SGTT.VN - Gần đây, dư luận, đặc biệt giới văn nghệ sĩ và trí thức rất ngạc nhiên trước việc một đại biểu Quốc hội đề xuất soạn “luật nhà văn” - một việc làm chẳng dựa vào cơ sở khách quan nào.
Tỏ ra nhanh nhạy hơn, nhà văn Trần Đình Thu đã soạn ngay dự luật cho điều này, công bố trên mạng (đã ba kỳ và còn tiếp), với các chi tiết rất thú vị, ví dụ: “Điều 11: Quyền và nghĩa vụ của nhà thơ. 1) Nhà thơ có nghĩa vụ phải làm thơ theo nhu cầu của xã hội. Nghiêm cấm việc nhà thơ từ chối làm thơ trong bất kỳ tình huống nào. 2) Chỉ có nhà thơ mới được làm và công bố thơ. Nghiêm cấm việc chưa trở thành nhà thơ nhưng đã làm và công bố thơ. 3) Nhà thơ từ bậc 1 đến bậc 7 chỉ được phép làm các loại thơ tứ tuyệt, thất ngôn, lục bát, song thất lục bát, thơ tự do có độ dài không quá 50 câu mỗi bài. 4) Thi sĩ có quyền làm thơ có độ dài trên 50 câu nhưng không được phép làm trường ca. 5) Chỉ có thi nhân mới được phép làm trường ca”.
Cắt nghĩa về ý tưởng này, ông Trần Đình Thu (cũng hoạt động như một luật gia) cho biết: “Trước một hiện tượng xã hội, chúng ta có thể phê phán bằng cách nói nghiêm túc hoặc nói hài hước. Cách nào cũng có tác dụng của nó. Trong vấn đề này, tôi chọn cách hài hước, là biên soạn một luật nhà văn với những điều khoản tréo ngoe, vô lý, mà khi đọc lên ai cũng thấy được bản chất khôi hài của nó. Tôi sẽ biên soạn đầy đủ như một luật thật, khái quát hết tất cả các lĩnh vực liên quan đến văn học Việt Nam. Tôi ước muốn vẽ nên một bức tranh thật vui nhộn về văn học Việt Nam qua cái luật cà rỡn này”. Ông Trần Đình Thu còn đề xướng trang web thơ có khá đông người xem: http://www.binhchonthohay.com/.
Hiền Hoà
Căn cứ vào đó, bạn Trỗi nào lăm le làm thơ phải suy xét cẩn thận, nếu làm trái các điểu khoản chữ đỏ rất dễ bị ông đại biểu quốc hội nọ cho ra tòa chịu sự trừng phạt của pháp luật Vn thời đổi mới.
Căn cứ vào đó, bạn Trỗi nào lăm le làm thơ phải suy xét cẩn thận, nếu làm trái các điểu khoản chữ đỏ rất dễ bị ông đại biểu quốc hội nọ cho ra tòa chịu sự trừng phạt của pháp luật Vn thời đổi mới.
Ko được làm thơ thì mình "bình thơ" có vi phạm ko nhỉ?Bây giờ mới biết hồi học ở Trỗi làm báo tường nhiều nhà thơ lắm.Phạm luật hết!Chết thật!Sao dở hơi thế nhỉ?!
Trả lờiXóaĐề nghị hội đồng y khoa giám định xem ông TĐT có còn đủ "năng lực hành vi dân sự" để tiếp tục làm đại biểu Quốc hội nữa hay không?
Trả lờiXóaBạn ơi, ông TĐT là nhà văn, ông ấy bịa ra cái luật này để có ý phê phán một cách hài hước việc một ông Đại biểu quốc hội rách việc đưa ra một dự luật goị là luật nhà Văn ra cho quốc hội xem xét, anh TĐT này mau mắn đưa ra bản này với ý khôi hài thôi.
Trả lờiXóa“Luật nhà thơ” đang được đưa vào nghị trình quốc hội. Thơ cũng có luật, nhưng có thứ quan trọng, cần kíp hơn thơ, thiết thực đến cuộc sống thường nhật của mọi người như chuyện đi ỉa sao không có luật? Luật đi ỉa – tại sao không? Xin giới thiệu một bài viết vui thư giãn cuối tuần trên blog Trần Lưu Văn.
Trả lờiXóaLuật đi ỉa
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh:
– Cho tất cả tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc ỉa đái.
Điều 2. Giải thích thuật ngữ:
– Đi ỉa: là hành động đi thải những gì không cần thiết trong người ra ở dạng thể rắn, thể lỏng,… (trừ thể khí – sẽ có luật riêng) bằng đường lỗ đít.
Điều 3. Số lượng cứt cho mỗi lần ỉa
– Chỉ được đi ỉa khi có đủ một lượng cứt nhất định từ 200gr trở lên đối với người lớn và 100gr trở lên đối với trẻ em để tiết kiệm nước, giấy và các cơ sở hạ tầng khác.
– Mọi trường hợp khác phải có sự xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền liên quan gồm cơ quan y tế, công an,…
Điều 4: Địa điểm ỉa
– Địa điểm đi ỉa phải là nơi có đặt hệ thống nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng, cấp thoát nước, mội trường, an ninh trật tự,… Tất cả các thiết bị bên trong phải có đầy đủ tem nhãn kiểm định chất lượng.
Điều 5: Quy trình đi ỉa
– Chuẩn bị đi ỉa: Chỉ đi ỉa khi số lượng cứt đủ theo Khoản 1, điều 3 bộ luật này và có chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết gồm giấy chùi đít, chứng minh nhân dân,…
– Trong khi ỉa: Phải đái trước khi ỉa và phải tắt các thiết bị di động có gắm camera, thu âm. Ngồi đúng tư thế xổm hay bệt tùy theo loại nhà vệ sinh…
– Khi ỉa xong phải chùi đít sạch sẽ bằng các loại giấy chuyên dụng đủ tiêu chuẩn chất lượng nhằm tránh giấy bị thủng gây dơ bẩn tay. Nghiêm cấm dùng các loại báo chí chính thống và sản phẩm văn hóa có thể gây phản cảm khi dùng để chùi đít (đặc biệt là các báo đảng như Nhân dân, tạp chí Cộng sản…- Trương Duy Nhất biên thêm).
Điều 6: Phân công, phối hợp trong soạn thảo, tham gia ý kiến, thẩm định luật đi ỉa
Giao cho các Bộ có liên quan tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như thông tư, nghị định hướng dẫn về luật đi ỉa như sau:
– Bộ Y tế, bộ Tài nguyên-môi trường quy định về kích thước, trọng lượng và thành phần cấu tạo cơ bản của cứt, quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm dân sự, đánh giá tác động môi trường của cứt và trách nhiệm có liên quan của người thải ra, quy định về việc rửa tay chân trước và sau khi đi ỉa,…
– Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về việc tái sử dụng cứt cho nông nghiệp.
– Bộ Xây dựng xây dựng các tiêu chuẩn về xây dựng hệ thống nhà vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn về an ninh trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường,…
– Bộ Thông tin-truyền thông quy định về các loại báo chí, văn hóa phẩm không được dùng trong quá trình chùi đít,…
– Bộ Công an quy định về các hình thức xử lý có liên quan và chuẩn bị lực lượng giám sát nhằm thực thi Luật có hiệu quả…
Trên đây là toàn văn dự thảo Luật đi ỉa…
Ban soạn thảo:
ABCD (đồng soạn thảo Luật Nhà thơ đang chuẩn bị đệ trình Quốc hội)
_______________
(Nguồn: blog Trần Lưu Văn)
K6LS