Đầu đề và bài viết đăng trên báo Dầu khí,. tác giả có cách đặt vấn đề khá hay về nạn tham nhũng ở VN
Cứ kêu chống tham nhũng khó vì không biết không thấy nó ở đâu - nó ở đây này, sao không chống đi, Toàn thằng ăn tục nói phét mà cứ đòi dân tin!
Cứ kêu chống tham nhũng khó vì không biết không thấy nó ở đâu - nó ở đây này, sao không chống đi, Toàn thằng ăn tục nói phét mà cứ đòi dân tin!
"Công dân đành chờ xem Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Ủy ban Kiểm tra các quận ủy, huyện ủy ở Hà Nội sẽ vào cuộc xử lý các ứng viên 100 triệu này ra sao. Khó đấy! Vì trong phiên họp này, các quan chức khối nội chính, sở Nội vụ và Bí thư - Chủ tịch HĐND, UBND các quận huyện im như thóc, không hề có bất cứ phản ứng gì. Hay là ở chỗ họ không có trưởng phòng nội vụ và ở đây chưa ngấm Nghị quyết 4? "
(Petrotimes) - Lần đầu tiên tại HĐND thành phố Hà Nội, một đại biểu đã vạch mặt chỉ tên tham nhũng trong bộ máy công quyền của thành phố với chức danh, địa chỉ, giá cả rất cụ thể. Thông tin của đại biểu này như tiếng sét nổ giữa trời quang khiến nhiều đại biểu dân cử có mặt trên nghị trường giật mình, choáng váng và buồn lòng.
Luận bàn về chống tham nhũng là đề tài nóng nhất hiện nay, nhưng cuối cùng thường là tắc tị vì mắc ở khâu truy tìm địa chỉ và danh tính kẻ tham nhũng.Mẻ lưới lớn đã quăng nhưng đôi khi chỉ là tép riu. Thi thoảng có vớ được dăm con cá sộp nhỏ do “quần ngư tranh thực” khiến ngư ông đắc lợi. Rất nhiều vụ tham nhũng chỉ hoàn tất khi nhân dân tố cáo, báo đăng, cơ quan điều tra vào cuộc, bản luận tội được hoàn thành và phiên tòa được tiến hành công khai. Kẻ phạm tội bị tuyên án sơ thẩm và hầu như sau đó sẽ là phiên phúc thẩm và bị cáo được giảm mức án và tài sản bị tham nhũng không sao thu hồi trọn vẹn.
Trong các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, đối thoại bàn về đề tài nóng này, rất chi là nhiều ý kiến “từ trên trời rơi xuống” vì lửng lơ con cá vàng, toàn “cần”, “nên”, “phải”, “hãy” mà không có thông tin về địa chỉ cụ thể, cá nhân cụ thể, nhóm lợi ích cụ thể. Câu cửa miệng là “nghe nói”, “có thông tin”… về tham nhũng.
Chợt nhớ việc cảnh sát giao thông nhận mãi lộ vài chục ngàn, dăm ba trăm ngàn đã bị xếp hạng tham nhũng hàng đầu khiến người chỉ huy lực lượng cảnh sát giao thông đã lên tiếng không đồng thuận. Mà kể ra cũng phải. Tham nhũng vặt kiểu này khó tích tiểu thanh đại, chia năm xẻ bẩy, nhằm nhò gì với việc ăn cả gói to!
Vì vậy có thể là lần đầu tiên tại HĐND thành phố Hà Nội, một đại biểu đã vạch mặt chỉ tên tham nhũng trong bộ máy công quyền của thành phố với chức danh, địa chỉ, giá cả rất cụ thể. Thông tin của đại biểu này như tiếng sét nổ giữa trời quang khiến nhiều đại biểu dân cử có mặt trên nghị trường giật mình, choáng váng và buồn lòng.
Vâng, đó chính là phát biểu của đại biểu HĐND TP Hà Nội, ông Trần Trọng Dực, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy. Ông Dực khẳng định chắc nịch: “Chạy làm công chức thủ đô không dưới 100 triệu đồng” tại phiên thảo luận sáng ngày 7/12 của HĐND TP về biên chế hành chính sự nghiệp TP 2013.
Ông Trần Trọng Dực khẳng định: “Việc thi tuyển công chức của TP Hà Nội hiện nay không ổn một chút nào. Việc phân cấp cho quận, huyện tổ chức thi tuyển công chức khối quận, huyện là đúng rồi. Nhưng việc quản lý thi tuyển công chức ở quận, huyện ra sao cũng là một vấn đề. Thời gian vừa qua một số quận, huyện tổ chức thi công chức rất tốt, nhưng cũng có một số đơn vị thi công chức là việc “chạy” để được thi, “chạy” để được “đỗ”.
Cụ thể hơn, ông Dực cung cấp chứng lý: Thi công chức có nhiều bài thi của thí sinh không sai một dấu chấm, dấu phẩy so với đáp án, điểm đạt tối đa 100%? Đằng sau có vấn đề gì không? Chất lượng việc thi tuyển có đảm bảo không, trách nhiệm trong quản lý thi như thế nào?”.
Ông Dực cho biết thêm bản thân ông cũng là một thành viên trong việc tuyển chọn công chức của khối Đảng và đoàn thể... Việc thi tuyển làm nghiêm túc từ khâu ra đề, quản lý đề, giám sát và chấm thi nhưng cũng phát hiện hai giáo viên đánh dấu bài thi của thí sinh để chấm bài. Hai trường hợp này đều đã bị xử lý.
Ông nói tiếp: “Thưa các đồng chí, bây giờ người ta nói dưới 100 triệu đồng không có chuyện đỗ đâu. Còn “chạy” vào đâu? Đó là chỗ trưởng phòng nội vụ các quận huyện. Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận huyện là, trưởng phòng nội vụ các quận huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp nhận hồ sơ, nhận tiền “chạy” của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới 100 triệu đồng. Nói đến điều này là rất đau lòng cho TP chúng ta, nhưng đây là thực trạng đang tồn tại”.
Thì ra ý kiến của đại biểu này đã góp phần lý giải vì sao các thủ khoa không thiết tha gì với lời cầu hiền của thành phố. Sau 9 năm, Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội tổ chức tuyên dương 973 thủ khoa xuất sắc, ban hành chính sách rải thảm đỏ thu hút nhân tài nhưng chỉ có chưa đầy 11% thủ khoa “đầu quân” cho các đơn vị thuộc thành phố. Có thể vì hết chỗ chăng khi mà những người có ít nhất 100 triệu đồng đã xí hết phần rồi?
Đại biểu Trần Trọng Dực cho rằng, thực trạng này phải được bàn sâu, bàn kỹ. Chủ trương luôn khẳng định cần giảm biên chế, tinh giản bộ máy, nhưng thực tế thì các bộ máy không được tinh gọn, biên chế cứ năm sau cao hơn năm trước.
Công dân đành chờ xem Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND và Ủy ban Kiểm tra các quận ủy, huyện ủy ở Hà Nội sẽ vào cuộc xử lý các ứng viên 100 triệu này ra sao. Khó đấy! Vì trong phiên họp này, các quan chức khối nội chính, sở Nội vụ và Bí thư - Chủ tịch HĐND, UBND các quận huyện im như thóc, không hề có bất cứ phản ứng gì. Hay là ở chỗ họ không có trưởng phòng nội vụ và ở đây chưa ngấm Nghị quyết 4?
Hệ thống giá trị đã bị đảo lộn cho tới cả lòng tự trọng, tự hào, trách nhiệm, liêm sỉ,... cứ xem những phát biểu mấy hôm nay của đ/c.X thì rõ.
Trả lờiXóaChuyện 100tr chỉ nói ra cái mà ai cũng biết. Nếu nói là gây sốc thì tôi ngạc nhiên đấy.
Bố mẹ nó dốt, đặt tên là hoa này hoa nọ không đặt, nếu là trai thì ít ra là Hùng, Dũng, Trung, Thành, Thắng, Lợi, không đặt, lại đi đặt cái tên X xấu xí, đúng là đại ngu,...zưng mà lắm tiền.
Xóa