Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Viễn Chi - NHỚ CÔN SƠN, NGUYỄN TRÃI


Kính gửi anh chị em bantroi 
Xin phép anh chi em, trước hết phải trả lời cô cháu gái VT về câu hỏi thú vị, tại sao ông thân của chú lấy tên là Viễn Chi? Chú cũng từng hỏi như vậy nhưng chưa bao giờ được trả lời. Ham hiểu biết là điều đáng quý, nhưng phải tự tìm hiểu thôi.
Ngày xưa thường có tên tự, hay tên tự đặt; có tên gọi ở nhà, có tên chữ. Tên Tự là tên mà sau khi trưởng thành do mình tự đặt để nói lên cái chí của mình.
Năm 1945, khi đảng ta rút vào bí mật, ông Trần Xuân Viên lấy tên là Viễn Chi và tên ấy đi theo suốt cuộc đời của ông đến khi mất. 
Tuy nhiên, Viễn Chi còn là bút danh của cụ khi cụ làm thơ. Cụ Đoàn Văn Cừ và cụ thân sinh của chú cùng học với nhau, nhưng cụ Cừ nhiều tuổi hơn và học xong PC (lớp nhất) là cụ Cừ đi làm, rồi trở thành nhà thơ của nông dân, của chợ Tết, của đám cưới quê.... . 
Còn cụ thân sinh chú có bằng Diplom, được rải chiếu điều đón từ tỉnh lỵ về đến nhà. 
Công chức Pháp hồi xưa chỉ cần bằng PC, nhưng cái nhục mất nước trước hết thấm vào người trí thức “Chết vinh còn hơn sống nhục” và cụ ấy hoạt động cách mạng, chạy hết Sài gòn, Hội An, Hải phòng, Quảng Ninh rồi về Hải Dương. 
Phá kho thóc của Nhật, khởi nghĩa giành chính quyền ở Hải Dương (lúc ấy ít đảng viên lắm), rồi được kết nạp vào đảng cộng sản, làm tỉnh ủy viên phụ trách phát triển đảng, phụ trách tuyên huấn, rồi phụ trách vùng địch tạm chiếm tổ chức kháng chiến – không có lương đâu – toàn bộ tỉnh ủy ăn cơm ở nhà chú, đến nay các cụ ấy còn nhớ món thịt băm với muối để ăn dè. Mẹ chú đi bán chuối ở chợ để nuôi cả hội. Bố mẹ chú NVT cũng hoạt động với bố chú ở Hải Dương đấy. 
Chữ Viễn Chi là bí danh của ông thân nhà chú dễ làm người ta hiểu lấy từ chữ “Kính nhi viễn chi” trong Kinh thi mà ra, với nghĩa “Càng xa, càng trọng”, nhưng không phải. Viễn có nghĩa là sâu lắng, nhìn xa, còn Chi là quan tâm đến cả chi tiết giống như ngày này người ta nói về người Tử tế, nghĩa là người biết quan tâm đến người khác. Đặt tên Tự chính là nguyện với lòng mình suốt đời như thế, 

Quay lại Bài thơ về Nguyễn Trãi. Ta có thể tạm chia là 5 tứ thơ, tứ đầu là mở và dẫn nói tới Nguyễn Trãi và Côn Sơn.
Tứ tiếp theo là luận; Luận về người anh hùng. 
Người xưa thường nói: 
Làm trai cho đáng nên trai 
Lên đông, đông tĩnh , sang đoài, đoài yên”
Xứ đoài là chữ cổ chỉ phía Tây.
Câu Luận ấy rất hay để chỉ người anh hùng làm được như thế
“Khi ra sấm bể, mưa nguồn
Khi về như núi, như cồn lặng yên” 

Ra là ra trận, ra đối địch với giặc, ra với tư cách người làm tướng, người lãnh đạo.... và hình bóng một con rồng thoáng ẩn hiện, như núi, như cồn.... cứ cuồn cuộn “Võ công, văn đức vẫn ngời sử xanh:.
Nhà thơ Vũ Quần Phương bình rất hay, nhưng chỉ thoảng qua thôi. 
Câu kết là nói tới cái kết có hậu của cụ Nguyễn Trãi, sống mãi trong lòng dân. 

Xin gửi anh chị em bài thơ: 
NHỚ CÔN SƠN, NGUYỄN TRÃI

Giúp Vua, dẹp giặc mười năm
Công thành, thân thoái về nằm Côn Sơn

Khi ra sấm bể, mưa nguồn
Khi về như núi, như cồn lặng yên

Ngán thay chuyện Lệ Chi Viên
Được chim, vứt nỏ, bỏ tên, thói đời

Mây không che nổi mặt trời
Võ công, Văn đức vẫn ngời sử xanh

Côn Sơn một dải yên lành
Còn hơn Lăng tẩm, cung đình vàng son


Viễn Chi 7/1995

11 nhận xét:

  1. Bạn Trỗi mình đa số (như tui đây) chả sấm bể mưa nguồn chi cả. Mà nay cũng như đất như cồn nằm yên.
    Ngoan!
    :-)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HT: bởi không sấm bể mưa nguồn. Mà nay cũng như đất như cồn nằm yên. Cho nên mới không được ghi vào bia miệng (à mà là quên) bia đá sử xanh.
      tuy vậy mà cũng theo cùng đoàn quân ra trận là xứng danh anh hùng rồi.

      Xóa
  2. Chú QcV ơi, chú NVT là ai thế ạ ?
    Thơ của bác VC hay thế, chắc chú cũng được thừa hưởng gen thơ ca của bố phải không ạ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Chú QcV" thì phải là "cụ VC" chứ, sao lại "bác VC"?

      Xóa
    2. Có ngày đẹp trời nào đó đến
      Chúng ta sẽ thấy TQV đọc thơ của mình tại quốc tử giám HN trong ngày thơ VN.
      Còn bây giờ bị bệnh nghề nghiệp nên giấu thơ dưới gối,đợi tối vợ ngủ mang thơ ra mần mò.
      (Nhưng cũng lạ sao thơ của cụ VC đọc là thích là ngấm liền ,còn thơ của bác này đọc cứ trúc trắc trục trặc như vừa ngậm kẹo vừng vừa uống sữa cừu vậy.Chứ đừng nói đến ngâm thơ hay bình)

      Xóa
  3. Cảm ơn chú QcV đã ưu tiên trả lời câu hỏi của cháu trong một bài mới thế này. Cháu thấy cảm động quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bởi câu hỏi của cháu rất hay, và cũng là thắc mắc của nhiều người. Cũng bởi chú QcV rất quí Trỗi 9, QcV nhẩy?

      Xóa
  4. Chỉ mấy dòng thơ ngắn ngủi mà tác giả đã thể hiện sự nghiệp huy hoàng của Nguyễn Trãi. Hơn thế nữa còn là sự nuối tiếc cho cuối đời của kẻ hiền tài, qua đó ca ngợi con người hùng khi hết thời làm quan, về sống an nhàn ẩn dật, không màng lầu son gác tía như bao đời vua chúa.
    Âu cũng là lời tự sự đồng cảm của nhà thơ, một vị tướng không sao, ngôi sao duy nhất ông mang là ở trong lòng người dân và những người lính hiểu về ông.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mượn thơ người hay mượn cảnh để nói lên lòng mình, tất cả mọi người BT đều hiểu điều đó...
      Làm sao trở thành tỷ phú đi, đó chính là điều tại sao thấy cuộc đời quá ngắn ngủi mà có quá nhiều chuyện muốn làm...

      Xóa
  5. Chỉ với 10 câu thơ lục bát mà cụ VC đã gói được quá trình lịch sử dài từ lúc Cụ Ức Trai ra giúp nước "dẹp giặc mười năm" cho đến tận hôm nay "võ công, văn đức vẫn ngời sử xanh" và dứt khoát quan điểm "Côn Sơn một dải yên lành, còn hơn lăng tẩm cung đình vàng son". Thật tài tình.
    Bài học lịch sử này đến nay vẫn còn nguyên giá trị và rất đáng phải học.

    Trả lờiXóa
  6. tôi rất thích bài thơ này.cảm ơn QV đã đưa lên đây để mọi người bieets

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment