Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Hoa Ô Môi xứ sở miền cực Nam



Bạn NHQ ở sài Gòn bảo hoa Ô Môi đẹp, tôi cũng công nhận, có điều hoa này hình như có nhiều loại, hình dạng cũng khác nhau, nhìn hoa thì đẹp, nhưng mà quả của nó thì ôi chán, giống như quả cây Phượng vĩ ấy. Loài hoa này chỉ sau tết mới nở muộn, nó tượng trưng cho Đất rừng phương Nam của Nam Bộ.
Ngày xưa tôi có nghe câu hát: "Ai về miền nam, ghé đồng tháp Mười, gặp hoa Ô Môi, ngỡ mùa xuân đã tới...."






    
                                            Hoa Ô Môi gì mà như cây rau Sam.



                                          Đây cũng là một loài hoa Ô Môi


Mời các bạn xem thêm một câu chuyện về hoa Ô MÔI

                                                                HOA Ô MÔI
Tên Việt: ô môi
Tên Hoa : 大果鐵刀木(đại quả thiết đao mộc)
Tên Anh :CARAO, STINKING TOE
Tên Pháp: cassier
Tên khoa học: Cassia grandis L. [Bactyrilobium molle Schrader, C. brasiliana Lam., C. mollis Vahl.]
Họ: Vang (Caesalpiniaceae)



Trong trái tim tôi nỗi nhớ nhà
Nhớ ô môi nở đẹp Tha La
Nhớ từng hàng dậu, ngôi đình cũ
Nhớ tiếng chuông rung, nhạc thánh ca

Anh đã về thăm xóm Đạo chưa?
Sông xanh in bóng những tàn dừa?
Ô môi, ngũ sắc, vườn hoa trái
Vẫn nở hoa tươi mặc nắng mưa?
Nguyên Đỗ


Trong chúng ta thuở còn bé chắc cũng biết qua trái Ô Môi, một loại quà bình dân thường hay bày bán trước cửa trường. Trái Ô Môi có vỏ cứng và kích thước bằng khỏa cây Italian Sausage. Thường được róc vỏ ,chỉ chừa lại 2 đường song song hai bên. Ăn có vị hăng nồng và chua chua .



Tuy nhiên hoa Ô Môi lại rất đẹp,khi nở rộ trông thật rực rỡ và đỏ thắm như hoa phượng

Vẫn khựng lại một sân trường áo trắng,
Cây phượng hè hoa đỏ rụng vai ai...
Cắn mảnh đầu trái ô môi đen đắng,
Bỗng giật mình không lẽ nắng vàng phai.

(Ô môi - ĐTK)



Trái ô môi
Hồi còn nhỏ tôi không thích trái ô môi. Trái gì mà dài thậm thượt, sần sùi, gút mắc, cong cong, đen đúa, cứng đờ như thanh gỗ, chẳng có mỹ quan.
Làng tôi xưa kia hầu như không có ô môi. Vậy mà không biết từ đâu, mấy chị tôi cứ vài hôm đùm túm về mấy trái. Buổi trưa rảnh rỗi "các bà" vạt trái ô môi, vạt sạch vỏ cứng quanh trái, chừa lại hai sống hai bên, rồi đẩy nhẹ hai sống so le, gỡ ra từng tấm tròn tròn như đồng tiền thời ấy, xúm nhau ăn ngon lành, ném hạt ra sân.
Có lần các chị tôi nài nỉ: "Em ăn thử đi! Ngon lắm!". Hết chị này đến chị khác dỗ dành, chừng như trái ngon này em mình chưa được ăn là điều thiệt cho em, mà lỗi là ở các chị. Người dỗ nhiều nhất là chị Sáu, người chị tôi thương mến hơn các chị kia. Nể chị, hôm ấy tôi nhíu một tấm "tiền ô môi" ngần ngại đưa vào mồm. Rờn rợn một mùi hương kỳ lạ. Chị Sáu động viên: "Hay quá, ăn đi em, ngon lắm, thơm lắm". Lạ thật, cái mùi hăng hăng, khăm khắm qua rất nhanh, đầu lưỡi còn lại vị ngọt bùi bùi và mùi thơm kín đáo ở lại trong cổ rất lâu.
Tôi bắt đầu biết ăn ô môi từ trưa hôm ấy.
Thì ra trái ô môi bán ở chợ, người ta mang ra từ những làng quê Bảy Núi. Khi đã bén mùi rồi không dễ gì quên.
Hôm về An Giang dự trại sáng tác văn học, đang ngồi trên xe mười hai chỗ, thình lình Huỳnh Thanh Diệu chồm lên, chỉ tay phía trước: "Cây ô môi kìa". Cây ô môi đối với tôi bây giờ quen thuộc quá. Những năm kháng chiến, qua nhiều làng quê An Giang, Ðồng Tháp, ô môi mọc hàng hàng hai bên kinh trên những gò đất cũ. Có lạ là sao Diệu có vẻ thảng thốt khi thấy ô môi?. "Hoa ô môi đẹp lắm, trái ăn thú vị vô cůng. Ở quę em, mấy ông giŕ còn ngâm rượu ô môi trị thận suy, và đau gân cốt". Tôi bật cười, Diệu ríu rít như trẻ con: "Em nói vậy không phải sao? Ở quę em cňn có những cặp vợ chồng, thuở nhỏ cùng nhau chơi búng hạt ô môi, chơi lò cò với hạt ô môi, rồi sinh tình cảm...". Diệu đột ngột thở dài: "Nhưng bây giờ đâu còn nữa, gần như tuyệt chủng rồi!
Mùa hoa ô môi thắm nhất, đẹp nhất vào tháng tư, sau vài cơm mưa đầu mùa. Trong nắng chói chang bờ kinh làng này sang xóm khác rực lên cái mầu hồng tím làm vợi đi cái oi ả của đồng bằng. Cái mầu tím ngát ô môi đầy đặn mọi cành. Tưởng chừng chỉ có hoa, không thấy lá. Mùa hoa dài hàng tháng. Ô môi có cái dáng sắc quyến rũ của anh đào Ðà Lạt, Long Thành, một chút đào thắm đào phai miền bắc. Cuối xuân, ô môi nở đỏ bờ kênh, gò đất làm đẹp xóm làng, làm vui bờ kênh vắng vẻ. "Sau mùa hoa, ô môi lại cho trái ngọt... Ô môi hương vị đậm đà..." (Trần Hữu Huệ - An Giang). Tác giả này còn viết những dòng nhiều cảm xúc: "Ngày nay người ta quên mất vẻ đẹp hiếm có của hoa ô môi... Nếu được về lại tôi sẽ trồng hàng trăm hàng nghìn cây ô môi dọc đường đến quê tôi...".
Ðầu xuân 1973, chúng tôi hành quân, cuối xuân về đến Sở Thượng Giang - con sông biên thùy hai nước Việt Nam-Combodia. Mấy hôm sau lại ra Thường Lạc, Thường Phước, Thường Thới hoang tàn, ngổn ngang vết tích chiến tranh. Chợt đằng trước, ngay đầu Mương Kinh - Thường Thới, sừng sững một gốc ô môi, cành đỏ đầy hoa trong nắng sớm. Một ý thơ chợt đến bất ngờ: "Làng xưa đổ nát, long đong. Ô môi hoa muộn vẫn hồng cuối thôn". Giữa Trường Sơn tình cờ gặp lại mai vàng, về đến quê hương buổi đầu tiên, tái ngộ hoa ô môi. Tôi có cảm giác mùa xuân chưa hết, mùa xuân đang cùng tôi đến khắp chốn làng quê.
Nhà quay phim Ðồng Anh Quốc, quê ở Giang Thành, nhiều ngày về An Giang làm phim với tôi, thỉnh thoảng anh buông ra câu nói không vui: "Tôi lo rồi đây giống cà-na không còn nữa". Anh lẩn thẩn gì vậy? Lo thì cũng lắm thứ lo, lo mất giống cà-na, thật ít người nghĩ tới. Cà-na giống cây mọc ở bìa làng vùng sông nước, trái nhọn hai đầu như quả trám. Trái cà-na còn sống chát chát, chua chua, khi chín hơi thơm, hơi ngọt. Mùa nước dâng, bọn nhóc chúng tôi xưa, thường bơi ra rặng cà-na, trèo lên cây rung cành, trái chín rụng lều bều mặt nước. Lại lao ào xuống nước tranh nhau nhặt, ăn chơi.
Bây giờ tôi mới cảm nhận cái lo của nhà quay phim có lý, cái ái ngại của Huỳnh Thanh Diệu có tình. Người lo mất bóng loài cây gan lì trong sóng nước, người nuối tiếc một sắc hoa. Ô môi, cà-na không chỉ là hai loài thực vật, trái có vị ngọt, chát, chua. Mà còn là bóng dáng, vẻ đẹp làng quê và ký ức tuổi thơ.
nguồn (Báo Ðại đoàn kết)

11 nhận xét:

  1. Mặc dù là dân Nam bộ toàn tập nhưng Quế chỉ mới chiêm ngưỡng hoa ô môi từ xa và hoa giống như H4 và H7 . Mỗi tháng ba về là trường lại chiêu đãi 8/3 bằng một cuộc du ngoạn . Lần đó trên đường về Cao Lãnh , cả bọn xửng sốt khi nhìn thấy dọc theo kênh có những cây cao cao nở hoa tuyệt đẹp giống như hoa anh đào nhìn trên phim ảnh . Không ai biết là cây gì . Hỏi dân địa phương thì mới biết là cây ô môi . Từ lần đó , mỗi lần đi chơi là cả bọn cứ nhắc mãi về hoa ô môi .
    Quế thêm bất ngờ khi biết ô môi có nhiều loại như thế . Trái ô môi hình dáng giống trái phượng nhưng khi chín vỏ nó dày , cứng và ăn ngon chứ không chán chết đâu đại ca TK5 à . Mỗi tội ngọt quá mà thôi .

    Trả lờiXóa
  2. À quên , bài hát mà đại ca TK5 nhắc ở trên là bài " xin khắc tên anh trên vách chiến hào " . Một thời các Quế tự hào lắm khi hát bài này đấy . Bây giờ thì dở khóc dở cười .

    Trả lờiXóa
  3. Ấy chớ! dở khóc cười mọi người cười cho.
    "Máu của các anh không uổng,sẽ xanh tươi đồng ruộng VN".
    Chỉ tội: để bây giờ có một lũ người giả danh, sống phè phỡn và lòng tham dạ thú, trên cánh đồng các anh ngã xuống.
    Rồi một ngày, các anh sẽ đội mồ quét sạch những tên X và cả không tên bố xuống mồ cho xanh, sạch cánh đồng VN, tôi tin là thế.

    Trả lờiXóa
  4. Đẹp quá! Nghe tên Ô Môi mãi mà đâu có biết hình thù mặt mũi nó ra răng. Mà sao lắm loài Ô Môi thế không biết. Phiền bạn TK5 tìm câu trả lời được hôn? Mà chắc hổng phải loài nào cũng kết trái? Và đề nghị bạn cung cấp cả thông tin về công dụng của loài hoa này nha.

    Trả lờiXóa
  5. Hoa màu vàng ở H5 là Bò Cạp Hoa Vàng chứ .

    Trả lờiXóa
  6. To Quế:
    Ô môi là loài thực vật có danh pháp khoa học: Cassia grandis L.f., thuộc phân họ Vang.
    Cây gỗ trung bình, cao 10 – 20 m, phân cành lớn, mọc ngang thẳng, vỏ thân nhẵn, những cành non có lông màu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim với 8 - 20 đôi lá phụ dạng thuôn dài tròn cả hai đầu, dài 7–12 cm, rộng 4–8 cm, có phủ lông mịn, màu xanh bóng, gân rõ. Cụm hoa nở rộ khi lá rụng, dạng chùm dài mang hoa lớn, xếp thưa, màu hồng đậm, thõng xuống. Hoa màu hồng tươi mọc thành chùm ở những kẽ lá đã rụng. Quả hình trụ dẹt dài 40–60 cm, cong như lưỡi liềm, đường kính 3–4 cm, có 50-60 ô, mỗi ô chứa một hạt dẹt màu vàng cứng, quanh hạt có cơm màu nâu đen, vị ngọt, mùi hắc.
    Phân họ Caesalpinioideae chủ yếu là cây thân gỗ phân bổ trong vùng ẩm ướt của khu vực nhiệt đới. Hoa của chúng là loại đối xứng hai bên, nhưng hay biến đổi.( Có lẽ do đó mà hoa ô môi được ví với chị em đồng tính).
    Tông Cassia - Muồng hoàng yến, muồng hoa đào, ô môi, muồng xiêm, thảo quyết minh v.v
    Vậy là do chúng có nhiều chi khác nhau nhưng đều cùng Phân họ VANG.
    Có lẽ có cái ảnh thứ 6 và thứ tám là hai loài khác, ảnh thứ tám cận cảnh thấy rõ là hoa Mào gà, ảnh thứ sáu lại giống hoa 'Forget my not''đừng quên tôi'. Anh Thắng lãng mạn quá! hehe.

    Trả lờiXóa
  7. Các bạn có biết tại sao có tên Ô MÔI không ? Ăn trái Ô MÔI xong , điều đặc biệt là môi ai cũng có màu đen tím . Vậy là có tên Ô MÔI .

    Trả lờiXóa
  8. Anh Quang Việt: tính cách như anh chỉ cần ngắm hoa, và thêm mấy lời ca cho đậm đà bài viết về hoa Ô Môi.
    Anh chớ ăn mà trở thành Môi tím (hay môi đen) như anh Hoàng Giang đã cảnh báo.
    Anh lại càng không cần biết công dụng làm gì vì anh còn chai chẻ chán.

    Theo kinh nghiệm dân gian quả ô môi được dùng làm thuốc bổ , chữa đau lưng, nhức mõi, tê thấp . Người ta róc trái ô môi chỉ lấy phần ruột dùng ngâm rượu để uống, ngâm càng lâu càng tốt , lá ô môi giã nhuyễn đắp còn trị được hắc lào, chốc lở…Về chuyện rượu ô môi.Khi hè về,hàng phượng sân trường bắt đầu thắp lửa thì cây ô môi cũng điểm trang cho mình những chùm hoa lơ lửng dưới những cành trơ lá khẳng khiu của mình. Hoa ô môi không đỏ thắm như hoa Phượng mà hơi phơn phớt chút phấn hồng, mộc mạc mà dịu dàng, chân thật, quê mùa như tên gọi. Không biết cái tên ô môi có từ bao giờ và do đâu mà người xưa đặt tên cho nó như vậy? nhưng theo GT của anh HG k3(và rất cám ơn anh HG đã tận tình GT, chắc ngày xưa đi diệt quân Pônpot, anh đã từng ăn vụng quá nhiều quả Ô Môi) thì đúng là do ăn hạt ô môi bị đen môi mà thành tên.
    Ô môi có tên khoa học là Cassia Grandis L.F thuộc họ Vang có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ. Cây ô môi có rất nhiều loài khác nhau,thích hợp với khí hậu nước ta, phát triển tốt ở các vùng châu thổ,đồng bằng sông Cửu Long.Tuy nhiên nó không được nhân rộng vì hiệu quả kinh tế không cao như các loại cây ăn trái khác , vì vậy mà họ hàng nhà ô môi càng ngày càng thưa thớt dần, bây giờ vùng cực nam chỉ còn một vài cây sót lại, đứng khép nép bên những vườn xoài, vườn nhản, có lẻ chủ nhân của nó muốn lưu giữ một chút kỷ niệm của thời xa xưa hơn là vì mục đích kinh tế..
    Hoa Ô Môi chỉ ở MN thôi, chứ đưa ra Bắc thế nào cũng bị anh Qt chặn lại kiểm tra, không cho nhập cảnh với lý do: nhỡ ăn quả Ô Môi bị đen môi nên cấm. (Tôi đoán vậy thôi)

    Trả lờiXóa
  9. Hehe! tôi quên không dẫn nguồn về cây ô môi là từ internet, và nếu ăn ô môi bị đen môi như anh HG nói cũng là cách lý giải hay, nhưng sao không đặt là 'hắc môi' hay 'thâm môi'mà lại lấy từ 'đen'từ 'ô'trong 'ngựa ô- ngựa đen' hay 'ô thước- quạ đen' từ ô vốn đặt cho loài động vật có màu đen, nay đặt cho đôi môi của người ăn trái cây có vẻ chưa hợp, anh HG nhẩy! :))

    Trả lờiXóa
  10. Cám ơn anh HG và cám ơn TK5. Đúng là phải học suốt đời vì còn quá nhiều điều hay mà mình chưa biết. Có điều là nếu "chai" đã bị "chẻ" ra rồi thì còn dùng vào việc gì được nữa? (Đùa tí thôi, he he).
    Mà môi đen đang là mốt trang điểm của chị em hay sao ấy TK5 ạ.

    Trả lờiXóa
  11. Anh QV hơi nhầm: Chị em ta giờ thích Tóc nâu, môi trầm như ca sỹ Mỹ Tâm, thực ra là môi tím cơ. Chứ môi đen thì bị cho là ăn trộm quả Ô Môi như anh HG đã từng trước kia đấy.
    QT: Ô Môi ý là môi con người đen là đúng nghĩa rồi, vì như anh ví ngựa ô, là ví cho động vật, vậy anh quên con người chẳng qua là động vật cấp cao à ? nói cách khác ngựa ô hay Người ô là cùng nghĩa mà ???

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment