Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Quốc Việt K5 (NC) NGÔN NGỮ VÙNG MIỀN VIỆT NAM



Bất đồng ngôn ngữ- liệu có thu được tiền phạt?
Ảnh chỉ có tính minh họa
Kính gửi anh chị em bantroi.

Cảm ơn Cao Bắc đã đọc và tham gia ý kiến tỉ mỉ. Những ý tưởng thật là tuyệt diệu. Xin gửi anh chị em bantroi bài nghiên cứu:

NGÔN NGỮ VÙNG MIỀN VIỆT NAM
Bất cứ quốc gia nào cũng có các vùng ngôn ngữ khác nhau hay sự biến âm, biến từ trong ngôn ngữ, dù rằng chỉ là một dân tộc duy nhất. Khoa học tổng kết, theo tự nhiên, cứ sau 200 năm, một từ sẽ bị biến dạng về âm tiết, đổi ngữ nghĩa hay biến mất...; do thời gian và do khoảng cách địa lý ngôn ngữ bị biến dạng.
Pháp là quốc gia / dân tộc điển hình với 5 vùng ngôn ngữ khác nhau: Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam và Trung tâm mà đại diện là Paris; Các biến âm giữa Normandy với Paris rồi Marseil rất rõ ràng; Giải pháp của người Pháp rất đơn giản: Xây dựng Đại Từ điển La Rouss và xây dựng hệ sư phạm lấy Đại học Sư phạm Paris là trung tâm. Người Đức có một Viện Hàn lâm để kết nối ngôn ngữ hàng năm một. Ngôn ngữ chuẩn là Thủ đô, không cần biết âm Paris bị nuốt âm hay nhiều âm bị câm. Người Pháp chê cách phât âm dân đảo Corse nhưng Napoleon Bonapart lại là Viện sĩ Ngôn ngữ Viện Hàn lâm khoa học Pháp,
Theo UNESCO, tiếng Việt thuộc hệ ngôn ngữ Mon Khmer. Trong di truyền học, hệ ngôn ngữ thường gắn với tộc người.
Việt Nam có 3 hình thái ngôn ngữ hơi khác nhau tại 3 miền:
- Biến giọng hay biến âm: cùng là một từ nhưng giọng đọc khác nhau.
- Từ đồng nghĩa : Cùng nghĩa nhưng khác từ
- Biến đổi ngữ pháp
Ta lần lượt xem từng phần:
1) Biến giọng hay biến âm là một hình thái biến đổi ngôn ngữ tự nhiên; Do địa lý, tự phát hình thành cách phát âm tại từng khu vực; do đó mỗi một khu vực đều tạo ra các trung tâm ngôn ngữ tự điều tiết; các trung tâm đó tự làm mềm các âm tiết để có thể điều hoà các ngôn ngữ trong vùng và tự lựa chọn các từ vựng chung nhất để sử dụng chung trong vùng. Một quốc gia bao giờ cũng hình thành trung tâm ngôn ngữ quốc gia là Thủ đô.
Tiếng Việt là ngôn ngữ trẻ, có thể mới đi vào hoạt động từ 1945 khi được Nhà nước đưa chũ Latin thành Quốc ngữ, cho nên một lượng lớn từ ngữ còn biến âm ví như Giời - Trời, Dăn deo - Nhăn nheo, Trầu không - Giầu không ....Các từ điển tiếng Việt đều không kí âm nên biến âm rất lớn.
Từ nhà Trần đến nhà Tây Sơn, người Việt đã dùng Quốc Âm (dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt), "Quốc Âm thi tập" của Nguyễn Trãi. rồi "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, Hich đánh quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung đều viết bằng Quốc âm. Nhà Nguyễn phế bỏ Quốc Âm, rồi phiên âm Latin nên tiếng Việt ngày càng bị biến âm.
Các nhà ngôn ngữ học hiện đại thich dùng “Từ điển Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) để dẫn chứng Quốc âm Việt Nam vào thế kỉ 16 đến thế kỉ 20, mặc dù ông Tây này phiên âm theo phát âm của người Pháp nên có nhiều âm Việt bị phiên âm sai, ví dụ Trời bị phiên âm la b'lời vì phụ âm Tr của Pháp sẽ đọc là tờ rờ, các âm v sẽ đọc là b.
Người Hà Nội không nói nhầm L thành N, TR thành CH, mà nói nhẹ đi, không uốn lưỡi nhiều mà chỉ uốn lưỡi nhẹ ,,, như điệu một chút. Tinh ý sẽ thấy khi phát âm, người Hà Nội phát âm như hát.
Biến âm của phụ âm đầu, âm cuối, hoặc biến đổi dấu đều do bị biến dạng theo không gian địa lý, dọc theo chiều dài đất nước, cũng có thể nói dọc theo chiều dài lịch sử, thậm chí còn giữ những nét văn hoá trong sáng thủa ban đầu, càng về phía Nam càng rõ sự trở lại ngôn ngữ Mon Khmer
"Viết thơ" chứ không "viết thư", "Mình - Miềng", "Bạn - Bậu", "Anh - Eng", "Bố mẹ - Bọ mạ", "Chân - Chưn/ Chơn", "Tay - Đay"
Do khác biệt ngữ âm, một số từ kị huý không thể đọc trại được nên người phương Nam phải chọn từ gần giống như Hoa/ Bông, Cảnh/ Kiểng,
Một số từ ngữ bị biến đổi cho phù hợp với cách phát âm, ví dụ: Làm đổi là Mần, Làm ăn gọi là Mần ăn
2) Từ đồng nghĩa hay phương ngữ là một hình thái ngôn ngữ chỉ dùng riêng tại một địa phương mà các địa phương khác không dùng hay ít dùng.
Ai cũng nghĩ rằng bánh Tét là đặc sản riêng cúa người Nam, là một loại bánh chưng gói dài; Vậy giải thích thế nào khi các bản Mường cổ cũng gói loại bánh đó hàng ngàn năm rồi và cũng gọi là bánh ... Tét. Và kì lạ làm sao người Hmong cũng gói bánh ấy nhưng gọi là bánh ...Chưng; Người Hmong cũng giã và cúng bánh Dày.
Trong ý nghĩa tín ngưỡng Phồn thực cúa người Việt, bánh chưng hay bánh tét và bánh dày là thờ cúng tổ tiên, thờ thần lúa và cầu mong sự sinh sôi nảy nở, được mùa. Hiện người Việt bỏ bánh Dày vì mất nhiều thời gian và người Hmong bỏ bánh chưng vì bánh Dày để lâu được.
Tín ngưỡng ấy còn thể hiện ở tục hầu đồng, các lễ hội cắc cớ hay nõn nường.
Đọi là Bát theo cách gọi người miền Trung, nhưng núi Đọi - núi hình Bát úp lại ở Hà Nam nơi Đại hành Hoàng đế cày ruộng Tịch điền.
Heo là Con Lợn theo cách gọi của người phương Nam, song người Bắc vẫn nói "toạc móng heo" chứ không nói Toạc móng lợn.
Người Nam gọi bát ăn cơm là chén, nhưng giải thích thế nào khi người Bắc vẫn gọi "Chén nước mắm", cũng là bát nhưng bé hơn nhiều.
Trốc là danh từ của người Thanh Nghệ, nhưng người Bắc vẫn nói " Ăn trên, ngồi trốc"
Như vậy, do giao thoa Văn hoá, người Việt đã sử dụng từ thay thế nhằm tránh nhầm lẫn, các phương ngữ đều là các từ cổ mà người Việt cần nghiên cứu và bảo lưu.
3) Biến đổi ngữ pháp: Sau 100 năm đô hộ của Pháp, người Việt chỉ chuyển được một phần tiếp vĩ ngữ như Ông ấy là Ổng, Bà ấy là Bả, Anh ấy là Ảnh, Cô ấy là Cổ giống như tiếp vĩ ngữ Latin, do Nam bộ là thuộc địa Pháp từ 1864; Nhưng chưa có tiếp vĩ ngữ của Dì ấy, Cậu ấy, Chú ấy, Bác ấy???
Sau 100 năm, người Pháp chỉ để lại trong tiếng Việt một số từ vựng như Lô Cốt, Xi măng, Xích, Lốp, Puốc tăng, Tăng dù hoặc Xe Tăng, Bà Đầm, Xích lô ... Người Mỹ sau 30 năm, chỉ để lại Buyn Đin, Em Pi, Em Xi, Bom...
Biến đổi tiếp vĩ ngữ mới chỉ xảy ra ở rất ít từ ngữ Việt Nam và cũng không phổ biến.
Như vậy, do khoảng cách địa lý, do thời gian, do giao thoa Văn hoá, do phát triển xã hội mà giọng nói, biến âm, biến ngữ ...., thay đổi, cần có một cơ quan trung ưong chuẩn hoá, lưu giữ
Càng về phía Nam, người Việt càng về với nguồn hay hệ ngôn ngữ Mon Khmer.
Già lam - Gia lâm: Cây đa;
Bãi Cháy: Bãi cát màu đỏ cháy;
Câu Lâu - Ô lâu: Con Trâu;
Đà Nẵng - Đà Rặc: Cửa Sông;
Cửu Long - Mê Krong: Sông Mẹ - Sông Cái - Sông Cả - Sông Mã..... và ....
Tiếng Việt có nhiều từ vay mượn, nghe rất giống ngoại ngữ nhưng nghĩa thì khác: Người Việt mượn nhiều từ vựng về chính trị và quân sự của Trung Quốc theo giọng Việt Quảng Đông với nghĩa hẹp hoặc trái ngược: Khốn nạn là khó khăn đối với Chinese nhưng người Việt dùng để chỉ kẻ mất phẩm cách. Bao bì vốn có nghĩa là bao quy đầu (bao da), sang tiếng Việt lại có nghĩa là bao gói giống như Envelope của tiếng Pháp. Cơ quan theo tiếng Việt giống như Office của tiếng Anh, nhưng Trung Quốc dùng để chỉ cái máy.
Quốc ngữ hoặc tiếng Phổ thông:
Dân tộc Kinh chỉ là một danh tự mới xuất hiện sau này, cùng với danh tự dân tộc Hoa. Chữ Hán có nhiều kí tự về chữ Kinh, nhưng kí tự này để chỉ người Kinh Kỳ khác hẳn với chữ Kinh sợ, cây cỏ Kinh của Kinh châu...; Kí tự này mới xuất hiện vào đời Lê sơ dùng để phân biệt học sinh đi thi là người sống ở nơi đô hội khác với Trại là học sinh đi thì là người sống ở vùng quê sẽ được cộng thêm điểm. Những người Hmong, Tày, Dao.... sống ở nơi đô hội đều là Kinh hết.
Những người nước ngoài không được nhập cư vào các đô thị Việt, Triều đình để họ sống ở cửa biển như Vân đồn, Hội An ...; Sau 30 năm, nếu nói được tiếng Việt, chấp nhận văn hóa Việt, sẽ được xét trở thành người Việt rồi mới đi vào các vùng lãnh thổ Việt Nam (trừ nhà Nguyễn(, do đó văn hóa, ngôn ngữ được bảo vệ.
Quá trình hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng vạn năm đó, cộng đồng các dân tộc Việt sống chung với nhau đó đã tạo ra một ngôn ngữ chung gọi là quốc ngữ, tiếng phổ thông hay có thời kì khá dài gọi là Quốc âm, có điều quốc âm có phiên âm còn quốc ngữ thì không có; ngôn ngữ đó thống nhất.
Gần 100 năm cai trị xứ An Nam, người Pháp đã thành công khi tạo ra sự kì thị giữa người Việt ở 3 kì, thậm chí từng vùng miền. Nạn đói làm chết 2 triệu rưỡi người Việt vào năm 1945 do phát xít Nhật trực tiếp thực thi nhưng lại trong âm mưu người Pháp; Họ định giết toàn bộ người Việt phía Bắc bằng cách không cho chuyển gạo từ miền Trung và miền Nam ra. Năm 1949, con cáo già thực dân Pháp ấy âm mưu chia Việt Nam thành 7 quốc gia nhưng không thành công; Tuy nhiên, họ để lại sự kì thị và biến âm ngày càng sâu sắc giữa các vùng miền. Các học giả được sự tiếp hơi của nền kinh tế thị trường càng làm sự biến âm lớn hơn bằng cách phát triển các hệ ngôn ngữ sắc tộc, vùng miền ngày càng sâu thêm bởi các dự án về truyền hình, truyền thanh, đào tạo ngôn ngữ vùng miền. Nguy cơ rất lớn khi người dân đối mặt với bão lụt, dịch bệnh.... khi người ta không thể kịp dịch ra hàng ngàn ngôn ngữ không phổ thông, đó là chưa kể tới việc kì thị giữa các khối dân cư khác nhau.
Việc giữ gìn các ngôn ngữ sắc tộc hay vùng miền là cần thiết, nhưng chỉ tốt khi có đội ngữ chuyên viên giỏi chứ không phải cho các cháu mẫu giáo hay cấp 1,2. Việc hình thành trung tâm Quốc ngữ và trung tâm ngôn ngữ Phổ thông rất cấp thiết trong thời buổi khoa học kĩ thuật hay tin học hiện đại.

22 nhận xét:

  1. Với mấy anh CSGT ở quê em thì đừng nói là bất đồng ngôn ngữ, ngay cả ko có ngôn ngữ(ý em muốn nói là bị câm)cũng vẫn phải nộp phạt
    NN

    Trả lờiXóa
  2. Ông QViệt không ngồi xalon máylạnh mà đi thực địa mấy em nước ngoài đấy à ?
    Dù có bao biện gì thì QV vẫn còn thiếu nhiều ngôn ngữ chưa đưa ra:
    ngôn ngữ của người câm.
    Khi thi công chức, khi định giữ ghế hay leo cao hơn,khi đi xin xỏ này nọ, họ không nói nên lời, mà trao nhau ánh mắt, phong bao càng dầy, ánh mắt càng trìu mến thân thương.






    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Qua bài viết này mới thấy việc phân biệt tiếng nói vùng miền là một chuyện thật lố bịch.
      Nhưng dù sao, bây giờ gọi cái 'đầu lợn' là 'thủ lợn' cũng thành quen mất rồi, chuyển thành tiếng Hán Việt :((

      Xóa
  3. Có một điều không biết các anh có để ý không?
    Các cô gái VN hiện nay làm đẹp thường đội một cái khăn xếp rất to ở trên đầu. Những khăn đó thấy ở miền Nam trong những năm 70s, bây giờ thấy lại trở lại miền Bắc. Những dân tộc xung quanh không thấy có dạng khăn như vậy, chỉ thấy ở Nga với bắc Âu có đội vòng hoa trên đầu.
    Tôi tự hỏi: có phải khăn đó phát triển lên từ cách cuốn tóc trước khi chít khăn mỏ quạ của các cô gái miền Bắc trước đây không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CB@ Ở VN bây giờ loại trang phục ấy chỉ dùng trong biểu diễn và lễ lạt, nguồn gốc của bộ áo dài có khăn đội đầu là từ bộ áo của Nam Phương Hoàng hậu, bây giờ được thiết kế hiện đại hơn để biểu diễn thời trang.

      Xóa
    2. Riêng về Khăn đội- (cái vành to trên đầu) mình nghĩ có thể nó cũng lấy ý tưởng từ các phụ kiện đội trên đầu người Việt xưa, đàn ông là khăn đóng, áo the đi guốc mộc hoặc giày Chi long, cắp ô. Phụ nữ chít khăn mỏ quạ, váy áo mớ ba mớ bảy, guốc mộc. nhưng lưu ý phía trong khăn mỏ quạ là một vành tóc được ván lại quấn quanh đầu, phía sau còn một đuôi tóc nhỏ, gọi là đuôi gà, cái này đã tạo nên những ý tưởng thơ rất lãng mạn, nhất là khi nó đi với chiếc yếm đào !!
      Khăn đóng của Nam Phương Hoàng hậu là một thừa hưởng và cách tân từ những yếu tố trên, nó xuất hiện lần đầu tiên trong đám cưới với Bảo Đại( nếu tôi nhớ không nhầm)nhưng không to như bây giờ, khăn đóng đang biến thành một cái ô!!!
      https://lh5.googleusercontent.com/-XJBJscM4dKU/S2fcNGt1pUI/AAAAAAAAAj0/hpjL7obfDho/s567-no/Untitled-13Y%25E1%25BA%25BEM.jpg

      Xóa
  4. Dân tộc "Nation" là thuật ngữ dùng để chỉ cộng đồng người cùng chia xẻ về Ngôn ngũ chung, Văn hoá chung, Cùng chủng tộc, có một lãnh thổ có chủ quyền và chung nhau về truyền thống, lịch sử.
    Từ sự di cư loài người đến ngôn ngữ vùng miền, người Việt vẫn giữ truyền thống ấy. Tất nhiên nhiều thế lực muốn phá, ngay cả chỉ vì ý thức địa phương.
    Mình tin bantroi thì Không.

    Trả lờiXóa
  5. Nation VN hiện đang xuống cấp đạo đức và văn hoá.
    Cái văn hoá Xin - Cho; rồi VH phong bì là do ta nhập vào hay tự trỗi dậy !
    Tôi đang muốn xoá bỏ nó đi đây các bạn ạ.

    Trả lờiXóa
  6. @QcV cứ hôm nào đó làm 1 chuyến du lịch đất mũi Cà Mâu thì biết, trong nhân dân mình không nghĩ có chuyện phân biệt vùng hay địa phương đâu.
    Các cô gái Nam Bộ rất dễ nói chuyện, họ còn thích con trai miền Bắc nữa là đằng khác, ngay cả số người Việt định cư ở nước ngoài chồng Bắc vợ Nam rất nhiều.
    Chỉ có điều là con trai miền Bắc chê con gái miền Nam là không căn cơ, làm ăn không tính chuyện dành giụm. Có thể vì đó là người miền Nam quen với suy nghĩ "làm chơi ăn thât", cho nên hiện nay chính vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể lại là vùng nghèo nhất nước, nhà tôn thấy rất nhiều, trong khi miền Bắc bây giờ toàn thấy nhà từ 2 tầng trở lên.

    Trả lờiXóa
  7. @CB: Nếu nói ở VN tuyệt nhiên ko có chuyện phân biệt vùng miền hay địa phương thì cũng cần phải xem lại vì chuyện này tồn tại từ rất lâu rồi. Trước 1975, phía nam vẫn tồn tại chuyện phân biệt giữa miền tây nam bộ với miền đông rồi giữa nam bộ với trung bộ, còn phía bắc thì giữa khu ba với khu bốn... bây giờ chắc vẫn còn nhưng mức độ ra sao thì còn tuỳ hoàn cảnh. Tuy nhiên, việc phân biệt giữa miền nam với miền bắc thì hầu như ko còn, chắc là do dân Vietnam đã trả giá quá đắt cho việc thống nhất đất nước nên bây giờ sợ rồi.
    NN

    Trả lờiXóa
  8. Ko phân biệt,nhưng tiếng nói 3 vùng miền có khác nhau cách phát âm theo âm ngữ. Bắc hay dùng sai âm đầu,Trung sai giữa,Nam sai đuôi.Vdụ:-Bắc:làm=nàm,nước trong=nước chong,rối=dồi.-Trung:ỉa chảy=ía cháy,ngứa đít quá=ngựa địt quạ.-Nam:con c...=con cặt,tình thương mến thương=tình thươn mến thươn.Còn vẫn có sự phân biệt trong cách sử dụng phương ngữ,nhất là ngoài Bắc.Dù nói giọng Bắc rặt nhưng khi dùng phương ngữ Nam là bị chặt chém ra trò,gọi tô phở,ly cà phê,chén cơm là dính liền.Còn người Bắc vào Nam thì ít bị.Có 1 chuyện hồi mới giải phóng có ông cán bộ trong Nam ra Hà nội công tác đi xe đạp lóng ngóng đâm vào xe người ta nhưng cứ quả quyết là tôi thắng rồi,quá bực mình nạn nhân chửi ông thua rồi nhận đi người ta còn tha cho chứ cứ đòi thắng là sao.Cuối cùng thì cũng hiểu nhau:thắng là phanh.

    Trả lờiXóa
  9. GTL: thực ra do ảnh hưởng vùng miền mà âm thanh biến động, còn ý nghĩa câu nói vẫn giữ nguyên. Ví như cái chuyện thắng – phanh ấy, ở xứ Sơn Tây, Ba vi, HN cũng vậy:
    Anh lính đang vui vẻ đạp xe đi ngắm cảnh rừng núi, chợt ven đường một cô gái giơ tay vẫy rồi tươi cười nói: Anh bô đôi ơi, anh đéo em vơi!
    Chàng sợ quá cong đuôi vọt mất.

    Trả lờiXóa
  10. Có lẽ đúng vậy A.Thắng k5 ạ.Hồi xưa học cùng với mấy ông trường dân tộc phía Nam,khi tức mình các ông lấy tay gãi gan nói:"ngựa gan quá may tao",sau hỏi ra biết là:"tao ngứa gan quá mày",người ta sử dụng ngữ pháp nước ngoài(có thể là trước dân tộc kinh) kể cũng hay.Chào anh mình.

    Trả lờiXóa
  11. Phải cho chuyện cười của Thắng k5 điểm 5 vì tôi cũng không nhịn được cười.
    @GLT về chuyện làm ăn chém đẹp tôi cho không phải là chuyện phân biệt miền vùng đâu. Đó là cách làm ăn hiện nay của người VN còn rất thủ công, nhỏ nhặt, những người làm ăn đó luôn nghĩ là nếu không phải là người địa phương, có nghĩa là không biết gì về giá cả thì phải chém đẹp, chẳng kể nói tiếng Nam hay Bắc và nhất là những người nước ngoài, (chuyện 2 cảnh sát Interpol của Singapore đi taxi 2 năm về trước), họ không nghĩ rằng khách lần sau sẽ không quay lại khi đã có tiếng xấu trong chuyện làm ăn.

    Trả lờiXóa
  12. Anh CB đúng quá, đã lớ ngớ thì bị chém đẹp là đúng rồi. Mình bị thường xuyên, có thể trông mình thật thà, có khi bị ăn mắng rồi gọi lại trả tiền hay cho thêm. Bà xã cứ lườm vì các chị cứ xoắn lại cho đắt hàng. Các anh chị đi nhiều, biết nhiều, đỡ cho bà con. Đôi khi bà con cho rằng phải thế mới không bị chê là quê mùa, nhưng thích bác, họ sẵn sàng xẻ nhà, dốc lòng ngay.

    Trả lờiXóa
  13. CB là ai đấy?tôi K7 chắc cũng lên Bắc thái cùng các anh,nhiều lúc nói phét cho vui mà,mong anh em mình lúc nào cũng thân thiện ok?.

    Trả lờiXóa
  14. Cái chuyện chặt chém Gtl nêu ra là đúng đấy, CB đâu có phản đối. Mà CB nói cũng đúng, vùng miền nào cũng đều bị chém đẹp cả, nếu là ở VN.
    Lẽ ra @CB phải ghi là CB5 cho mọi người hiểu về mình hơn anh CB nhỉ!

    Trả lờiXóa
  15. Gtl@ Đúng là tiếng nói ba miền nhiều khi khác đến nỗi nghe ko hiểu, tui copy mẩu chuyện ngắn bên blogk6 làm ví dụ.

    Chuyện tếu táo
    Hồi Sì goòng mới giải phóng, có một nghiêm lệnh (bất thành văn) của tư lệnh Quân quản: không cho lính Quảng Nam được gác cầu Bình Triệu.
    Lính thắc mắc: sao vậy nhẩy?

    Hóa ra là thế "lày":
    Giải phóng được hai ngày tướng Trần văn Trà đi commangca qua cầu Bình Triệu.
    Đến đầu cầu, quân cảnh (đeo băng đỏ), đeo AK ra hiệu dừng lại.
    - Bẹc đèeng!
    Lái xe lập tức bật đèn.
    - Muốn chết hử... sao bẹc đèeng... tắc đeèng!
    Lái xe lập tức tắt đèn.
    - Bẹc đeèng!
    Lái xe lập tức bật đèn.
    Đoàng! Đoàng! Đoàng! Quân cảnh hạ AK bắn lên trời.

    Tướng Trà vội bước xuống xe: Tư lệnh quân quản đây, ai cho phép các anh nổ súng?
    ... Quân quản sau một phút định thần: báo cáo thủ trưởng vì xe thủ trưởng không nói đúng mật khẩu
    - Mật khẩu thế nào?
    - Dạ... mật khẩu là Bạch Đằng và đáp là Cửu Long!
    NN

    Trả lờiXóa
  16. @GTL tôi ở cùng khu tập thể với Lê Vân k7, có thể hồi đó k5,k6 ở HH, k7,k8 ở TH nên có thể ít biết nhau.
    Có chuyện cười gì cứ đóng góp cùng các bạn K5 để sống vui vẻ, hạnh phúc thêm 20000 ngày nữa.
    thân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NN@: đến ông tổ của tư lệnh quân quản cũng phải chịu thua.
      CB5: sao bạn bắt ace sống ít thế ?
      Đến như ngày xưa, Vua Hùng vương còn sống đến 675 năm kia mà, nay đời sống khá hơn nhiều mà.(Nhưng vua Hùng chỉ thọ ở khu du lịch trong nam thôi)

      Xóa
  17. Các bác cứ lói đi lói lại . Nhìn thì tuyền anh em . Dõ trán nhể . Iem thì cứ muốn thẳng mịa nó da đỡ mệt đầu .

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment