Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

CÔN ĐẢO

Quốc Việt k5

Kính gửi anh chị em Bantroi
Đã hứa với anh chị em bài viết về Côn Đảo, cảm ơn các đồng chí Ban Di tích Bảo tàng đã tham gia ý kiến và bổ xung
Xin gửi anh chị em cùng tham gia


CÔN ĐẢO
Côn đảo - nơi hàng chục vạn Linh hồn những người yêu nước đang nhìn chúng ta.
Cách Vũng tàu về phía Đông nam 97 hải lý (179 km) là quần đảo Côn Lôn, một quần thể gồm 16 hòn đảo với tổng diện tích 76,71 km2, lớn nhất là Côn Đảo (hòn chính)- đảo duy nhất có người ở (5 - 7 ngàn người) với diên tích 51,520 Km2, chiếm gần 2/3 tổng diện tích của cả quần đảo, có chiều dài khoảng 15km, chiều ngang chổ rộng nhất khoảng 9km, chổ hẹp nhất khoảng 1km. Một chi nhánh của công ty du lịch Mỹ đã thuê 1 trong những bãi biển đẹp của Côn Đảo (bãi Đất Dốc) làm điểm du lịch với giá 5 ngàn USD/khu căn hộ/ một ngày đêm.
Về địa chất, Côn Đảo là một miệng núi lửa vào kỷ Đệ Tứ, nước biển, sóng thần và phong hoá làm đảo lớn có hình dạng một con Gấu lớn với phong cảnh và bãi biển tuyệt đẹp.
Người ta đồn rằng người xưa gọi quần đảo này là đảo Bí theo tiếng Mã Lai (Pulau Kundur) vì trông giống quả bí nổi trên mặt nước. Không đúng; Nhà Nguyễn bắt chước các địa danh Trung Quốc nên gọi quần đảo này là Côn Lôn cho giống tên một rặng núi lớn ở vùng Tây Tạng Trung Quốc mà thôi.
Trời xanh trong, biển biếc ngọc, những cánh rừng nguyên sinh, rặng bàng cổ thụ và những bãi cát trắng, có lẽ ít điểm du lịch biển nào đẹp bằng, nhưng cảm giác vẫn rất lạ.
Người ta ước tính (vì không còn sổ sách), có hơn 22 ngàn người bị giết ở đây. Hết lớp này chôn trồng lên lứp khác. Sau giải phóng đến nay mới tìm được 1921 bộ hài cốt, qua số tù ( thẻ bài đính trên mộ tù nhân), cán bộ cơ quan bảo tàng và di tích Côn đảo lận lội tra tìm được 713 ngôi mộ có tên (37%). Phần lớn các Liệt sĩ ở Côn đảo là Khuyết Danh, máu thịt của họ, linh hồn của họ trở thành Đất Nước
Tổ hợp Nhà tù Côn Đảo là công đoạn cuối trong hệ thống Nhà Tù của thực dân Pháp ở Việt Nam và một phần quan trọng trong hệ thống nhà tù của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam - như một lò Sát sinh khổng lồ - nơi những người tù bị thủ tiêu trong suốt 113 năm tồn tại của nó (1862-1975) trong đó 93 năm thuộc Pháp và 21 năm của chính quyền Sài gòn, gôm 8 trại giam chính, một khu Biệt lập Chuồng bò với 117 phòng giam lớn nhỏ và 44 xà lim ( hầm đá ). Mỗi trại rộng từ 10 ngàn đến 25 ngàn m2, cùng hàng chục sở tù khổ sai khác. Riêng khu Chuồng Cọp do thực dân Pháp xây dựng có 120 phòng và khu biệt lập chuồng Cọp do đế quốc Mỹ xây dựng với 384 phòng chưa kể đến hàng chục khu biệt giam tạm thời.
Nơi đây, các cai ngục tìm mọi cách để giết tù nhân,từ việc đánh đập đến chết như một thú vui, đến chế độ khổ sai, từ việc khoét sâu thêm các vết thương, đến chế độ ăn uống kham khổ để gây bệnh nặng hơn.... Giống như các trại tập trung của Hít le, hơi ngạt được dùng phổ biến trong các trại giam bít bùng hoặc bị phơi mưa nắng cho đến chết trong các trại biệt giam không mái.
Viên Thống đốc Nam Kì Henri Georges Rivoal từng tuyên bố: Tù nhân ra Côn đảo là để chết chứ không phải để sống trở về. Suốt từ đó cho đến giải phóng, Côn đảo là nơi giết người. Để việc thủ tiêu tù nhân bí mật hơn, từ 1930, người Pháp đã cho di dời 3 ngàn dân ở đảo vào đất liền. Côn đảo trở thành hòn đảo - nhà tù không dân.
Chị Võ thị Sáu hi sinh khi mới 19 tuổi, là nữ tù nhân duy nhất tại Côn đảo trong thời thuộc Pháp, cũng là nữ tù nhân đầu tiên bị thủ tiêu ở đây, sau khi toà Đại hình của Pháp bác bỏ án tử hình với chị. Thời thuộc Mỹ đã có hàng ngàn nữ tù Chính trị bị đưa ra đảo như chị Võ Thị Thắng, Trương Mĩ Hoa ... và hàng chục người trong số họ đã phải lần lượt tự mổ bụng để đòi Nhân Phẩm của mình, điển hình là chị Bé; Nơi tính mạng con người bị coi như cỏ rác thì Nhân Phẩm chỉ là thứ phù phiếm; Nhưng các chị đã chiến thắng, chúa đảo phải cải thiện chế độ Lao tù đối với phụ nữ,
Thực dân Pháp chiếm Côn đảo từ 1861 nhằm làm vị trí tiền tiêu khống chế Nam Bộ, lấy cớ Nguyễn Ánh (Gia Long) đã bán quần đảo này cho họ (Hiệp ước Versailles 28/11/1787); Ngày 28/11/1861, Đại tá hải quân Pháp Jean Bernard Jauréguiberry ra lệnh cho thông báo hạm Norzagaray đánh chiếm Côn Đảo.
Cả quan quân nhà Nguyễn áp tải tù và những người tù bị đày ra Côn đảo của Triều đình nhà Nguyễn đã hợp sức lại chống trả quân Pháp, nhưng chiến tích đó chỉ còn để lại khu di tích Bãi sọ người, trong đó hơn 120 người bị chết trong chiến đấu và 20 người bị quân đội Pháp chôn sống.
Khi ý thức Dân tộc cao hơn quyền lợi cá nhân thì quan quân và người tù lại trở thành đồng chí. Họ đều chết chung một chỗ vì sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc
Trung úy Hải quân Pháp Lespès Sebastien Nicolas Joachim lập biên bản "Tuyên cáo chủ quyền" của Pháp và kéo cờ Pháp tại Côn Đảo trong ngày hôm đó.
Côn đảo trở thành nhà tù của thực dân Pháp ngay từ 1/2/1862 (hơn một tháng sau khi chiếm đóng) để giam giữ những người Việt Nam yêu nước chống Pháp suốt 93 năm, dưới sự quản lý trực tiếp viên Toàn quyền Đông Dương từ năm 1887 như một Lãnh chúa, có quyền dẹp cả triều đình nhà Nguyễn và đày đi biệt xứ mấy ông vua.
Trong 50 năm đầu (1863 - 1913), số tù nhân ở Côn Đảo xấp xỉ 1 ngàn người hàng năm, 15 năm tiếp theo (1914 - 1929) số tù nhân tăng lên 2 ngàn, từ khi có đảng Cộng sản Đông Dương, số tù nhân ngày môyj tăng và sau Khởi nghĩa Nam kỳ tù nhân tăng lên trên 4 ngàn. Những người yêu nước khi nào cũng có, từ khi Đảng Cộng sản Đông dương ra đời, phong trào yêu nước không chỉ tăng về số lượng mà Đảng Cộng sản đã trở thành đảng tiên phong, chủ chốt của phong trào yêu nước; nhiều yếu nhân của Quốc Dân đảng Nguyễn Thái Học cũng gia nhập Đảng Cộng sản như Tô Hiệu, Tô Chấn, Trần Huy Liệu,,,
Trong kháng chiến chống Pháp, tù nhân khoảng 2 ngàn hàng năm, chủ yếu là tù binh, sau 1954 được trao trả theo Hiệp định Giơ ne vơ..
Năm 1955, thục dân Pháp bàn giao khu liên hợp nhà tù - Lò sát sinh này cho chính quyền Ngô Đình Diệm.
Dưới thời chính quyền Sài gòn, toàn miền Nam có 176 nhà tù cấp Quận, 44 nhà tù cấp tỉnh và 5 nhà tù cấp trung ương như Chí Hoà, Phú Lợi, Phú Quốc và Côn Đảo ... trong đó Côn Đảo là nơi thủ tiêu tù Chính trị. Thời Diệm, tù nhân Côn Đảo tăng dần đến 4 ngàn, bằng đúng thời kỳ phong trào yêu nước tăng cao những năm 30 - 40
Luật 10/59 đặt những người Cộng sản và Kháng chiến cũ ra ngoài vòng pháp luật, biết là bắn bỏ, khoảng 2 triệu người bị giết như vậy. 4 ngàn tù nhân ở Côn đảo lúc đó phần lớn
là những người yêu nước chống Diệm hoặc Diệm không ưa. Diệm đã có lần lệnh cho dìm chết một đoàn nghị sĩ Sài gòn đối lập xuống biển Côn đảo nhưng không thành - viên phi công được lệnh ném bom đã chống lệnh rồi bay đi xin tị nạn.
Thời Nguyễn Văn Thiệu, lượng tù nhân tăng lên 8 ngàn vào những năm 1967-1969 và 10 ngàn những năm 1970 -1972 .
Đó là Hệ quả của chiến dịch Phượng Hoàng mà giám đốc CIA W. Colby đã phải thừa nhận giết tới cả triệu thường dân Việt Nam. Số tù nhân này là số không thể thủ tiêu được và cũng không thể giam trong các nhà tù ở đất liền. Thiệu có 1 toà biệt thự riêng ở đây để có thể ra nghỉ mát bằng trực thăng trong ngày, ra lệnh thủ tiêu và nhìn tận mắt, nghe tận tai những tiếng rên siết, kêu gào của tù nhân (con mồi hay địch thủ của riêng y) trước khi chết, mặc dù họ bị gọi là thường phạm.
Người Mỹ có gì Văn minh hơn người Pháp?
Chuồng Cọp của người Mỹ hiện đại hơn Chuồng Cọp của người Pháp: nhiều buồng biệt giam
hơn, thấp hơn, bé tí tẹo, bằng tôn, thiếu cả ánh sáng và không khí, bỏ cả bệ nằm cho tù, bỏ khu vệ sinh để tù nhân ăn, ngủ cùng với chính phân và nước tiểu của mình như chuồng heo. Thiếu Vitamin, người tù sẽ bị hoại tử dần từ chân tay rồi vào cơ thể được gọi là bệnh "Chân tay đen". Số lượng tù nhân đông hơn, chóng chết hơn vì ngộp thở, dễ thủ tiêu hàng loạt hơn khi bịt lỗ thông hơi và thả vào một quả lựu đạn khói. Trong suốt 113 năm tồn tại của Nhà tù - Lò Sát sinh này, số người bị giết chắc nhiều hơn con số 22 ngàn.
Vào ngày giải phóng Miền Nam, chính quyền Sài gòn còn đang tâm ra lệnh thủ tiêu toàn bộ số tù nhân chính trị bằng lựu đạn nhưng không kịp vì số cai ngục đã mạnh ai nấy chạy. Tù nhân bị bỏ đói 1 ngày và vị linh mục tốt bụng của đảo đã móc nối được ông Lê Câu, sĩ quan tình báo QĐNDVN bị giam ở đây, giải thoát được 7448 tù nhân, trong đó có 4234 tù nhân Chính trị với 494 nữ tù nhân.
Tự do đột ngột khiến các tù nhân không thể tin được, họ nghi Chúa đảo có ý đồ thủ tiêu tù nhân nên phải phát loa phóng thanh truyền lại tin của đài TNVN về việc chính quyền Sài gòn tuyên bố đầu hàng; Các cựu tù nhân đã phá bỏ nhiều công cụ tra tấn, thủ tiêu của số cai ngục do quá tức giận. Thật đáng tiếc, các thế hệ mai sau cần biết những tội ác đó để rùng mình, để chung tay ngăn chặn; Tuy nhiên mỗi khi đến đây, du khách vẫn như ngửi thấy mùi tanh lợm của máu tươi và mùi tử thi, lạnh và ghê rợn.
Hàng trăm ngàn con người bị đày ra Côn đảo, có nhiều phụ huynh trường Trỗi, dù họ còn sống hay đã khuất, có tên hay vô danh, đều là những anh hùng. Những người sống sót trở về hay vượt ngục Côn đảo là những huyền thoại.
Đi Côn đảo, thắp hương tại đài Liệt sĩ Côn đảo, thắp hương các ngôi mộ có danh và khuyết danh, thắp hương cho cô Sáu (Võ thị Sáu) - cho lớp lớp người đã xả thân vì Tổ Quốc, tôi chỉ có một câu khấn:
" Kính thưa cô Sáu và các Linh hồn anh linh của dân tộc Việt, các vị sống Linh, chết Thiêng hãy phù hộ cho Đất nước này mãi mãi trường tồn."
Lúc ấy đất trời Linh lắm, vẳng lại lời nói đanh thép của Trần Bình Trọng mắng bọn giặc Nguyên - thà chết làm Quỷ nước Nam để có thể vẫn bóp cổ quân cướp nước.
"Máu của các chị, của các anh không uổng" (Tố Hữu)
Lớp người Việt hiện nay đã làm gì cho đất nước này giàu hơn, hạnh phúc hơn, khi thế hệ đi trước chưa làm gì được nhiều.
Chắc những vị anh hùng đã hy sinh lẫm liệt ấy mong muốn đất nước này mãi mãi Hoà Bình, dân tộc này mãi mãi Tự do. Quần đảo xinh đẹp này không nên mang tên địa danh của Trung Quốc và càng không nên mang tên một nhà tù. Quần đảo ấy cần được Nhà nước đăt tên TỰ DO và đảo lớn nên mang tên TỰ DO LỚN
Côn Đảo vẫn còn nghèo, rau xanh và thực phẩm tươi sống có giá cao gấp 3 lần trong đất liền. Nhà nước cần sớm đưa Côn đảo trở thành trung tâm DU LỊCH nối với các tuyến đường và các thành phố lớn để cải thiện đời sống người dân, trước tiên là có kinh phí bảo tồn di tích. Các thế hệ nghị sĩ Quốc hội, cán bộ và thanh niên Việt Nam nên có chương trình THAM QUAN các nhà tù lớn như Côn Đảo, Phú Quốc mãi mãi nuôi sống ý nguyện của những người đã khuất.
Cán bộ, nhân dân Côn đảo thay mặt nhân dân cả nước thắp hương cho Liệt sĩ, nên chăng NGỌN HẢI ĐĂNG Côn đảo cần mở rộng, dẫn đường cho tàu, thuyền, máy bay qua lại trong vùng thì cái chết của hàng vạn oan hồn liệt sĩ vẫn mang đầy ý nghĩa với những người đang sống. Nên chăng, cần lắm 1 tài khoản để tiếp nhận sự đóng góp của nhân dân cả nước và kiều bào.
QcV. K5
(Nguồn Pitures and Edit by TQtrung)

15 nhận xét:

  1. Tôi có chuyến đi Côn Đảo một mình, vào mùa gió nên vắng khách. Lại càng vắng khi cái KS đẹp (SG Côn Đảo?) chắn trước "banh" tù và bãi biển còn đang xây dựng. Ở nhà khách huyện đội, ăn cơm bình dân 10kĐ/suất chỉ có trứng tráng, mấy lát dưa chuột và canh lá hành thả vào nước sôi gia vị.
    Là một nơi rất nên đi.

    Trả lờiXóa
  2. Sao chú HT lại đi một mình nhiều thế nhỉ ? Cháu học tập chú, sắp tới cũng sẽ thử đi một mình. Khi về không biết có được bài phóng sự nào hay như phóng sự của chú không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cháu VT: chú HT chuyên lủi thủi một mình đi như vậy nó mới thiêng.
      Ra Côn Đảo rất có ý nghĩa với chú ấy, vì ông thân sinh chú ấy từng bị vui vẻ ở đây cùng bọn giặc hồi chống pháp.

      Xóa
  3. Bài này hay lắm, nên suy tư.
    Mà sao QcV đi thăm thú cơ sở như đi ăn cướp thế ? Vừa ở Điện biên đã Côn Đảo rồi.
    Ảnh rất có giá trị về phong cảnh và dấu ấn các AHLS.
    Ông QcV giỏi thật, cái Iphone còi mà ảnh siêu nét nhỉ.

    Trả lờiXóa
  4. @VT: đi có một thì mình mới là mình. Không lo cho ai, không cần ai lo cho mình. Mới có thể đi nghĩa trang Hàng Dương vào buổi chiều muộn sau cơn mưa nhẹ; mới có thể dành cả buổi sáng đi lên Sở Rẫy thăm mấy anh chàng trông coi vườn nuôi thú, hàng ngày xem TV bằng năng lượng mặt trời...

    Trả lờiXóa
  5. Cháu nghĩ đi một mình có nhiều điều thú vị. Tuy nhiên, có lúc nào đang đi một mình thì nhớ bạn phải điện thoại nói chuyện lung tung cho đỡ cảm giác thiêu thiếu ai đó lúc ấy không chú ? Chú truyền đạt cho cháu ít kinh nghiệm để phòng bị trước lúc lên đường với ạ !

    Trả lờiXóa

  6. Bài phóng sự rất hay, nhiều thông tin bổ ích và lý thú. Cám ơn QcV.

    Trả lờiXóa
  7. Quốc Việt xem lại đoạn này: "...Đó là Hệ quả của chiến dịch Phượng Hoàng mà giám đốc CIA W. Colby đã phải thừa nhận giết tới cả triệu thường dân Việt Nam. "
    Chưa có số liệu thống kê chính thức về số người chết trong chiến tranh Việt Mỹ, nhưng con số cả triệu người chết trong một chiến dịch bình định của đối phương nghe chừng hơi nhiều, QcV lấy nguồn ở đâu nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trích một tài liệu có nguồn wiki..
      Chương trình Phụng Hoàng thường được gọi bằng cái tên "chiến dịch ám sát", và bị chỉ trích là một ví dụ tiêu biểu của những hành động tàn bạo xâm phạm nhân quyền mà CIA và các tổ chức của nó đã tiến hành. Theo thống kê của Mỹ, trong năm 1969, 19.534 người bị coi là Việt Cộng đã bị "vô hiệu hóa" (từ sử dụng trong chương trình Phụng Hoàng): 6.187 người bị giết, 8.515 bị bắt, 4.832 người về theo chương trình chiêu hồi. Tới năm 1971, William Colby đưa ra con số người bị giết trong chương trình này là 20.857. Con số của chính quyền Sài Gòn còn cao hơn rất nhiều: 40.994[13]. Cá biệt, một nhóm dưới sự chỉ đạo của Karl Sherrick và Gary Leroy giết tới 23 người trong một tháng. Các đơn vị của hai người này chịu trách nhiệm về 200 cái chết trong các đợt hành động của họ.
      Xem thêm ở ĐÂY về chiến dịch PH của CIA

      Xóa
  8. @Viên Thạch: đi chơi một mình đôi khi không phải là cơ hội do mình tự tạo ra, mà có những lúc do "hoàn cảnh xô đẩy" :-)
    Như chuyến đi Côn Đảo, chú không cố tình đi một mình. Mà là cố tình đi dù như thế nào, bởi vì thuận tiện cho chú. Rủ bạn trước mấy tuần để mọi người thu xếp đi cùng. Tới hẹn, không ai đi, thì mình đi một mình. Đã định việc mình cần, phải, sẽ làm thì dù một mình cũng làm.
    Cũng có những chuyến biết rủ ai cũng sẽ không đi thì đi một mình, xem lễ hội người Mông ở Mộc Châu những ngày cuối cùng của tháng 8 (hàng năm) chẳng hạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi chú HT ơi. Giờ có người rủ là sẽ đi ngay đấy - đó là chú QV ! Cô bạn trẻ Lan Hương nhà ở Mộc Châu có mời bạn Trỗi đi Mộc Châu vào dịp 2-9 đấy. Cháu thì từ chối vì cháu đi Singapore ngày mai, chiều 31/8 mới về đến Hanoi, chẳng lẽ 1-9 lại lên đường, hơi ngại ! Hôm nay chú nói Tết người Mông vào ngày cuối tháng 8 cháu mới biết đấy. Năm sau chú mà đi thì cho cháu đi theo nhé !
      @chú QcV: đọc bài chú viết mà cháu thấy thèm được đến Côn Đảo. Tuy nhiên, hè năm ngoái mấy gia đình bạn rủ đi thì cháu bận không đi được. Cháu rất hay ngủ mơ thấy ma, nghe mọi người đi về kể thì thấy cũng sợ. Nếu đi một mình chắc cháu không dám đến đó.

      Xóa
  9. Cảm ơn a QT, Chiến dịch hay Kế hoạch. Hay Cbương trình Phượng hoàng. (1965 ~ 1973) với số liệu nêu trên đã tới con số đó, không tính Việt Cộng hay QĐNDVN, QGP. Tổng kết cuộc chiến tranh Việt Nam số daa thường bị giết còn cao nữa

    Trả lờiXóa
  10. B HT định đi Mộc Châu khi nào thế? Tết Mông chỉ mở từ 29 tới 1/9 thôi

    Trả lờiXóa
  11. Chuyến Mộc Châu ấy qua lâu rồi. Nghe loáng thoáng trên TV có lễ hội người Mông ở Mộc Châu. Nghỉ mấy ngày chán, quyết lần đầu đi lên miền Tây sống với lễ hội một đêm. Một mình một xe một máy ảnh lên đường. Quá trưa lên tới Mộc Châu đọc băng rôn mới biết đã kết thúc hai ngày trước. Lượn một vòng rồi về, 7h tối về nhà ăn cơm không ai biết vừa có một ngày lái xe 10 tiếng đi thăm châu Mộc. Sau đó nhiều dịp đưa mọi người đi, như tua gai :-)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cháu đã book vé đi Đà Nẵng vào tháng 10. Một quyết định lớn sau mấy năm ý tưởng và rủ rê không được ai và gần nhất là sau bài phóng sự của chú. Ông xã cháu nói, sẽ bảo chi nhánh trong ĐN cho mượn 1 chiếc Innova, rồi tự mà dong ruổi. Mừng quá !

      Xóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment