Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011
5 nhận xét:
Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Nghe bài thơ này mà nhớ tên Huy Đăng Quảng Bình quá! Giờ này, hắn đang ở đâu? Ngày ở trường Trỗi, hắn hay ngâm bài thơ này. Nếu có tin tức về Huy Đăng, nhờ Quang Trung chuyển lời thăm hỏi của mình đến Huy Đăng.
Trả lờiXóaCó lẽ nên nhờ anh "biết hết" Tk5, mình không nhớ HĐ, mặc dù cùng quê QB.
Trả lờiXóaNghe bài thơ chị CL trình bày mà nhơ ngày xưa quá!!!
HĐ thì hiền lành, dễ mến, nhưng Bố của Huy Đăng thì ác chiến, đã làm lộ bao chuyến xe Nam tiến của QĐ những năm 66 ~67, nên HĐ dù kg liên đới cũng đành từ biệt trường Trỗi mà ra về, giờ này chỉ có ông TC2 mới biết bạn mình ở đâu và làm gì thôi, mong anh TP đừng quan tâm nữa nhé mà luỵ vào thân.
Trả lờiXóaThắng k5! Nếu có gặp Huy Đăng, cho mình gửi lời hỏi thăm Huy Đăng và bảo rằng: chiếc thắt lưng của Liên - xô mà Huy Đăng cho mình hồi ở trường Trỗi, mình vẫn còn giữ đến ngày nay.
Trả lờiXóaQuang Trung! Mình rất thích giọng ngâm của NSND Châu Loan. Cái thành công lớn nhất của nghệ sĩ Châu Loan là đưa ca Huế vào thơ. Quang Trung có biết bài thơ này NSND Châu Loan đã diễn ngâm theo làn điệu gì không?
TP@ Đây là một sáng tạo của Nghệ sỹ Châu Loan. Bài thơ của TH đã được bà CL ngâm dựa trên chất liệu Ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên, như đương thời các nhà nghiên cứu đã nói" ... nghệ thuật ngâm thơ ở nước ta được phát triển có phần đóng góp to lớn của Đài Tiếng nói Việt Nam trong tiết mục Tiếng thơ, qua giọng ngâm của các nghệ sĩ Châu Loan, Trần Thị Tuyết, Văn Thành, Linh Nhâm, Kim Cúc, Lài Tâm, Vũ Kim Dung, Hoàng Thanh, Hà Vi… và sau này là Hồng Ngát, Văn Chương và Vương Hà, trong đó NSƯT Trần Thị Tuyết là một điển hình.
Trả lờiXóaNgâm thơ đã trở thành một món ăn tinh thần của đông đảo khán, thính giả. Nhiều nhà thơ nổi tiếng cũng muốn thơ của mình được ngâm, như nhà thơ Tố Hữu thích ngâm theo giọng Huế và rất mến mộ các nghệ sĩ gốc Huế như Châu Loan, Lài Tâm…
Bài thơ "Mẹ Suốt" của Tố Hữu đã đến với thính giả qua giọng ngâm của hai nghệ sĩ này, khi kết hợp hài hòa giữa ngâm thơ truyền thống với hò Huế và dân ca Bình Trị Thiên. Bài thơ "Mẹ Suốt" qua giọng ngâm quen thuộc đến nỗi, một thời gian dài, mỗi khi gặp hai câu mở đầu "Lặng nghe mẹ kể ngày xưa/ Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình" thì ngay một độc giả người Bắc cũng thích đọc theo âm Huế!..."
Các làn điệu ca Huế rất phong phú với Nam ai, Nam bình, Tứ đại cảnh. một số làn điệu như Phẩm tuyết, long ngâm, ngũ đối và một số điệu hò như Mái nhì, Mái đẩy. Các khúc thức như Hành vân Lưu thủy cũng rất phổ biến, dựa trên chất giọng Huế vốn dĩ đã có âm điệu mà CL diễn ngâm bài thơ Mẹ Suốt như một tổng hợp đầy sáng tạo, vì vậy rất khó để gắn một làn điệu cụ thể vào bài này TP ạ. Tuy nhiên theo ý riêng của tôi, có lẽ bà đã dùng chất liệu hò Huế nhiều hơn.