Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Độc thần giáo - Kết

Quốc Việt K5 (NC) 

Độc thần giáo tại Việt Nam
Độc thần giáo ở Việt Nam chỉ gồm 3 loại, Thiên Chúa giáo La Mã (Catholicism Roma), Tin Lành (Protestantism) và Hồi giáo (Islam) 
4.1. Catholicism Roma (Ca-tô giáo La Mã) tại Việt Nam:
Ở Việt Nam Ca-tô giáo La Mã được gọi là Thiên Chúa giáo mặc dù trên thế giới không có tôn giáo nào gọi là Sky’s Lord hay Saint Ciel, cũng như Good news, chỉ khi du nhập vào Việt Nam Ca-tô giáo La Mã được đổi tên thành Thiên Chúa giáo cho phù hợp với tín ngưỡng thờ trời của người Việt (tài liệu này từ nay gọi là Thiên Chúa giáo).
Thiên Chúa giáo vào Việt Nam chủ yếu thông qua Hội Dòng Tên 
Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, Giáo hoàng Ca-tô giáo La Mã phát động cuộc do thám quy mô lớn của Hội Dòng Tên (tiếng La Tinh: Societas Iesu - Hội dòng Giêsu, viết tắt là S.J. tiếng Pháp là La Compagnie de Jésus) để xâm lược khắp nơi trên thế giới, trong đó có miền Viễn Đông Á châu. Điển hình như Phanxicô Xaviê (1541), một trụ cột của Hội Dòng tên được tôn làm thánh bổn đạo dòng Chúa Cứu thế Việt Nam và Matteo Ricci. 
Tại Nhật Bản, các tu sỹ Hội Dòng Tên bị đánh đuổi chạy sang Nam Trung Quốc, mượn tín ngưỡng thờ Trời của cư dân vùng này, đổi Ca-tô giáo La Mã (lúc đầu dịch là đạo Gia-tô) thành Thiên Chủ giáo (đến nay Trung Quốc vẫn gọi là Thiên Chủ giáo). Từ Nam Trung Quốc, họ sang Việt Nam. 
Các giáo sỹ Hội Dòng Tên đến Việt Nam vào đầu thế kỉ 16 (thời chúa Trịnh, chúa Nguyễn, nhà Lê mạt) tiếp tục đổi tên Thiên Chủ giáo thành Thiên Chúa Giáo nhằm mượn danh các vị chúa này để phát triển mạng lưới gián điệp, do đó Thiên Chúa giáo thực chất là tôn giáo riêng của Hội Dòng Tên. Trong tài liệu này phần các giáo sỹ Ca-tô giáo La Mã của dòng Tên Việt Nam sẽ được gọi là Thiên Chúa giáo (dòng Tên) để phân biệt với các giáo sỹ hay dòng tu Ca-tô giáo La Mã khác ôn hòa ở Việt Nam.
Thiên Chúa giáo len lỏi vào dân cư các tỉnh ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, sau đó tới khắp vùng châu thổ sông Hồng và các vùng đô thị. Thiên Chúa giáo (dòng Tên) chui sâu vào Viện Cơ Mật nhà Nguyễn để phá từ trong phá ra, đồng thời theo chân các đạo quân thực dân Pháp để đánh phá và chỉ điểm, là nguyên nhân nhà Nguyễn mất nước trong một thời gian ngắn (1802 – 1858). Thiên Chúa giáo vẫn dùng tiếng Tây Ban Nha gọi tên Thánh phiên âm sang tiếng Việt mặc dù Việt Nam bị Pháp và Mỹ xâm lược. 
Bảng tên Thánh Ca-tô giáo dưới đây qua các ngôn ngữ:

Tên thánh
tiếng Tây Ban Nha
Tên thánh
tiếng Việt Nam
Tên thánh
tiếng LaTinh
Tên thánh
tiếng Pháp
Tên thánh
 tiếng Anh
Cristo =
Maria =
Pedro =
Pabblo =
Francisco =
Kitô
Maria
Phê rô
Phao lô
Phanxicô
Christus
Maria
Petrus
Paulus
Francis
Christ
Marie
Pierre
Paul
Francis
Christ
Mary
Peter
Paul
Francis

Giáo dân Thiên Chúa giáo nghe cầu kinh, xưng tên Chúa bằng tiếng Tây Ban Nha suốt 6 thế kỉ, hay bằng ngôn ngữ của các thừa sai Hội Dòng Tên. 
Theo thống kê dân số Việt Nam cho đến năm 2005, Thiên Chúa giáo có 5,6 triệu tín đồ với 3.100 linh mục, 14.400 tu sĩ, 1.249 đại chủng sinh và 53.800 giáo lý viên; năm 2009 có khoảng 5.677.086 tín đồ, trong đó có 1.776.694 tín đồ ở khu vực thành thị và 3.900.392 ở các khu vực nông thôn, đông nhất là tỉnh Đồng Nai với 797.702 tín đồ (chủ yếu là người Bắc di cư năm 1954), khoảng 6.000 nhà thờ tại nhiều nơi trên đất nước; năm 2011 có 6,1 triệu giáo dân. 
Thiên Chúa giáo (Dòng Tên) người Việt được Tòa Thánh tấn phong giám mục trong 80 năm thời Pháp thuộc chỉ có 4 người, trong 30 năm chiến tranh (1945-1975) lên 33 người; Chỉ sau 28 năm (1976 – 2004) tới 42 người. Giáo hoàng La Mã chia Đông Dương thành 5 giáo tỉnh là: Hà Nội (Bắc Kì/ cho tới Quảng Bình), Huế (cho tới Bình Thuận) và Sài Gòn. Lào và Căm-pu-chia là 2 giáo tỉnh riêng. 
Lịch sử Thiên Chúa giáo (Dòng Tên) ở Việt Nam trải qua các thời kỳ:
· Khai sinh (1533 - 1659)
· Hình thành (1659 - 1802)
· Thử thách (1802 - 1885)
· Phát triển (1885 - 1960)
· Trưởng thành (1960 đến nay)
1) Thời kỳ khai sinh
Từ kinh nghiệm truyền giáo ở Trung Quốc và Nhật Bản, Hội Dòng tên liên tục cử các giáo sỹ vào Việt Nam như các giáo sỹ Phanxicô Xaviê, Matteo Riccisống tại Việt Nam 34 năm; Gaspar de Cruz từ Malacca đổ bộ lên Hà Tiên năm 1550, sau đó từ cửa biển Bà Rịa đi Quảng Đông; Lopez và Acevedo: năm 1558 đã tới sống ở Cao Miên trong 10 năm; Luis de Fonseca, O.P. và Grégoire de la Motte, O.P. ở Quảng Nam suốt 6 năm (1580-1586). Francesco Buzomi, Diego Carvalho đến Cửa Hàn, Đà Nẵng năm 1615, Francisco de Pina, Cristoforo Borri, Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) cùng 5 giáo sỹ khác đến Cửa Hàn, Đà Nẵng (1625), rồi đến Cửa Bạng, Thanh Hóa (1629) suốt 20 năm, học ngôn ngữ, phong tục Việt nhằm đào tạo đội ngũ gián điệp bằng tiếng Việt 
2) Thời kỳ hình thành
Ngày 3/7/1645, sau 20 năm đào tạo và hoạt động gián điệp tại Việt Nam, linh mục Hội Dòng Tên Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) về Roma để xin Tòa thánh Vatican cho phép lập Hội Thừa sai Paris (Missions Étrangères de Paris) tăng cường hơn nữa hoạt động gián điệp, thúc đẩy thực dân Pháp chuẩn bị đưa quân đội xâm lược Việt Nam và được Giáo hoàng Alexander VII chấp nhận năm 1664. Như vậy Hội Thừa sai Paris chính là một tên gọi khác của Hội Dòng Tên (lúc đó Hội này đã bị Giáo Hoàng cấm hoạt động trên danh nghĩa) nhằm xâm lược Việt Nam. Từ đây, các giáo sỹ được cử vào Việt Nam đều của Hội Thùa sai Paris (Hội Dòng Tên).
Hội Dòng Tên đã giỏi thực hiện các nhiệm vụ:
a) Xây dựng Đại chủng viện Penang Malaysia (1870) để đào tạo các linh mục – gián điệp bản xứ châu Á và Việt Nam suốt ba thế kỷ: Các quan lại triều Nguyễn, kể cả đào tạo Nguyễn Hữu Bài, thượng thư bộ lại kiêm Tể tướng, ông nội Ngô Đình Diệm (Ngô Đình Niệm), bố đẻ Ngô Đình Diệm (Ngô Đình Khả), anh ruột Ngô Đình Diệm (Ngô Đình Thục) và bản thân Ngô Đình Diệm
b) Do thám Việt Nam cho quân đội Pháp mẫu quốc xâm lược.
c) Các thừa sai Hội Dòng Tên và các giám mục thuộc Hội Thừa sai Paris đã nhiều lần kiến nghị với Tòa thánh Va-ti-can, chính quyền Pháp đánh chiếm Việt Nam và giúp người Pháp xâm chiếm Việt Nam bằng vũ lực.
Giám mục Pigneau de Béhaine, mà người Việt quen gọi là Bá Đa Lộc, Đại diện Tông tòa Đàng Trong (1771-1799), đã đưa hoàng tử Nguyễn Phước Cảnh (lúc bấy giờ mới lên 4 tuổi), mang theo Quốc Ấn, thay mặt Nguyễn Ánh sang Pháp bán Việt Nam cho Pháp để Pháp giúp vũ khí cho Nguyễn Ánh chống Tây Sơn..
3) Thời kỳ thử thách
Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, để đền ơn Pigneau de Béhaine, cho phép tự do truyền bá đạo Thiên Chúa giáo tại Việt Nam, phần lớn các quan đại thần là Thiên Chúa giáo (Dòng Tên). 
Năm 1848, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam thì Thiên Chúa giáo (dỏng Tên) ra mặt hậu thuẫn cho quân đội Pháp bằng cách dân đường, tập hợp lực lượng. Giáo sỹ Thiên Chúa giáo (dòng Tên) đã kêu gọi 6000 giáo dân gia nhập quân đội Pháp để đánh chiếm Đà Nẵng, Nam Bộ và Kinh thành Huế. 
4) Thời kỳ phát triển
Khi thực dân Pháp đã hoàn toàn xâm lược Việt Nam năm 1884 thì Thiên Chúa giáo (Dòng Tên) lúc đó thật sự tự do theo nghĩa tự do cướp đoạt tài sản của người dân, đền chùa miếu mạo, thậm chí cả vua chúa. Một bộ phận dân cư chạy theo tôn giáo này với ý thức “theo đạo lấy gạo mà ăn” 
Năm 1925, Việt Nam đang sôi sục phong trào giải phóng dân tộc, Giám mục Henry Lecroart, Khâm sai Tòa Thánh tại Việt Nam yêu cầu Dòng Chúa Cứu Thế đến Đông Dương phục vụ cho công cuộc đàn áp của thực dân Pháp. 
Trước tình hình quân đội Nhật tràn vào Đông Dương và cách mạng Việt Nam ngày càng sôi sục, các giáo sỹ nước ngoài bỏ trốn, ngày 3/10/1940, Toàn quyền Decoux thay mặt Thống chế Pétain, Quốc trưởng Pháp, với sự tham dự của các quan quyền các cấp trao tặng, gắn huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh cho linh mục Nguyễn Bá Tòng; Khâm sứ Tòa thánh, Giám mục Antonin Drapier cũng chủ lễ thụ phong cho các Giám mục Việt Nam đầu tiên là Nguyễn Bá Tòng, Phan Đình Phùng và Hồ Ngọc Cẩn.
Sau cách mạng tháng 8/1945, với chính sách đoàn kết tôn giáo của Hồ Chủ tịch, một phần giáo dân, trí thức và giáo sỹ Thiên chúa giáo tham gia các tổ chức cứu quốc, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, phần lớn các giáo sỹ ra mặt phục vụ thực dân Pháp. 
Sau cuộc cưỡng ép giáo dân di cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam 1954, nhằm tạo lực lượng hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm và thực dân Pháp.
Miền Bắc Việt Nam từ 1954-1975 
Mặc dù nhiều giáo sỹ và giáo dân Thiên Chúa giáo trở thành viên chức cao cấp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các giáo sỹ Thiên Chúa giáo (Dòng Tên) đã tổ chức nhiều cuộc bạo loạn, biểu tình, chống lại Nhà nước đến mức những người Ca-tô giáo thế giới tỏ thái độ không thể chấp nhận . 
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trục xuất các giáo sỹ nước ngoài mở đường cho hàng giáo phẩm Ca-tô giáo Việt Nam ngày càng phát triển. 
Miền Nam Việt Nam từ 1954-1975
Ngô Đình Diệm, Thủ tướng rồi Tổng thống chính quyền Sài gòn, vào năm 1959 đã tự nhận là công dân Tây Ban Nha và tuyên bố đặt Việt Nam Cộng hòa là xứ Tây Ban Nha dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ Maria, ban hành luật 10/1959 tiến hành đàn áp đẫm máu những người không cùng đạo 
Theo tiến sỹ Vũ Ngự Chiêu, bằng tư liệu trong hồ sơ mật thám Pháp đã công bố: từ ông nội Ngô Đình Diệm (Ngô Đình Niệm), bố Ngô Đình Diệm (Ngô Đình Khả), bản thân Diệm và anh trai là Ngô Đình Thục đều là mật thám của Pháp và đều là giáo sỹ Hội Dòng Tên. Mặc dù Diệm khai đã học trường Hậu bổ của Pháp tại Hà Nội năm 1918 để được bổ nhiệm làm tri huyện, song thực tế trường Hậu bổ giải thể năm 1915. 
Sau khi Ngô Đình Diệm bị người Mỹ lật đổ và giết chết vào tháng 11/1963, người Mỹ dựng Nguyễn Văn Thiệu, cũng là tín đồ Thiên Chúa giáo làm tổng thống, đẩy cuộc chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương. 
5) Thời kì quan hệ với chính quyền Việt Nam sau 1975
Ngày 19/12/1975, chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam yêu cầu Khâm sứ Henri Lemaitre phải rời Việt Nam. 
Nhờ trục xuất Khâm sứ Henri Lemaitre, ngày 24/5/1976, Giáo hoàng Phaolô VI đã nâng Tổng giám mục Hà Nội Giuse Maria Trịnh Như Khuê lên chức Hồng y linh mục (thuộc nhà thờ San Francesco di Paolo of Monti), tiếp theo là Giuse Maria Trịnh Văn Căn, khi ấy trở thành chủ tịch ủy ban thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam .
Sau ngày 30/4/1975, một số tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam tại Việt Nam (phần lớn là sỹ quan tuyên úy quân đội Sài gòn) di cư sang Hoa Kỳ, Canada và Pháp. Ngày 19/11/1984, lập Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam Hải Ngoại với trụ sở ở 3452 N. Big Dalton Ave., Balvin Park, CA 91706. Mỹ.
Hiện trạng tại Việt Nam
Hiện nay, Giáo hội Thiên Chúa giáo được chia thành ba giáo tỉnh:
· Giáo tỉnh Hà Nội: với một tổng giáo phận và chín giáo phận.
· Giáo tỉnh Huế: với một tổng giáo phận và năm giáo phận.
· Giáo tỉnh Sài Gòn: với một tổng giáo phận và chín giáo phận.
Lịch sử giáo hội Thiên Chúa giáo chứng tỏ:(1) Thiên Chúa giáo nguyên thủy là Hội Dòng Tên, do Hội Dòng tên bị cẩm đã được đổi tên nhiều lần (2) Dân tộc Việt Nam đã tạo điều kiện cho Thiên Chúa giáo (dòng Tên) và . (3) Thiên Chúa giáo đang phát triển mạnh cùng Dân tộc Việt. 
4.2. Protestantism (với nhiều danh xưng đã dịch ra tiếng Việt như Phản lại lời thề/Phản thệ / Phản kháng /Tin Lành). Hội thánh Tin Lành Việt Nam (The Evangelical Church of Vietnam) với danh từ The Evangelical nghĩa là Phúc âm, do các mục sư đổi tên là tin tức tốt lành (good news) cho phù hợp với văn hóa Việt, danh xưng Tin Lành được dùng thay thế cho Kháng Cách (Protestant).. 
Tin lành vào Việt Nam năm 1911 do Hội truyền giáo thuộc địa thuộc Giáo hội Tin lành Pháp đã gửi một số mục sư tuyên úy sang Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn để phục vụ cho nhân viên và binh lính quân đội viễn chinh Pháp, lập Hội thánh đầu tiên tại Đà Nẵng gọi là Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp (Christian and Missionary Aliance; C&MA)
Năm 1915, chính quyền Pháp ở Đông Dương đã cấm các giáo sĩ C&MA hoạt động lấy lý do các mục sư Tin Lành C&MA hoạt động gián điệp cho Đức quốc xã. Hội thánh ngừng hoạt động năm 1940, khi đế quốc Nhật vào Đông Dương, tất cả giáo sĩ nước ngoài được hội thánh triệu hồi về nước, , 
Hiện nay, do điều kiện lịch sử để lại, cơ cấu tổ chức, cơ sở, số lượng mục sư, tín đồ đại đa số thuộc về Hội thánh Tin Lành miền Nam. Năm 2009, số tín đồ Tin Lành ở Việt Nam là 734.168, chủ yếu tập trung ở khu vực dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc. Tỉnh có đông đảo tín đồ Tin Lành nhất là Đăk Lăk với 149.526 tín đồ. Năm 2011 có 1,5 triệu tín đồ Tin lành 
Đạo Tin lành Việt Nam cũng chỉ phát triển được khi Việt nam hoàn toàn độc lập năm 1975
4.3 Hồi giáo (Islam) là một danh từ mà những người Việt Nam dùng để chỉ cho những người đi theo tôn giáo Islam. Tuy là một tôn giáo lớn trên thế giới, thậm chí là láng giềng của một quốc gia có đông tín đồ Hồi giáo nhất trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, cộng đồng Hồi giáo chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp so với toàn thể dân số Việt Nam (0.075%) .
Hồi giáo (Islam) đã được truyền vào Việt Nam đầu tiên là khoảng thế kỉ 10, 11 sau khi đạo Islam chiếm lĩnh Ấn độ. Năm 2009, tại Việt Nam có khoảng 75.268 tín đồ Hồi giáo, năm 2011 có 100.000 tín đồ Hồi giáo, chủ yếu ở Bình Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh. Có hai giáo phái Hồi giáo của người Chăm: người Chăm ở Châu Đốc, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Đồng Nai theo Hồi giáo chính thống, còn người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuật theo phái Chăm Bà Ni.
Do vị trí địa lý và hoàn cảnh truyền đạo, điều kiện sống và sự giao lưu của đồng bào Chăm với bên ngoài nhất là với thế giới Hồi giáo mà ở Việt Nam hình thành 2 khối Hồi giáo với nhiều khác biệt đáng kể:
Hồi giáo miền Trung Việt Nam gọi là Hồi giáo Chăm Bani. Hồi giáo ở miền Nam Việt Nam là Hồi giáo Chăm Islam.
Hiện nay ở Việt Nam có hơn 41 Thánh đường Islam (Masjid) và 25 surao (nơi cầu nguyện nhỏ hơn thánh đường), 17 chùa Bàni.
Chức sắc Hồi giáo
§ Chức sắc Chăm Bàni: có bốn cấp. Cấp thấp nhất là thày Chang. Cấp thứ hai là Khotip hay Tip. Cấp thứ ba là Mun, là người điều khiển các buổi lễ tại chùa Bà ni. Cấp cao nhất là Sư Cả (thày Gru) - người quyết định hầu hết mọi vấn đề về đời sống tôn giáo của người Chăm Bàni duy trì theo chế độ cha truyền con nối.
§ Chức sắc Chăm Islam: Người đứng đầu là vị Hakim (Giáo cả). Phụ tá cho Hakim là Naep (phó Giáo cả). Ahly là người giúp việc cho Hakim. Tuân là thày dạy giáo lý cho tín đồ.
4.4. Đạo Bà La Môn
Một tôn giáo chính khác của cộng đồng người Chăm là đạo Bà la môn với 56.427 tín đồ tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận với 40.695 tín đồ.
Bà la môn là phiên âm chữ Hán từ Brāhma Samāj ("Phạm hội"), được thành lập bởi Rām Mohan Roy (1772-1833) năm 1828. Nhìn chung, quan điểm luân lí và thực hành của Brāhma Samāj chịu ảnh hưởng Ca-tô giáo rất mạnh.

Ông thân nhà mình được đồng bào Công giáo bảo vệ suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, khi lòng yêu nước cao hơn Tôn giáo, bà con sẵn sàng hy sinh. Nhiều họ đạo toàn tòng nhưng quân Pháp không thể tiến vào được. Hồi kí của cụ Võ Nguyên Giáp còn kể lại những tấm gương cực kì anh dũng của tiểu đội du kích Nhà Thờ hay tiểu đội du kích Nguyễn Ngọc Nại, họ đã hy sinh tới người cuối cùng để quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh. Trừ cụ Nguyễn Ngọc Nại, tất cả họ đều Vô Danh. Tại sao họ không được phong Thánh?
Vụ Nhà Thờ lớn Hà Nội, vụ nhà thờ Thái Hà.., vừa rồi đã gây ra nhiều thắc mắc, nhưng ít người hiểu rõ bản chất.
Có phải đất của Nhà thờ lớn Hà Nội không? Không phải.
Năm 1922, Tể tướng – giáo sỹ Nguyễn Hữu Bài đi xin Tòa Thánh đặt một Tòa Khâm Mạng (cơ quan toàn quyền – Lãnh chúa - của Tòa Thánh tại Việt Nam), ban đầu, Công sứ Pháp, cướp điện Thái Hòa nhà Nguyễn cấp làm trụ sở cho Tòa Khâm mạng đóng (1928 – 1950). Khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra quyết liệt, để hõ trợ đám Tự vệ Công giáo, thực dân Pháp cho phá Chùa Báo Thiên (nay là thư viện Hà Nội) làm trụ sở Tòa Khâm Mạng bên cạnh Tòa Tổng Giám mục Hà Nội. Sau giải phóng miền Bắc, do Tòa Khâm mạng hoạt động gián điệp và lật đổ, bị trục xuất (1956), các giáo sĩ Việt nam sung sướng nộp lại Tòa Khâm mạng cho Nhà nước chứ không phải là đất của Nhà Thờ lớn Hà Nội; Nhờ đó các giáo sĩ Việt Nam mới có Tổng Giám Mục rồi Hồng Y.
Nhà thờ Thái Hà của ai?
Đó là trụ sở đầu tiên của Hội dòng chúa Cứu thế, do các linh mục Canada chủ quản đến Việt Nam, có nhiệm vụ rửa tội cho tử tù và binh lính đội quân xâm lược sau khi tàn sát một khu vực
Ngô Đình Diệm được Hồ Chí Minh mời ra làm cố vấn chính phủ năm 1945 đã trú tại đay và linh mục Canada bố trí cho Diệm sang Nhật, sau đó đi Mỹ. 
Sau giải phòng miền Bắc, số giáo sĩ này đã chạy vào Nam phục vụ cho chính quyền Ngô Đình Diệm và nhà thờ để không. 
Mọi người sẽ hiểu tại sao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment