Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm liệt kê số lượng vũ khí Việt Nam nhập khẩu

Có tý tiền bán dầu, đổ phần lớn vào Vina Shin, còn ít nào thì đổ vào đây, không biết hàng lởm hay hàng thật!!! hôm vào QN thăm mấy cái Su 30 mới bay từ Trường sa về, mới mấy trăm hải lý đã thở hồng hộc, tháo bung bét ra sửa, nhưng ngồi lên nó trông cũng oaiss phết :))
Ngày 19/3/2012, SIPRI (Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm Thụy Điển) đã công bố dữ liệu về thị trường vũ khí và trang thiết bị quân sự Việt Nam, giai đoạn 2007-2011.
Trong dữ liệu công bố của SIPRI cũng đã đề cập chi tiết về các dự án mua sắm và bàn giao các trang thiết bị quân sự giữa Việt Nam và những nước đối tác, trong đó, tập chung chủ yếu là việc cung cấp các loại vũ khí tiên tiến từ Nga.
Ngoài nhập khẩu vũ khí từ Nga, Romania, Ukraina và Canada cũng là những bạn hàng được SIPRI đề cập cụ thể đến các thời điểm mua bán và cung cấp vũ khí cho Việt Nam.
Dưới đây là bản báo cáo chi tiết được SIPRI cung cấp:

Không quân
Trong năm 2010, Việt Nam đã ký kết với Canada một hợp đồng mua 6 thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter (biến thể Việt Nam đặt mua là DHC-6-400). Dự kiến những máy bay đầu tiên loại này sẽ được bàn giao cho Việt Nam từ năm 2012 và sẽ hoàn thành giao đủ 6 máy bay đến năm 2014.
Năm 2008, Việt Nam đã đặt mua của Romania 10 máy bay huấn luyện Yak-52. Trong giai đoạn từ năm 2009 - 2011, nước bạn đã bàn giao đủ cho Không quân Việt Nam 10 chiếc Yak-52 theo hợp đồng.
Trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng không quân, năm 2009, Việt Nam đã đặt mua của Nga 8 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK/Flanker (biến thể Việt Nam đặt hàng là Su-30MK2V được tăng cường khả năng đánh biển) với giá trị từ 400-500 triệu USD, Nga đã hoàn thành bàn giao cho Việt Nam 8 máy bay này trong giai đoạn năm 2010-2011.
Tiếp tục tăng cường sức mạnh cho không quân, năm 2010 Việt Nam đặt mua thêm 12 chiến đấu cơ Su-30MK2V với giá trị 1 tỷ USD, trong số 12 máy bay của hợp đồng này, Nga đã bàn giao 8 máy bay cho Việt Nam trong năm 2011, 4 máy bay Su-30MK2V còn lại dự kiến sẽ được bàn giao nốt trong năm 2012.
<------Chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2V.
Tuy nhiên, báo cáo cũng lưu ý rằng, hồi đầu 3/2012 vừa qua, một chiếc Su-30MK2V Nga sản xuất cho Việt Nam, trong quá trình bay thử nghiệm để chuẩn bị bàn giao đã bị rơi (>> chi tiết). 
Một số nguồn tin Nga cho rằng, có khả năng công ty Sukhoi sẽ tiếp tục lắp ráp thêm 1 chiếc Su-30MK2V để giao đủ 4 máy bay còn lại cho Việt Nam mà không vi phạm thời hạn bàn giao trong hợp đồng.
Năm 2011, Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 40 quả tên lửa không đối hạm Kh-31A1 trong tổng số 80 qủa đã đặt hàng từ năm 2009. SIPRI lưu ý rằng, số tên lửa này bao gồm cả biến thể tên lửa chống radar Kh-31P, và sẽ được trang bị trên các chiến đấu cơ Su-30MK2V.
Năm 2010-2011, Việt Nam đã nhận được 150 quả tên lửa không đối không tiên tiến R-73 (AA-11 Archer) trong tổng số 250 quả tên lửa loại này được đặt hàng từ năm 2009. Số tên lửa R-73 cũng dùng để trang bị trên các máy bay Su-30MK2V.
Giai đoạn 2009-2011, Nga đã chuyển giao cho Việt Nam 100 quả bom có điều khiển KAB-500/1500, trong tổng số 200 quả đã đặt hàng từ năm 2009.
Phòng không

Năm 1996, Việt Nam đã đặt mua của Nga 400 tên lửa phòng không vác vai di động Igla-l (SA-16 Gimlet), trong số 400 tên lửa này đã có 340 tên lửa được Nga bàn giao cho Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1999-2011.
Cũng theo SPIRI, biến thể tên lửa hải đối không Igla (định danh NATO là SA-N-10) mà Việt Nam đặt mua sẽ được lắp đặt trên các chiến hạm BPS-500 (Ho-A), tàu tuần tra Svetlyak (Project 10412) và có thể cả tàu tên lửa Project 1241.1.
Năm 2009, Việt Nam đã đặt mua của Ukraine 4 hệ thống radar thụ động Kolchuga với tổng trị giá 54 triệu USD, thời điểm và thời hạn bàn giao chưa được SIPRI xác định. Tuy nhiên, một số nguồn tin nước ngoài cho biết Việt Nam đã nhận đủ 4 hệ thống radar này.
Hải quân

Giai đoạn năm 2008-2011, Việt Nam đã nhận được 83 tên lửa chống tàu Kh-35 Uran (SS-N-25) trong hợp đồng đặt hàng 400 tên lửa loại này từ năm 2004, tên lửa Kh-35 sẽ được trang bị và dự trữ cho hai tàu hộ vệ Gepard 3.9 và các tàu tên lửa project 1241.8 của Hải quân Việt Nam (>> chi tiết).
Giai đoạn 2009-2011, Việt Nam đã nhận được hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P (mỗi hệ thống trang bị 36 tên lửa chống tàu siêu âm Yakhont) trong đơn đặt hàng được ký trước đó trong năm 2007 
Giai đoạn 2009-2011, Việt Nam đã nhận được đủ 40 tên lửa chống tàu siêu âm Yakhont trong hợp đồng đặt mua 40 tên lửa loại này (trị giá 300 triệu USD) được ký kết trong năm 2007, số đạn tên lửa này sẽ dự trữ cho hai hệ thống Bastion-P mà Hải quân Việt Nam đang sử dụng.
Năm 2009, Việt Nam đã đặt mua 40 tên lửa chống tàu 3M-54 Klub (SS-N-27) để dự định trang bị trên 6 tàu ngầm lớp Kilo 636. Các tàu ngầm Kilo do Việt Nam đặt mua từ năm 2009 với trị giá từ 1,8-2,1 tỷ USD đang được đóng tại Nga và dự kiến sẽ được bàn giao từ năm 2014 - 2016/2017 
Hai tàu hộ vệ tên lửa hiện đại Gepard 3.9 Việt Nam nhận năm 2011.
Nga đã bàn giao cho Việt Nam 2 tàu tên lửa Project 1241.8 trong hợp đồng ký kết đóng 10 tàu loại này vào năm 2008, trong đó có 8 tàu được đóng tại Việt Nam theo giấy phép và dưới sự giám sát kỹ thuật của các kỹ sư Nga. Dự kiến 8 tàu Việt Nam tự đóng sẽ được hoàn thành đến năm 2016
Năm 2008, Việt Nam đã nhận được 4 động cơ tuốc bin khí DR-76 và 4 động cơ DR-77 trong hợp đồng mua 40 động cơ (mỗi loại 20 động cơ) được ký kết với Ukraina năm 2004, số động cơ này sẽ được lắp trên các tàu tên lửa Project 1241. Ngoài ra, năm 2011, Việt Nam đã nhận đủ 4 động cơ turbine gas DT-59 từ Ukraina để lắp trên 2 tàu Gepard 3.9 đầu tiên tại Nga.
Năm 2011, Việt Nam tiếp tục ký kết hợp đồng mua thêm 4 động cơ DT-59 để tiếp tục đóng thêm 2 chiến hạm lớp Gepard tại Nga (thuộc hợp đồng đóng thêm 2 tàu Gepard mới). Dự kiến, sau khi Nga tiếp tục hoàn thành đóng xong hai chiến hạm lớp Gepard 3.9 thứ ba và thứ tư cho Việt Nam, có khả năng dây chuyền sản xuất tàu lớp này sẽ được chuyển giao để Việt Nam có thể tự chủ chế tạo tàu chiến hiện đại trong tương lai 
Giai đoạn năm 2011 - 2012, Việt Nam đã nhận được hai tàu tuần tra Svetlyak (Project 10412) trong hợp đồng đặt mua 4 tàu loại này được ký kết năm 2007 .
Với số lượng chủng loại vũ khí Việt Nam nhận được trong giai đoạn 2007 - 2011 do SIPRI thống kê, có thể nói tiềm lực quân sự Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Trong thời gian sắp tới, với việc tiếp tục nhận thêm các loại vũ khí chưa hoàn thành bàn giao và mới ký kết hợp đồng, năng lực tác chiến của Hải, Lục, Không quân Việt Nam sẽ được nâng lên gấp bội.
Theo ĐV


4 nhận xét:

  1. Đấy là chưa kể vũ khí nội mà ta có vô vàn: như tên tre, hầm chông, bẫy đá, và cả nhiều sư đoàn quân tóc dài xinh đẹp.

    Trả lờiXóa
  2. Gửi bác quản trị trang blog : Trong phần NHẬN XÉT MỚI phía cuối có link Recent comment Widget trông rất chán ... Bác bỏ nó đi bằng cách xóa đoạn mã : Recent Comments Widget trong tag HTML/Javascipts .

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Thank K6ls! đã nhìn hết chán! hehe!

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment