Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Quốc Việt K5 (NC) ĐỘC THẦN GIÁO (ĐẠO THỜ CHÚA – KI TÔ GIÁO) – Phần 1

Kính gửi anh chị em bantroi

Sau khi đăng bài về Phật giáo, nhiều bạn hỏi mình về các Tôn giáo khác, đặc biệt là Thiên Chúa giáo.
Thực tế không có tôn giáo nào tự gọi là Chúa Trời (Sky Lord), ngay đồng bào Công giáo cầu kinh vẫn xưng với đức Lời (Saint Word); Từ điển Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) phiên âm là blời.
Tòa thánh La Mã hay gọi Ki - tô hữu (các tôn giáo thờ Ki - tô) hay Ki – tô giáo là phiên âm chữ Chris theo tiếng Hy Lạp - La Mã mà ra. Các giáo sỹ thì đọc theo tiếng Do thái gọi là Mê – si. Những người theo tôn giáo này tự nhận theo nghĩa tiếng Việt là Độc thần giáo .


ĐỘC THẦN GIÁO (ĐẠO THỜ CHÚA – KI TÔ GIÁO)

Độc thần giáo (Monotheism) hay tôn giáo chỉ có một vị thần, vô hình, vô thanh, không tên tuổi, luôn tác động vào thế giới con người và tự nhiên mà phim ảnh hay ghi là God. Có 5 tôn giáo lớn được coi là độc thần giáo gồm đạo Do thái (Judaism), Kitô giáo (Catholicism – Công giáo, Protestantism – Tin lành, Anglican Communion – Anh giáo, Islam – Hồi giáo); Đạo B’hai của Ấn độ là một dạng của Ki-tô giáo..

Độc thần giáo là một hiện tượng đặc biệt, không chỉ thờ duy nhất một thần mà còn không bao giờ chấp nhận tôn giáo khác đồng hành. Chỉ duy nhất Độc thần giáo mới có giáo dân – là các tín đồ bị quản lý một cách đặc biệt như nô lệ, cả về tinh thần lẫn thể xác, cả tư tưởng lẫn hoạt động;

Độc thần giáo vốn do một đế quốc phát minh nhằm phục vụ chiến tranh xâm lược, chỉ phục vụ đế quốc đó và tiến hành tận diệt các nền văn hóa khác, các tôn giáo khác, không chấp nhận các tín ngưỡng hoặc tôn giáo khác. Từ khi phát minh ra Độc Thần giáo, các nền văn hóa quanh Địa Trung Hải, nền Văn hóa của Châu Mĩ, Châu Phi bị xóa bỏ, bị tàn sát, bị đập phá không thương tiếc mà đến nay thỉnh thoảng các nhà khảo cổ lại thỉnh thoảng phát hiện ra, lại nghiên cứu các nền văn hóa tưởng như chưa bao giờ tồn tại...    
Độc thần giáo hay Ki-tô giáo còn được gọi là các tôn giáo khởi nguyên từ Abraham, là tôn giáo do người Do thái sang tạo ra nhưng đến lượt họ bị tàn sát, truy đuổi, tận diệt cũng vì tôn giáo đó. Các độc thần giáo cũng chém giết nhau trong các cuộc chiến tranh tôn giáo kéo dài trên 1687 năm cho đến nay vẫn chưa chấm dứt.

1. Do Thái giáo (Judaism):
Người Do thái là một chủng Ả-rập, trong quá trình lịch sử của mình bị nô dịch bởi nhiều dân tộc, đã du nhập thêm tôn giáo thờ bò của người Ai cập và tôn giáo thờ lửa, nước của xứ Ba-bi-lon thành tôn giáo thờ El và Mê-si của mình, trở thành Ki-tô (Khristós) khi bị người Hy Lạp chiếm đóng..
Tuy nhiên, Độc thần giáo của Do thái giáo chỉ còn là cái tên gọi, còn nội dung đã bị Hoàng đế Constantinus (Constantine) biến đổi thành Tôn giáo thờ chính ông ta bằng luật của đế quốc La Mã, trở thành độc thần theo nghĩa độc tài của đế quốc La Mã và trở thành vũ khí lợi hại của một đế quốc đi chinh phục các quốc gia khác, hoặc trở thành đội quân hậu thuẫn cho kẻ xâm lược, nằm trong lòng đối phương.
Do Thái giáo (Latin Iudaismus, gốc từ tiếng Hy Lạp Ioudaïsmos, tiếng Jews, יהודה, Yehudah, "Giu-đa"; Jews: יַהֲדוּת, Yahadut ) là tôn giáo, triết lý và cách sống của người Do thái (Jews), hình thành ở vùng Trung Đông vào thời kỳ Đồ Sắt (khoảng 2000 năm trước Công nguyên), hiện chỉ tồn tại trong cộng đồng người Do thái.
Giống như Tô-tem thờ vật tổ của nhiều dân tộc trên thế giới vào buổi đầu của lịch sử nhân loại, tôn giáo này bắt nguồn từ đạo thờ bò với nhiều tên gọi khác nhau như El, Elohim, Yehova..., phải giết người (trinh nữ hoặc đứa trẻ đầu lòng) để tế. 
Charlie Nguyễn (Bùi Văn Chấn, tu sỹ chức 6 của Đạo Thiên Chúa, nguyên là chánh án tòa án quân sự của chính quyền Sài gòn) đã thống kê các tài liệu sau đây chứng minh nhận định trên:    
a. The Oxford Illustrated History of the Bible, (Oxford - Minh hoạ Lịch sử Kinh Thánh) edited by John Rogerson, Oxford Uuniversity press, xuất bản năm 2001, trang 7:
Trong tài liệu cổ sử Ai cập, được viết dưới triều đại Pharaoh Merneptah (1222-1214 TCN) có nói đến nước Do thái dưới quốc hiệu ISRAEL. Sử liệu này giải thích ISRA là cai trị (to rule), El là thần bó El. Do đó, ISRAEL có nghĩa là một quốc gia được cai trị bởi thần bò El.
b. Theological Dictionary of the Bible (Tự điển Thần học về Thánh Kinh), edited by Walter   A. Edwell, Baker Book xuất bản, trang 289-299:
Người Do thái thờ thần bò El từ lâu đời, cho nên El có nghĩa là “Thiên Chúa của Do thái” (El is God of Israel) hoặc “Thiên Chúa của Abraham”. Ngôn ngữ Hebrew gọi Thiên Chúa El bằng nhiều danh từ: El, Eloah, Elim, Elohim. Vì họ tin Thiên Chúa El thường hay xuất hiện ở các núi đá (Rock mountains) tiếng Hebrew là Shaddai, nên họ cũng gọi Thiên Chúa El là El-Shaddai. Các danh từ để gọi Thiên Chúa El nói trên đã được nhắc đi nhắc lại tới 2.250 lần trong các bộ sách Kinh Thánh của đạo Do thái. Riêng trong các bài Thánh Vịnh (Psalms) của David, tên của Thiên Chúa El đã được nhắc tới 238 lần! [Ghi chú: David sau Maisen 300 năm.]
c. The Illustrated Guide to the Bible (Hướng dẫn Minh hoạ Kinh Thánh), by J. R. Porter, Oxford University Press 1995, trang 45:
Trước khi đặt tên nước là Do thái là Israel, Jacob (cháu nội của Abraham) đã đến thị trấn Luz của xứ Canaan. Tại đây, Jacob nằm mơ được thiên thần cho một cái thang. Jacob đã leo thang lên tới thiên đàng và được gặp Thiên Chúa El mặt đối mặt. Khi tỉnh dậy, Jacob đã đổi tên thị trấn Luz thành Beth-El, có nghĩa là “Nhà của Chúa” (House of El). Câu chuyện về giấc mơ của Jacob được kể lại trong Cựu ước (Genesis 28:12).
Do thái không phải là nước duy nhất thờ thần El. Hầu hết các giống dân quanh vùng Canaan đều thờ thần El và rất nhiều thần khác. Tuy nhiên họ quan niệm đồng nhất với nhau ở chỗ tất cả đều coi thần El là vị thần cao nhất (The Highest God) và là cha của các thần (father of all gods). Abraham và dân tộc Do thái thời đó chưa có quan niệm Thiên Chúa là Duy nhất (Unity God) như quan niệm củ đạo Do thái sau này mà chỉ có quan niệm đơn giản: Thiên Chúa là vị thần mạnh nhất mà thôi.
Nơi trang 65, tác giả cho biết người Do thái đã thờ thần El dưới hình tượng của một con bò vàng (the golden calf) khởi đầu từ thời Abrahm, Jacob cho đổi đời Mai-sen. Chính anh ruột của Mai-sen là Aaron đã điều động dân chúng gom góp nữ trang, nấu chảy đúc thành một con bò vàng để tôn thờ vào khỏang năm 1250 TCN (Exodus 32-33).
Aaron và tuyệt đại đa số dân Do thái thời đó đều tin tưởng thần bò El chính là đấng Thiên Chúa đã cứu dân Do thái thoát vòng nô lệ của Ai cập. Sách Cựu ước Exodus (32:4) thuật lại lời tuyên bố của Araon trước bàn thờ tuợng bò vàng như sau: “Hỡi dân Israel, đây là Thiên Chúa của các người, đây chính là đấng đã đưa các người ra khỏi đất Ai cập” . Yehova, Elohim, El đều là tên của bò thần. 
Cho tới thời kì Moise đưa ra quy ước mới, cấm gọi tên Chúa, cấm thờ ảnh Chúa (bò thần), coi đó là thần Duy nhất...nên mới có khái niệm độc thần như hiện nay 
Ngoài Yehova, Elohim, El..., Do thái giáo thờ Đấng Mê-si (Messiah / tiếng Do Tháiמָשִׁיחַ,) nghĩa là đấng được xức dầu (gồm 4 loại người được xức dầu là: Nhà Vua, vị Anh hung, nhà Tiên tri, người bị hiến sinh - thiêu chết rồi xẻ thịt ăn - để thờ Bò Thần). Sau khi bị Hy Lạp đô hộ, với chủ trương đa thần, khi dịch ra tiếng Hi Lạp Messiah trở thành Χριστός (Khristós), khi bị La Mã đô hộ dịch theo tiếng La Tinh Khristós trở thành Christus rồi chuyển thành Cristo tiếng Tây Ban Nha và Ki-tô giáo, Ki-tô hữu trong tiếng Việt và đấng Tiên tri trong đạo Islam (Hồi giáo). Đến nay các giáo sỹ vẫn gọi Ki-tô là Mê-si.
Như vậy, ban đầu Do thái giáo mới chỉ là một tín ngưỡng của một dân tộc, chưa phải là độc thần, người Do thái cũng không có chủng ngôn ngữ, họ gồm nhiều loại người với nhiều ngôn ngữ và tín ngưỡng khác nhau.
Đến thời kì Moise thống nhất các tín ngưỡng thành tôn giáo, cấm gọi tên Chúa và trở nên độc thần..    
Kinh Cựu ước chính là phần lịch sử và tín ngưỡng của người Do Thái còn Tân ước chính là phần thêm ngoài Do thái giáo.   

4 nhận xét:

  1. Người Ả-Rập nói người Do-Thái là anh em cùng cha khác mẹ.
    Còn tất nhiên chúa Jesus sinh ra cách đây 2013 năm, tại Bethlehem, Israel, tất cả các nước trên thế giới sử dụng dương lịch hiện nay, chính là lịch của đạo thiên chúa,(trừ lịch Ethiopia năm nay là 2005).
    Đối với những người thiên chúa giáo thì chúa Jesus là thượng đế, người cứu vớt những chuyện khổ đau trên thế gian, ( nhưng còn những người truyền tin của chúa Jesus với người Catholic là đức giáo hoàng ở tòa thánh Vatican, với đạo chính thống Nga là Nga hoàng ngày xưa còn bây giờ là ?, với đạo Anh giáo là nữ hoàng vì được phong bởi hồng y giáo chủ của đạo Anh giáo, vv, nên thành nhiều chi nhánh đạo thiên chúa nữa, như đạo tin lành ở VN chẳng hạn).
    Đạo Ấn giáo Hindu thì thượng đế là vô hình, các phật là những người truyền tin, còn đạo Phật giáo thượng đế là phật Thích Ca Mầu Ni.
    Đạo hồi giáo thì thượng đế cử prophet Muhammad sinh năm 570 tại Mecca, làm người truyền tin, cũng có nhiều chi nhánh khác nhau của đạo hồi và cũng đánh lẫn nhau như ở Pakistan, Afghanistan,vv.
    Những tổ chức Hồi giáo như Al-Qaeda mong muốn thế giới được thống trị bởi luật Sharia hồi giáo: đàn ông có quyền nhiều vợ, đàn bà ngoại tình là phải tử hình bằng cách ném đá, bắt được kẻ trộm là phải chặt tay,vv. Nên các cảm tử quân đi đánh trận sau đó được lên trên trời, trên đó có 50 trinh nữ phục vụ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế phật tử CB hiện cai quản bao nhiêu trinh nữ rồi ?

      Xóa
  2. Rất may là bây giờ không có thần quyền nhân danh tôn giáo tiến hành các cuộc thánh chiến như lịch sử ghi nhận, trừ duy nhất Al-Qaeda. Có phải không nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Al-Qaeda là một tổ chức hồi giáo xuyên quốc gia, (có thể tạm dịch là hồi giáo cuồng tín, tiếng Anh danh từ là không có nghĩa, mà chỉ là để chỉ một vật, một cái gì đó) bắt đầu từ cuối những năm 80s bởi Bin Laden ở Afghanistan, xuất khẩu sang tất cả các nước: Pakistan, Chechnya ở Nga, Algeria, Indonesia, Kynya, Yemen,vv, để tiêu diệt những nên văn minh khác, thiết lập một thế giới hồi giáo với luật hồi giáo.
      Đối với những kẻ hồi giáo cuồng tín, tất cả những ai không phải là đạo hồi đều là những kẻ vô đạo, không chân thành (infidelity).
      24/12/1994 những kẻ hồi giáo cuồng tín này cướp chuyến máy bay Air France ở Algeria, với ý định đâm vào tháp Eiffel ở Paris, người đầu tiên chúng giết là người cảnh sát Algeria (lực lượng an ninh bao giờ cũng là kẻ thù số 1 của những kẻ tội phạm), người thứ 2 chúng giết là Bui Giang To, bí thư thương mại của đại sứ VN tại Algeria trên đường về nước, người thứ 3 là người nấu ăn của đại sứ quán Pháp tại Algeria trên đường về nước.
      Đó là toàn bộ số người bị những kẻ hồi giáo cuồng tín này giết trên chuyến máy bay đó, sau đó lực lượng đặc biệt Pháp tấn công máy bay, giết toàn bộ 4 kẻ khủng bố, giải cứu toàn bộ hành khách tại sân bay Marseille tại Pháp.

      Xóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment