Quốc Việt K5 (NC)
Kính gửi anh chi em bantroi
Mình có ý định đưa lên blog tiểu sử của các bậc phụ huynh hay các tấm gương hy sinh của bantroi lên mạng.
Đầu tiên mình định đưa bài về bác Hoang Văn Khánh, đã gửi anh VT xem để góp ý nhưng không thấy trả lời. Gửi QT thế nào lại nhầm thành bài Lời tựa cuốn hồi kí của cụ già nhà mình. Cảm ơn QT đưa Lời tựa lên blog.
Mình nhớ như in hôm đến nhà VD ở 65 Lý Nam Đế; cụ Khánh thảy cho mình cái bắp cải – “xem con nhà ông to có làm được gì không?” – là bác ấy nói thế, chứ ông tướng chỉ huy binh chủng tên lủa đánh thắng B52 là oai lắm.
Lý lịch trích ngang của các cụ rất đơn giản, truy nguyên khó lắm; Ví như trong lý lịch cụ Khánh ghi năm 1945 là đại đội trưởng trong chi đội Lâm Kính (Chi đội là tên gọi đơn vị cấp tiểu đoàn sau khi quân Tàu Tưởng ép ta giải tán quân đội). Cụ Lâm Thứ hay Lâm Tâm Như nguyên là đội viên đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Mình viết bài tùy bút Tây Bắc ấy đâu có biết trung đoàn Tây Tiến huyền thoại năm xưa, có cụ Hoàng Văn Khánh đã từng là trung đoàn trưởng.
Xin gửi anh chị em bài nghiên cứu đơn giản về đề tài Lịch sử để cùng tham khảo:
BÀN VỀ LỊCH SỬ
Khi mình học lớp Một, ông nội mình vốn là ông đồ, thấy thằng bé có vẻ sáng, bắt học chữ Thánh Hiền (chữ Nho). Vẽ cái chữ vuông khó lắm, hơi méo là ăn roi vào tay; Mình nhìn cuốn ”Ngục trung nhật kí” của cụ Hồ bằng chữ Hán, giống hệt chữ các cụ đồ hồi xưa, vuông vắn, không hề giống chữ người Tàu viết, bay bướm.
1) Lịch sử là gì?
Theo Definition of history by the Free Online Dictionary: "Lịch sử (gốc từ Hy Lạp ἱστορία - historia, có nghĩa là "Kiến thức thu được bằng cách điều tra quá khứ") là một thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ được xắp xếp theo thoèi gian cũng như việc phát hiện, thu thập, tổ chức, và trình bày các thông tin về những sự kiện này..."
Yêu cầu của sử liệu là phải lọc bỏ các cứ liệu không có căn cứ, không chính xác rồi phân tích bằng nhiều nguồn (sử thành văn, khảo cổ, ADN.... ) đi đến tổng hợp và kết luận.
Như vậy Sử học là môn khoa học thống kê sự kiện trong quá khứ theo thời gian và dùng nhiều phương pháp để chứng minh, dần tiệm cận với sự thật lịch sử.
Đó là quan niệm lịch sử của châu Âu.
Bằng nhiều phương pháp khoa học, bức màn lịch sử dần rõ ràng và loài người hiểu biết nhiều hơn về tổ tiên mình.
Sử - trước hết là ghi chép của tầng lớp thống trị về các sự kiện trong quá khứ; Nếu Việt Nam bị Pháp thuộc thì dân Việt vẫn là người Gô Loa (Gauloise), còn Quang Trung hay 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, nếu tử tế ghi vào Lịch sử, chắc cũng được gắn mác giặc cướp.
2) Sử Tàu thế nào?
Cái chuyện Tề Trang Công chém quan chép sử trong Đông Chu Liệt Quốc chỉ để dụ trẻ con học chữ thánh Hiền thôi, chẳng đúng gì cả.
Các triều đại Trung Hoa, sau khi lật đổ triều đại trước đều cho viết lại lịch sử các triều trước mình để con cháu học làm điều kiện học hỏi và tự răn mình; trước nhà Tần không có tài liệu gì, các bậc Nho gia về sau viết ra.
Sử theo tiếng Tàu vốn là Văn thư, ghi chép (Quan Sử), sau thêm nghĩa Ngự sử có trách nhiệm Xét xử (Hặc tội) các quan lại; Quan chép sử gọi là Thái sử, nhưng thực tế phải là thày dạy của Thái tử.
Ngạc nhiên rằng, người ta đã lục lại hết toàn bộ các ghi chép của đời Hán không hề thấy có ông nào tên là Tư Mã Thiên, càng không có ông Tư Mã Thiên nào làm Thái sử. Tác giả vô danh nào đã hư cấu ra nhân vật này để thu hút độc giả với hàng chục bản Sử kí khác nhau, đều được giới thiệu do cháu ngoại Tư Mã Thiên xuất bản với lý do ông ấy bị thiến.
Sử kí viết hay đến nỗi, người đời sau quên rằng, Sử kí chỉ là ghi chép gia phả của các nhân vật lịch sử và thêm dấm ớt mà thành
Khổng tử còn ra đời còn sau Tư Mã Thiên, sau khi có Sử Kí, Khổng An Quốc, tự xưng là thày dạy Tư Mã Thiên, cháu 12 đời của Khổng tử viết: Hán Vũ đế (người cho thiến Tư Mã Thiên), cho phá đền Khổng tử, thấy trong tường có sách, chữ hình con nòng nọc (đẩu tự), không ai đọc được. trong đế quốc mênh mông đó, chỉ còn một người duy nhất, tên là Phục Sinh có thể đọc được, nhưng ông ta đã 99 tuổi, đã cấm khẩu, bèn nhờ người con gái ông ấy, năm đó cũng hơn 80 tuổi, không biết chữ, đọc để chép lại. Do ngôn ngữ bất đồng, Khổng tử chỉ có 9 quyển sách mà chép thành 89 quyển. Các bộ Kinh của Khổng tử là ca dao, tục ngữ trong dân gian và một phần là truyền thuyết do nhiều thế hệ viết ra,
Thi Nại Am, tác giả Thủy Hử, La Quán Trung, tác giả Tam Quốc diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc của Sai Nguyên Phong đều là người thời nhà Thanh mạt viết ra
3) Sử Việt thế nào?
a) Thái Tông nhà Trần giao bảng nhãn Lê Văn Hưu viết Đại Việt sử kí từ kỷ nhà Triệu đến kỷ nhà Lý gọi là chính sử để dạy cho Thái tử và ban bố trong nước, Bộ sách này gồm 30 quyển được hoàn thành và dâng lên vua Trần Thánh Tông vào tháng giêng năm 1272, được nhà vua ban khen: Xứng đáng với lịch sử oai hùng của dân tộc ta..
Lê Văn Hưu từng giữ chức Kiểm pháp quan, Binh bộ thượng thư, rồi thăng lên Hàn lâm viện học sĩ, Quốc sử viện giám tu.
Cuốn Đại Việt Sử kí bị nhà Minh mang về phương Bắc nên không còn bản gốc.
Trước Lê Văn Hưu, cũng nhiều người viết sử nhưng đa phần là dã sử hay truyền thuyết. Đại Việt Sử kí là cuốn sử chính thống đầu tiên của Việt Nam.
b) Cuốn Đại Việt sử kí toàn thư thường được gọi là của Ngô Sĩ Liên song thực ra của nhiều đời sử quan của Triều Lê từ 1427 đến 1675, nhất là thời chúa Trịnh.
Nguyễn Trãi với "Dư Địa chí" góp phần không nhỏ trong phần đánh giá các vùng đất và cương vực Đại Việt thời Lê.
Đại Việt sử kí toàn thư được ca ngợi có công đưa nhiều truyền thyết vào Chính sử, loại bỏ nhà Triệu... tuy nhiên cũng cần phải xem lại.
c) Quốc Sử Quán là cơ quan chép sử nhà Nguyễn, với nhiều loại sử liệu, cuốn sử chính là
Đại Nam thực lục chủ yếu nói về Chúa Nguyễn và triều Nguyễn, được các vua Nguyễn thường xuyên xem lại và hiệu đính,
4) Các nghi án của Sử Việt:
a) Về 5 bà Hoàng hậu của Vua Đinh và 6 bà Hoàng hậu của vua Lê.
Các nhà Sử học đời sau để các đoạn phê phán dài dòng về việc 2 ông Vua này nhiều Hoàng hậu quá mà quên rằng các Hoàng hậu chính là các Sứ quân. Tập hợp 5 hay 6 Sứ quân để dẹp 7 hay 6 sứ quân còn lại là chiến lược và sách lược tối ưu của các vị vua khai quốc.
b) Đinh Tiên Hoàng sinh năm 924, lên ngôi Hoàng đế năm 968 (44 tuổi), năm 979 Đỗ Thích thừa dịp Đinh Tiên Hoàng say rượu sau một bữa tiệc, vào giết nhà vua (thọ 55 tuổi)
và cả Nam Việt Vương Đinh Liễn. Sau đó Đỗ Thích bị Đinh Quốc Công là Nguyễn Bặc bắt được, sai đem chém ngay rồi sai đập tan xương và cắt thịt chia cho nhân dân bắt họ phải ăn. Bặc phò Đinh Toàn (4 tuổi), con của Đinh Tiên Hoàng và Dương Vân Nga nối ngôi. Dương Vân Nga làm Thái hậu nhiếp chính
c) Lê Hoàn sinh 941, được Đinh Tiên Hoàng giao làm Thập đạo tướng quân (Tổng chỉ huy quân đội) lúc 27 tuổi (968); khi vua Đinh mất, ông 38 tuổi được phong Phó Vương.
Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Đinh Điền không chấp nhận Lê Hoàn làm phó vương nên khởi binh chống lại bị Lê Hoàn đánh tan, Đinh Điền chết cháy trong đám loạn quân, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp bị bắt sống và đem chém
Năm 980, nhà Tống nhân Đại Việt rối ren, đưa 4 vạn quân sang xâm lược với tuyên bố khai hoá cho đám mọi rợ và thu phục Đại Việt vào bản đồ nhà Tống.
Phạm Cự Lạng (em ruột Phạm Hạp) là Thái uý đã cùng quân đội suy tôn Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế nhằm yên lòng quân trước khi đánh Tống; Thái hậu Dương Vân Nga đang nhiếp chính bèn cởi áo bào giao quyền cho Lê Hoàn.
Sử gia Lê Văn Hưu đánh giá
"Đại Hành Hoàng đế giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được."
"Sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hết chuyện làm phản. Thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả nhà Đinh. Còn lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy định pháp lệnh. Tuyển lựa quân ngũ... có thể nói là hết sức siêng năng, hết lòng lo lắng”
“Ông là một vị vua có tài, dẹp nội loạn, khéo bang giao, giữ thể diện cho quốc gia không bị nước lớn chèn ép. Đó là điều không phải đời vua nào của Việt Nam cũng làm được, Là người chí công vô tư, vì việc chung chứ không vì thù oán riêng. Ông giết Phạm Hạp vì tội làm loạn nhưng lại trọng dụng em Hạp là Phạm Cự Lạng, dùng làm tướng, thăng tới chức thái úy chỉ huy quân đội. Con của Nguyễn Bặc, cũng được cất nhắc làm quan võ của nhà Tiền Lê.”
Xem ra Đại Hành Hoàng đế đã ghi vào một trang sử cực kì oai hùng của Lịch sử người Việt
Với các cụ 60 đọc sử chắc phải khác các cháu 7 tuổi, những nhận định của các sử gia triều đại trước có thể bị các lăng kính chủ quan làm sai lệch, thậm chí mất hẳn ý nghĩa. Nếu có điều kiện nhặt sạn, các cụ sẽ giúp cháu chắt ăn đỡ khổ,
Một bài viết nghiêm túc trên blog này về lịch sử,rất hay và có ý nghĩa.Mong bạn phát huy nhé.Từ lịch sử ngàn năm trước ,rồi dần đến các cụ nhà ta ngày nay đó sẽ là lịch sử VN sau này .
Trả lờiXóaXem lịch sự hãi thật. Làm vua thời nào cũng thế và cũng sướng, lắm vợ nhiều con, lắm tiền bạc, nhưng mà chúng hay giết nhau lắm, do vậy mình không dám làm, thôi làm thường dân cho lành, NX của tôi nói nghiêm chỉnh anh QcV nhé, không anh lại đuổi tôi đi chỗ khác là oan lắm đó.
Trả lờiXóaAnh Thắng rất LỊCH SỰ, xin phép đàng hoàng, nhưng đây là LỊCH SỬ nha, mà lịch sử là rất rộng, chẳng cứ gì là vua, cả dân đấy, mà dân cũng đá nhau ngoay ngoáy chứ cứ gì vua!!!
XóaLịch sử là những cái gì đã xẩy ra, nó có thế nào thì đó sẽ là những bài học lịch sử cho đời sau.
Trả lờiXóaViết lại lịch sử là đã có ý đồ không tốt trong đó nên không có giá trị. Nếu muốn viết lại lịch sử thì ngày nay cũng ngồi viết được !!! thế nhưng ai sẽ tin vào những cái đó???.
Nên khi đọc lịch sử tìm cách đọc về bản gốc.
Không cần bản gốc đâu, chẳng thế mà PGS,TS nguyễn thị Huế đã sưu tầm bản viết của người khác rồi đưa vào "Từ điển" đấy, có sao đâu !
XóaTôi thấy ý tưởng này là rất nghiêm túc.Chúng ta cần suy nghĩ-Bậc phụ huynh của chúng ta là vì dân-đúng nghĩa.
Trả lờiXóa