KẺ GIẶC HIỂM ĐỘC NHÒM NGÓ NGOÀI KIA
Mùa hè năm ngoái, sau khi xảy ra vụ tàu hải giám Trung Quốc tấn công phá hoại hoạt động thăm dò của tàu Bình Minh 02 trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tinh thần đoàn kết của người Việt khắp năm châu đã có dịp bùng cháy mãnh liệt. Từ người dân trong nước đến kiều bào, tất cả đều hướng về biển Đông, nơi chủ quyền biển đảo đang bị thách thức.
>> Không để mất một tấc biển đảo
Điều gì đã khiến những con người quốc tịch có thể khác nhau, sinh sống trong những xã hội khác nhau, chính kiến có thể rất khác nhau - thậm chí đối lập nhau, lại cùng đứng bên nhau? Câu trả lời là: Tổ quốc.
Dịp đó, tôi được xem chương trình hội luận trên Phố Bolsa TV, một đài truyền hình của người Việt ở Quận Cam, California, Mỹ. Chương trình rất dài, nhưng có lẽ chỉ cần một phát ngôn trong đó là đủ để đúc kết lại toàn bộ. “Đừng để những lá cờ cản trở mục tiêu chính của chúng ta là phản đối Trung Quốc xâm lăng". Nhà văn Nguyễn Á Độc Lập, một người tham gia cuộc hội luận, đã nói như thế. Tôi chưa từng biết Nguyễn Á Độc Lập, nhưng câu nói hôm ấy của ông, đã đem lại cho tôi một sự xúc động vẫn vẹn nguyên cho tới tận bây giờ. Điều mà ông nói, cũng như tinh thần của chương trình hội luận, là tấm gương phản chiếu những gì đang diễn ra ngoài kia: người Việt khắp nơi trên thế giới đang sát cánh bên nhau vì chủ quyền đất nước, gạt sang một bên những khác biệt, bất đồng.
Sự thăng trầm của lịch sử từng khiến những người con đất Việt rời xa nhau, nhưng ngay cả trong những ngày tháng mà lòng người còn nhiều cách trở ấy, đất mẹ vẫn là nơi tất cả cùng hướng về. Để đến khi chủ quyền bị nhòm ngó, tất cả cùng đứng bên nhau, tạo nên cái mà người ta thường gọi là sức mạnh tổng hợp của dân tộc. Chỉ có Tổ quốc mới khiến người ta sẵn sàng vượt qua lằn ranh của chính kiến khác biệt để đến bên nhau, như chưa từng có những chia lìa.
Anh Nguyễn Hùng, một Việt kiều ở Úc rất nhiệt tình tham gia đấu tranh vì chủ quyền đất nước trên mạng, từng nói với tôi: “Người Việt ở đâu cũng coi đất nước này là Tổ quốc. Dù xa quê hương đã lâu, chúng tôi vẫn luôn hướng về. Để đấu tranh cho chủ quyền đất nước, cần phải gác lại những lấn cấn bên này, bên kia”. Giản dị nhưng thật thấm thía!
Trong cuộc gặp gỡ với gần 1.000 kiều bào tại TP.HCM mới đây, thông điệp “chung một Tổ quốc” lại vang lên, làm nức lòng những trái tim Việt. “Dù có quan điểm, chính kiến khác nhau nhưng chúng ta cùng thống nhất rằng Tổ quốc Việt Nam là một, chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm”. Lời của thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Bộ Quốc phòng), đã nêu bật nguyên nhân cốt lõi tạo nên khối đoàn kết của những người con đất Việt khắp năm châu. Nguyên nhân ấy không gì khác hơn: chúng ta chung một Tổ quốc.
Vì Tổ quốc là một, mà Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn uy dũng lẫy lừng, giữa lúc nước nhà nguy nan, đã khiêm nhường cởi áo thượng tướng Trần Quang Khải để “tắm giùm”, qua đó xóa bỏ bất hòa cá nhân, để cùng nhau chung một quyết tâm “Đoạt sáo Chương Dương độ/Cầm Hồ Hàm Tử quan”.
“Tổ quốc Việt Nam là một, chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm”, nguyên tắc ấy là bất di bất dịch, chân lý ấy có tự ngàn xưa, chứ không phải là giá trị của một thời đại. Hômnay, chúng ta phát huy được tinh thần ấy, bờ cõi sẽ ngàn lần vững chắc, sá gì kẻ giặc hiểm độc nhòm ngó ngoài kia.
Mùa hè năm ngoái, sau khi xảy ra vụ tàu hải giám Trung Quốc tấn công phá hoại hoạt động thăm dò của tàu Bình Minh 02 trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, tinh thần đoàn kết của người Việt khắp năm châu đã có dịp bùng cháy mãnh liệt. Từ người dân trong nước đến kiều bào, tất cả đều hướng về biển Đông, nơi chủ quyền biển đảo đang bị thách thức.
>> Không để mất một tấc biển đảo
Điều gì đã khiến những con người quốc tịch có thể khác nhau, sinh sống trong những xã hội khác nhau, chính kiến có thể rất khác nhau - thậm chí đối lập nhau, lại cùng đứng bên nhau? Câu trả lời là: Tổ quốc.
Dịp đó, tôi được xem chương trình hội luận trên Phố Bolsa TV, một đài truyền hình của người Việt ở Quận Cam, California, Mỹ. Chương trình rất dài, nhưng có lẽ chỉ cần một phát ngôn trong đó là đủ để đúc kết lại toàn bộ. “Đừng để những lá cờ cản trở mục tiêu chính của chúng ta là phản đối Trung Quốc xâm lăng". Nhà văn Nguyễn Á Độc Lập, một người tham gia cuộc hội luận, đã nói như thế. Tôi chưa từng biết Nguyễn Á Độc Lập, nhưng câu nói hôm ấy của ông, đã đem lại cho tôi một sự xúc động vẫn vẹn nguyên cho tới tận bây giờ. Điều mà ông nói, cũng như tinh thần của chương trình hội luận, là tấm gương phản chiếu những gì đang diễn ra ngoài kia: người Việt khắp nơi trên thế giới đang sát cánh bên nhau vì chủ quyền đất nước, gạt sang một bên những khác biệt, bất đồng.
Sự thăng trầm của lịch sử từng khiến những người con đất Việt rời xa nhau, nhưng ngay cả trong những ngày tháng mà lòng người còn nhiều cách trở ấy, đất mẹ vẫn là nơi tất cả cùng hướng về. Để đến khi chủ quyền bị nhòm ngó, tất cả cùng đứng bên nhau, tạo nên cái mà người ta thường gọi là sức mạnh tổng hợp của dân tộc. Chỉ có Tổ quốc mới khiến người ta sẵn sàng vượt qua lằn ranh của chính kiến khác biệt để đến bên nhau, như chưa từng có những chia lìa.
Anh Nguyễn Hùng, một Việt kiều ở Úc rất nhiệt tình tham gia đấu tranh vì chủ quyền đất nước trên mạng, từng nói với tôi: “Người Việt ở đâu cũng coi đất nước này là Tổ quốc. Dù xa quê hương đã lâu, chúng tôi vẫn luôn hướng về. Để đấu tranh cho chủ quyền đất nước, cần phải gác lại những lấn cấn bên này, bên kia”. Giản dị nhưng thật thấm thía!
Trong cuộc gặp gỡ với gần 1.000 kiều bào tại TP.HCM mới đây, thông điệp “chung một Tổ quốc” lại vang lên, làm nức lòng những trái tim Việt. “Dù có quan điểm, chính kiến khác nhau nhưng chúng ta cùng thống nhất rằng Tổ quốc Việt Nam là một, chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm”. Lời của thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Bộ Quốc phòng), đã nêu bật nguyên nhân cốt lõi tạo nên khối đoàn kết của những người con đất Việt khắp năm châu. Nguyên nhân ấy không gì khác hơn: chúng ta chung một Tổ quốc.
Vì Tổ quốc là một, mà Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn uy dũng lẫy lừng, giữa lúc nước nhà nguy nan, đã khiêm nhường cởi áo thượng tướng Trần Quang Khải để “tắm giùm”, qua đó xóa bỏ bất hòa cá nhân, để cùng nhau chung một quyết tâm “Đoạt sáo Chương Dương độ/Cầm Hồ Hàm Tử quan”.
“Tổ quốc Việt Nam là một, chủ quyền của Việt Nam là bất khả xâm phạm”, nguyên tắc ấy là bất di bất dịch, chân lý ấy có tự ngàn xưa, chứ không phải là giá trị của một thời đại. Hômnay, chúng ta phát huy được tinh thần ấy, bờ cõi sẽ ngàn lần vững chắc, sá gì kẻ giặc hiểm độc nhòm ngó ngoài kia.
Xin phép anh Đỗ Hùng treo bài của anh với tên mới. Vẫn là chữ nghĩa của anh thôi.
Báo Thanh Niên 30/9/2012
Báo Thanh Niên 30/9/2012
nhờ vả vào cô gái xinh đẹp này dàn xếp tranh chấp có nên chăng ?
Trả lờiXóaKhông khéo, biển không mất vì quân giặc hiểm độc, lại mất vào tay người đẹp thì thôi rồi.
Đề nghị ngoài lề: xin TQ tắt hộ cái nhạc Ấn Độ đi một cái, vào blog mà giật mình vì điệu nhạc này.
Trả lờiXóa