Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT (HAY PHẬT GIÁO)


Quốc Việt k5 (NC)

Kính gửi anh chị em bantroi
Không được đi vào ĐN, nhưng ngồi với anh chị em học được rất nhiều điều. Bà xã nhà mình tung tẩy đón các anh chị khóa trên, lại còn gặp 3 K9; ngồi cạnh chủ nhà, giống y chang. . 
Chuẩn bị vào lễ Vu Lan (từ rằm tháng 7 tới rằm tháng 8) - Lễ báo hiếu cha mẹ, tổ tiên; trùng với lễ xá tội vong nhân và lễ trung nguyên của người Á đông (Rằm tháng 7). Đối với người Việt cổ là lễ xem trăng để đoán thời tiết năm sau – sự tích Trung thu – Rằm tháng 8. Xin gửi anh chị em bài nghiên cứu sơ lược về Phật giáo

MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT (HAY PHẬT GIÁO)

Buddhism (Phật giáo: còn đọc là Phật-đà hay Bụt-đà mà người Việt gọi là Bụt, Bồ đề hay Phật (theo chữ Hán), nghĩa là "người tỉnh thức" hay "người giác ngộ" còn được gọi là “người có trí thức”; giáo lý của Phật giáo gọi là Phật pháp, Bồ đề pháp có nghĩa là "nguyên lí của vạn vật".
Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo nhưng đi vào tư tưởng rèn con người trở thành người hiểu biết, khởi nguồn khoảng 500 năm trước Công nguyên, sáng lập bởi một nhân vật có thật tên là Siddartha Gautama người Việt đọc là Thích Ca Mâu Ni, tiếng Hán đọc là Tất-đạt-đa Cồ-đàm. .
Theo giáo lí nguyên thủy thì đạt được Phật (Bồ-đề, Giác ngộ) khi người đó đạt được nhìn rõ bản chất vạn vật. Nói cách khác, ai đạt được sự hiểu biết đều được gọi là Phật, Bụt. 
Cơ sở tư tưởng của Phật pháp là Tứ diệu đế - Bốn chân lý làm cuộc đời con người đi vào đau khổ đó là (1) Khổ đế: Khổ đau. (2) Tập đế: Nguyên nhân của khổ đau là do sự ham muốn (3). Diệt đế: Một khi bỏ ham muốn thì sự khổ cũng được diệt. (4) Đạo đế: con đường diệt khổ gồm tám nhánh (Bát chính đạo).
Phật giáo cho rằng không thấu hiểu Tứ diệu đế là Vô minh. Không thấy cuộc đời biến động là vô thường, Không biết mình là vô ngã và vì vậy mà con người phải chịu khổ
Bát chính đạo bao gồm:
1. Chính kiến: Quan sát đúng sự vật.
2. Chính tư duy: Tư duy đúng.
3. Chính ngữ: Phát ngôn đúng.
4. Chính nghiệp: Làm đúng.
5. Chính mệnh: Đảm nhiệm đúng công việc 
6. Chính tinh tiến: Phát triển việc tốt, bỏ việc xấu.
7. Chính niệm: Rèn luyện trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý;
8. Chính định: Tập trung tâm ý 
Vốn là một tôn giáo nhỏ trong Ấn độ giáo, đã có một thời kì phát triển trở thành quốc đạo của nhiều quốc gia, lý luận của Phật giáo được một số Vua Chúa Nam Á như Vua A Xà Thế (Ajatasatru) là vua xứ Ma Kiệt Đà (Magadha) vua Kalasoka xứ Vesali. hoàng đế Asoka (A Dục) của đế chế Mauryan, vua Mindon của Miến Điện lúc bấy giờ là Mandalay sửa đổi lại; đặc biệt qua Trung Quốc vào thời nhà Đường khoảng năm 712 sau công nguyên và Hoàng đế Đại Đường đưa 3000 nhà bác học nghiên cứu chuyển tư tưởng và ngôn ngữ Ấn độ thành tư tưởng và ngôn ngữ Trung Quốc để phù hợp với nền Văn hóa của đế quốc đa văn hóa này và đưa thành Quốc giáo. 
Hiện Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới với 365 triệu tín đồ, chủ yếu tập trung ở Châu Á và đang lan truyền khắp thế giới và trở thành tôn giáo bản địa. 
Giống như Ấn Độ giáo, Phật giáo cho rằng có kiếp luân hồi, mọi hành động của con người đều có kết quả tinh thần, cũng như đem lại số phận cho họ hoặc là thiện (dẫn đến sự hoàn thiện tinh thần) hoặc là ác (dẫn đến sự suy đồi tinh thần), vũ trụ mang tính đạo đức, có trật tự mà không có vị thần tối cao thực hiện công lý cuối cùng, với toàn bộ xã hội loài người vì thế bị biến đổi theo. 
Phật giáo cũng là tôn giáo đầu tiên đưa ra hệ thống phẩm cấp tu hành tương đương với chức sắc giáo sỹ.

Buddhism Vietnamese (Phật giáo Việt Nam)
Trong số các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo đến Việt Nám sớm nhất và có số tín đồ đông đảo nhất. Theo thống kê dân số năm 2009 thì số tìn đồ Phật Giáo là 6.802.318 người. Ngoài ra từ 80% đến 90% dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo (do Phật giáo đã trở thành tín ngưỡng dân gian). Năm 2011 khoảng 10 triệu Phật tử (các tín đồ Phật giáo). 
Có hai nhánh Phật giáo ở Việt Nam là Đại thừa (cỗ xe lớn – tu được cho nhiều người), còn gọi là Bắc Tông (vì truyền qua đường Trung Quốc vào Việt Nam) còn gọi là Mahayana và Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ, ai đi tu được người đó), còn gọi là Nam Tông (truyền qua đường Sri Lanka vào Việt Nam) hay Phật giáo Theravada có nghĩa là "lời dạy của bậc trưởng thượng". 
Phật giáo bắt đầu truyền vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước công nguyên từ Ấn Độ theo đường biển rồi truyền vào Trung Hoa. Lúc đầu Phật giáo tại Việt nam (đồng bằng châu thổ sông Hồng) mang màu sắc của Phật giáo Tiểu thừa, thường núp bóng trong các đền Mẫu mà ngày nay các chùa đều có đền Mẫu được người Việt thể hiện rất rõ qua hình ảnh ông Bụt (dịch thẳng từ tiếng Phạn - Buddhism) được dùng trong dân gian trở thành tín ngưỡng dân gian, về sau do sử dụng tiếng Hán trong xã hội, danh từ Buddhism thành danh từ Phật được dùng trong các văn bản chữ Hán hoặc chữ Quốc âm (do biến âm của chữ Hán B thành Ph, ud thành ật), gắn với Phật giáo Đại thừa. 
Chủ trương ăn chay chỉ có Phật giáo Đại thừa phái thiền tông nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho các tín đồ phải đóng góp nuôi các giáo sỹ, còn giáo sĩ Phật giáo nói chung không ăn chay. 
Phật giáo Đại thừa vào Trung Quốc từ đời Đường Huyền Tông, từ đó du nhập vào Việt Nam tới vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, phát triển mạnh vào thời Đinh Tiên Hoàng và trở thành Quốc Đạo, phát triển rực rỡ khoảng nửa Thiên Niên kỉ, xuống dần vào đời Hậu Lê và khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam thì biến thành tôn giáo dân gian, sau Cách mạng tháng Tám 1945, Phật giáo dần được khôi phục.
Trong lịch sử Việt Nam, Phật giáo thường gắn với dân tộc, có công trong sự nghiệp chống ngoại xâm khi trở thành tôn giáo bản địa và càng rõ nét khi các vua nhà Trần thường quy y và chuyển dần Phật giáo vào tín ngưỡng dân gian.

Các phái Phật giáo Đại thừa ở Việt Nam
Thiền tông lập ra vào năm 580 tại chùa Pháp Vân (hay chùa Dâu), thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Đây là tông phái Phật giáo nổi tiếng ở Việt Nam với dong Vô Ngôn Thông – “Không nói mà hiểu”, lập ra vào năm 820 tại chùa Kiến Sơ, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. 
Tịnh độ tông là một tông phái Phật giáo, chủ trương phải trau dồi trí tuệ để am hiểu thế giới, tự rèn bản thân mình, tu hành đơn giản miễn là hướng tới tư tưởng của Phật, theo lục độ - chỉ 6 bước tu hành - (1) Bố thí (2)Trì giới (3) Nhẫn nhục (4) Tinh tấn (5) Thiền định (6) Trí huệ
Mật tông là một tông phái Phật giáo chủ trương sử dụng những phép tu tụng niệm các mật chú để đạt đến chân lý giác ngộ. Cũng còn gọi là Lạt Ma tông. 
Năm 1299, vua Trần Nhân Tông, vị Vua anh minh và anh hùng bậc nhất của Việt nam, xuất gia và lên tu ở núi Yên Tử, thuộc huyện Uông Bí, Quảng Ninh, thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó và lập nên Thiền phái Trúc Lâm trở thành Sư tổ thiền phái này, viết bài phú Cư Trần Lạc Đạo để thể hiện quan điểm triết học của dân tộc Việt Nam: 

"Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, 
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo khôn tầm mích, 
Đối kính vô tâm mạc vấn thiền." 

Dịch nghĩa 
[Tùy duyên phận mới tu được cái đạo hưởng sung sướng có ngay dưới trần gian.
[Giống như] khi đói được ăn, không câu nệ là chay hay mặn, khi mệt được nghỉ, đâu đòi hỏi lầu son gác tía. 
Cái quý nhất của đời người chính là gia đình, bạn bè, đâu cần tìm đến tận cõi Phật. 
Đó làm tấm gương để người có đạo theo]
Phật giáo Việt Nam thu nhập các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam được "Phật hóa" như Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi và Phật Pháp Điện v.v. kể cả các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất; Tiếp nhận cả Đạo giáo, Nho giáo thành "Tam giáo đồng nguyên" và "Tam giáo đồng quy"; Do đặc điểm của nền văn minh lúa nước, nhiều vị Phật Ấn Độ trở thành "Phật ông - Phật bà" và người Việt còn sáng tạo những vị Phật riêng của mình như Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu), Quan Âm Thị Kính (tên khác: Quan Âm Tống Tử), Quan Âm Diệu Thiện (tên khác: Phật Bà Chùa Hương, Bà chúa Ba).
Đặc điểm Phật giáo Việt Nam biểu thị rõ ý thức độc lập tự chủ của đất nước, uyển chuyển trong “xuất thế” (tách khỏi cuộc sống đời thường) và “nhập thế” (tham gia chính sự”, Nhiều vị cao tăng các triều đại Đinh, tiền Lê, Lý, Trần tham gia chính sự như thiền sư Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Pháp Loa, Ma Ha, Sùng Phạm v.v..
Phật giáo Việt Nam khởi sắc sau 1954 đồng hành cùng dân tộc, nhất là tấm gương của các giáo sỹ chống lại thực dân, đế quốc và phát triển rực rỡ sau năm 1975, mặc dù cũng có giáo sỹ vì cá nhân vẫn đối lập với nhà nước. 

Phật giáo Hòa Hảo 
Hòa Hảo, hay Phật giáo Hòa Hảo, là một tôn giáo Việt Nam tự nhận gắn với truyền thống Phật giáo, do Huỳnh Phú Sổ thành lập năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu (nay là An Giang), Châu Đốc, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. 
Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ, tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ, chiếm 44% dân số toàn tỉnh và chiếm 65% tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong cả nước, tiếp đến là Cần Thơ (227.117 tín đồ) và Đồng Tháp (196.143 tín đồ)
Trong chiến tranh, một số chức sắc Hòa Hảo cộng tác với Nhật, Pháp, rồi Mĩ và Chính quyền Sài gòn cũ. Phần lớn tín đồ Hòa Hảo theo phong trào giải phóng dân tộc và có người là sỹ quan cao cấp của quân đội nhân dân Việt Nam.
(Tham khảo nguồn từ NET)

9 nhận xét:

  1. Ấn giáo (Hindu) : Thương đế là vô hình, tất cả Phật hay vật xuất hiện là những người truyền tin.
    Đạo Phật (Buddhism) : Thượng đế là đức Thich Ca Mầu Ni.
    Sri Lanka (hay còn gọi là Ceylon cho đến 1972): người Tamil theo Ấn giáo, người Sinhalese (chiếm khoảng 75% dân số) theo đạo Phật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CB: tôi hiểu Thượng đế là ông Trời (vô hình), còn Phật là các ông bà tài giỏi đức độ,có nhiều công sức cứu giúp chúng sinh.
      đức Thich Ca Mầu Ni là phật, không phải thượng đế.

      Xóa
    2. Như vậy TK5 có đức tin của Ấn giáo (Hindu)

      Xóa
  2. Trong chuyện Gulliver's travels viết năm 1726 điều chỉnh lại 1735, 1 tác phẩm văn học của người Anh mà chắc tất cả mọi người đã đọc hay xem phim, khi Gulliver đến nước tí hon, 2 bộ lạc đánh nhau kịch liệt chỉ vì 1 bên tin là khi đập trứng phải đập đầu nhỏ trước, còn bên kia tin ngược lại là phải đập đầu to trước.
    Đối với người ngoài thấy thật là chuyện nhỏ mọn.....

    Trả lờiXóa
  3. CB: Tôi tin vào Thần Phật lắm đấy. Cũng là bắt chước vợ của các nhà lãnh đạo cả mà, ở VN, chả có vợ ông nào không đi chùa chiền miếu mạo, lúc nào cũng khấn vái xì xụp nhằm cho đức lang quân thu được nhiều ngân hơn nữa.
    NX dưới về sự nhỏ mọn,tôi không hiểu CB đề cập đến vấn đề gì, bạn có thể GT thêm được khg ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý tôi là sự khác nhau trong cách ăn trứng thật nhỏ mọn mà đánh nhau dữ dội, còn truyện đó viết như thế khi đó có ngụ ý triết lý gì không ? tôi không biết, nhưng khi nói chuyện với người Tamil và Sinhalese tôi không hiểu họ khác nhau về cái gì? (tất nhiên chỉ biết là một bên theo đạo Hindu còn bên kia theo đạo Phật).

      Xóa
  4. Mình đang viết một câu chuyện giả tưởng, có một phần nội dung nói về cuộc đấu tranh sinh tồn ở một hành tinh nọ, lý do không phải do tranh giành lãnh thổ và năng lượng mà là một giáo lý lãng nhách, nguyên do ban đầu người ta ăn bốc, dùng tay lấy thức ăn, làm tình, và vệ sinh !!! Đời sống nâng cao ( Phú quý sinh lễ nghĩa) họ bắt đầu biết dùng công cụ gì đó để làm các việc trên, vài người nghĩ ra cái tương tự cái thìa, vài người dùng khúc tre bẻ đôi, gọi là đôi đũa để chén, nếu tôn trọng ý riêng thì không sao nhưng ai cũng muốn cách của mình là tốt, cãi nhau và chia phe, ông bà thích ăn bằng thìa lập ra "chủ nghĩa Thìa" cô chú thích ăn đũa lập ra băng " Dân chủ cộng hòa ĐŨA"
    Họ giải quyết mâu thuẫn bàng bạo lưc, từ Cacbin gun cho đến Bom H. Hơ hơ, bùm cái hết cả đũa với thìa. Vô nghĩa qué!!!

    Trả lờiXóa
  5. Ơ hơ! cái giả tưởng này vô nghĩa quá hà !

    Trả lờiXóa
  6. Một cách hết sức vắn tắt, Tôn giáo khác với Khoa học ở chỗ, triết lý Tôn giáo nói về sự hữu hạn, còn Khoa học (triết học) nói về sự vô hạn.

    Ví như:

    Tôn giáo nói vũ trụ (và bất kì những cái chi chi khác) do một đấng tối cao nào đó nặn ra, rồi tồn tại, rồi bùm ... tan tành, và sau đó là hết, khỏi thảo luận tiếp. Nó là tiên đề (thừa nhận mà không cần chứng minh).

    Khoa học (triết học) nói những cái nớ không tự sinh ra và không tự mất đi, mà do hắn chuyển hóa từ dạng tê sang dạng tề. Hắn vô tận, ví như nguyên tử bé tí xíu, rứa mà vẫn chưa phải là tận cùng của thế giới vi mô. Và cái chi cũng phải có sự chứng minh thì mới được kết luận.

    Do vậy, Phật giáo là một trường phái triết học chứ không phải là một tôn giáo, tuy nhiên, nhiều lãnh đạo bên nớ đã biến nó thành tôn giáo.
    A di đà Phật.

    Mà bên "ông đảng" cũng rứa, nhiều lãnh đạo bên ni đã biến triết học Mác thành kinh thánh và mấy ổng là giáo chủ.
    Lanh téc na xi ô na lơ.

    Đại để rứa.

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment