trẻ em”, “Phiếu bồi dưỡng người đẻ”... là kỷ niệm của thời kỳ mà nhiều mặt hàng thiết yếu của cuộc sống được phân phối, chứ khó có thể mua được bằng tiền.
Hình ảnh của tem phiếu đã đi vào dĩ vãng trên 2 thập niên. Nhưng giờ đây, chúng đã tái xuất hiện trong triển lãm mang tên “Việt Nam 25 năm trên đường đổi mới” đang diễn ra tại bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội). Tại đây, hàng chục mẫu tem phiếu từ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cho đến giai đoạn đầu của Đổi mới đã được giới thiệu trước công chúng. Những hiện vật đặc biệt của thời bao cấp này đã đem lại rất nhiều cảm xúc cho người xem.
Ông Phạm Văn Hòa, một du khách trung niên, chia sẻ: “Nhìn lại những tấm tem phiếu này tôi cảm thấy thật xúc động. Chúng khiến tôi hồi tưởng về một thời kỳ có biết bao nhiêu kỷ niệm. Những tháng ngày ấy khó khăn lắm, nhưng vẫn đầy ý nghĩa. Tình cảm giữa mọi người với nhau rất ấm áp”.
Nguyễn Thanh Nga, sinh viên ĐH Hà Nội nhận xét: “Qua những hiện vật mà trước đây chỉ biết đến qua các câu chuyện kể, em cảm thấy hiểu hơn về cuộc sống của thế hệ ông bà, cha mẹ mình ngày trước và qua đó càng trân trọng hơn những gì mình đang có hiện nay”.
Một số hình ảnh về các mẫu tem phiếu được trưng bày, Đất Việt ghi nhận:
Tem phiếu thời bao cấp rất phong phú về chủng loại hàng hóa cung cấp, từ thực phẩm, vải vóc, chất đốt tới phụ tùng xe đạp...
Phiếu thực phẩm loại C, quý 4 năm 1973 do Bộ Nội thương phát hành, được Xí nghiệp sửa chữa đồng hồ cấp cho bà Nguyễn Thị Bảy ở phố Hàng Khoai.
Trên phiếu thực phẩm ghi rõ khổi lượng của từng loại thực phẩm được nhận: 5kg thịt lợn, 1kg thịt bò, 1 con gia cầm, 2kg đậu phụ, 20 quả trứng...
Phiếu cung cấp thịt cơ động 1972, có giá trị 2kg thịt lọc.
Phiếu vải 4m dành cho một đối tượng "nội thành, nội thị", năm 1973.
Người trong quân đội thì có hệ thống tem phiếu riêng.
Phiếu bồi dường người đẻ dành cho "nhân dân nông thôn" ở tỉnh Cao Bằng năm 1980.
Gia đình nào có trẻ em sẽ được phát thêm "Phiếu đường trẻ em".
Và "Phiếu sữa trẻ em".
Một số loại tem phiếu khác.
"Sổ gạo" năm 1988 của gia đình ông Phan Văn Sinh, xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội.
Những hiện vật đặc biệt của thời bao cấp này đã đem lại nhiều cảm xúc cho người xem.
Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011
3 nhận xét:
Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tôi mà còn giữ tới giờ thì các ông có dịp xem "sổ mua thức ăn gà" mang tên bộ trưởng nước CHXHCNVN hẳn hoi.
Trả lờiXóaSổ gạo dổm rồi TQTrung ơi!Vẫn còn nhớ dưới sổ có chữ ký của Tổng cục trưởng Tỏng cục lương thực(bố của Trần Lũy"méo"K5).Hay sổ từ 1988 nó khác trước.
Trả lờiXóaĐố mọi người biết cái phiếu 20cm vải dùng trong quân đội để làm gì? và nếu chuyển sang mua vải xô thì được tăng lên bao nhiêu lần!!!( Để thay cho Kotex đấy ạ!!!)
Trả lờiXóa