Bài viết của Quốc Việtk5
Tại bảo tàng Lịch sử hay bảo tàng quân đội vũ khí người Việt cổ đơn giản hơn nhiều so với các nước xung quanh:
Tại bảo tàng Lịch sử hay bảo tàng quân đội vũ khí người Việt cổ đơn giản hơn nhiều so với các nước xung quanh:
1) Vũ khí cận chiến gồm:
a) Hộ Tâm, có thể bằng đồng, gỗ, mây đan và vòng tay, chân
b) Dao găm
c) Rìu chiến
2) Vũ khí tầm xa:
a) Nỏ
Nhìn thấy thế, còn gì nữa?
Có thể nhìn thấy, đó là các vũ khí hiệu quả với người dân đi bằng thuyền trên sông nước; Đi đôi với các vũ khí đó là môn võ vật với các cú móc sườn, móc hàm, bẻ lưng nổi tiếng. Sới vật hay chiếu vật chỉ rộng như lòng thuyền, ra khỏi chiếu tức là ra khỏi thuyền - là thua.
Vậy tổ tiên ta đánh giặc thế nào?
China sở trường là kị binh, giáo dài, gươm dài, chuỳ, lao, mâu, đại đao, mã tấu, côn, cung tên.
Các vũ khí công thành của họ đã có từ thời Tần như thang, tháp, xe công thành... Sau này còn thêm máy bắn đá...
Người Việt thật lạ, từ truyền thuyết về An Dương Vương, người ta tìm thấy thành Cổ Loa, hàng vạn mũi tên đồng, nẫy nỏ bằng đồng, có cả khuôn đúc.
Người Ai Cập không biết ai đã xây lên Kim Tự tháp, người Khmer ngạc nhiên khi thấy các thành phố đá. Chinese còn lầm lẫn về lịch sử của mình, người Việt rõ ràng hơn.
Theo Lịch sử Quân sự, nỏ bắn bằng máy với mũi tên đồng là vũ khí sát thương khủng khiếp thời bấy giờ; Loa Thành là Mê cung làm các toán quân xâm lược rối loạn. Nhưng An Dương Vương, Nhà Triệu, Mai Hắc Đế... đều sụp đổ vì chỉ giữ thành..
Với vũ khí cận chiến đó, đối mặt và dàn trận với quân đội China, người Việt thường thua, có thể thấy Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế... nhất là Nhà Hồ, Nhà Nguyễn đều bị sụp đổ dù thành quách xây rất lớn. Hồ Quý Ly xây dựng đội quân 100 vạn (1 triệu) trên 1 quốc gia 5 triệu dân nên không chống được quân Minh trong khi Lục Quân nhà Trần chỉ gồm 5776 người đã đánh thắng trăm vạn quân Mông Kha.
(I) Về vũ khí:
1) Vũ khí người Việt còn cái Lao. Nếu Lao hiện đại chỉ dài 1,5m dùng để ném, thì cái Lao của người Việt cổ chính là một cây tre dài 3.5 đến 4 m, một đầu vạt nhọn, một đầu cắm vào sàn thuyền hay cắm xuống đất, khi con ngựa hay tàu lớn với tốc độ cao lao đến sẽ bị cây tre xuyên qua cả ngựa lẫn người cỡi hay cắm chặt vào thuyền lớn.
Nguyên sử cho biết, khi kị binh Mông cổ đuổi theo quân bộ Đại Việt, sa vào bẫy, bị các cây lao xọc qua bụng, treo lơ lửng trên trời, quân lính tan tác, tháo chạy về kiểm lại mới biết viên tướng nào bị giết. Có kẻ bị 7 - 8 cái lao xuyên qua. Toa đô bị giết như thế. Có lẽ người Nam Bộ còn giữ truyền thống này bằng ngọn Tầm Vông,
Thời Quang Trung, Lao được cải tiến có buộc thêm móc sắt và hoả hổ ở đầu để bám chặt vào tàu chiến, vào thành, vào người ngựa đối phương. Cả một hạm đội của Tây Ban Nha bị đốt cháy bằng Hoả hổ.
Sau trận đó, viên thuyền trưởng Tây Ban Nha phải đóng tàu cho quân Tây Sơn và Hải quân Tây Sơn mạnh hơn Hạm đội của Pháp.
2) Bạch đằng giang đã 3 lần chứng kiến các trận chiến oai hùng của chiến binh Đại Việt dìm chết hàng vạn quân xâm lược. Các nhà Sử học đang lý giải bãi cọc trên sông, đa số đi vào giả thuyết cọc ngăn sông. Điều đó không đúng.
Lục đầu giang gồm 6 cửa, nhưng điểm quyết chiến chỉ có 1. Làm sao để địch chỉ đi vào một cửa. Các cửa sông khác sẽ được đóng cọc dày đặc, chuốt nhọn và nhẵn để địch quân khó nhổ. Thời gian cấp bách không thể đợi nhổ hết cọc. Cửa sông đặt phục binh thì không ngăn sông, bãi cọc chính nằm hai bên bờ. Khi Hải quân địch vào trận địa phục binh, Hoả Thuyền (thuyền chứa chất cháy, chất nổ - xem binh thư yếu lược) sẽ được các chiến binh cảm tử chèo xuống hay thả xuống xuôi dòng nước. Mũi thuyền có các ngoàm sắt khoẻ để móc vào thuyền đối phương. Khi thấy Hoả thuyền lao xuống, Tàu - Thuyền của địch dạt vào các bờ sông, nơi có bãi cọc lẫn trong rừng sú vẹt và các thuyền con, các chiến binh với các chiếc lao dài xông đến khi địch quân đang nhốn nháo chạy khỏi đám nước, lửa ngút trời. Mũi Thuỷ quân thường là Quân lương. Quân Mông cổ tan tác vì toàn bộ lương thực cho người, ngựa đều không còn, quân tự tan.
Các vũ khí đó sau khi dùng vứt bỏ, không chôn theo người chết. Kiếm , gươm, mâu chỉ là dụng cụ hiệu lệnh chứ chưa từng đánh nhau
(II) Về cách đánh:
Có thể kết luận, nghệ thuật quân sự của cha ông ta là:
(1) Việc đánh bằng phục binh:
Thường quân đội Đại Việt giả thua, kéo địch vào trận địa bày sẵn. người Việt chiến đấu oai hùng, khi thua thì kẻ xâm lược tin là đã thắng. Liễu Thăng cũng bị mấy chục cái lao xuyên qua, bị bêu đầu là thế. Chiêu Văn, Chiêu Sương rồi Hầu Nhân Bảo cũng thế.
(2) Dùng sự hiểm yếu của địa hình, hạn chế sở trường của địch (kị binh, giáo dài, địa hình bằng phẳng, tàu lớn... ),
Bẫy địch vào các bãi lầy, bãi cạn, sườn núi.... là lực lượng chính làm quân số của Đại Việt dù ít hơn trở thành áp đảo.
"Thế trận xuất kỳ, lấy yếu thắng mạnh
Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều"
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO - Nguyễn Trãi
Địa hình hiểm yếu cũng chính là lực lương,
Rạch Gầm Soài Mút, Đống Đa, Đầm Mực đều là đầm lầy khi xưa.
(3) Tránh đối đầu trên trận địa rộng lớn hay biển khơi, lừa địch vào các trận địa phục sẵn, đó là kế dùng đoản binh để thắng trường trận trong "Binh thư Yếu lược" của TRẦN HƯNG ĐẠO. Quân đội ta chủ yếu là cơ động. Nhà Trần đốt 500 thuyền lương của Trương Văn Hổ tại Vịnh Hạ Long. Các trận quyết chiến chiến lược tại Hàm Tử, Chương Dương là phục binh.
(4) Sau hơn 1000 năm bị nô lệ, người Việt tìm ra cách đánh và cách bảo vệ Tổ Quốc:
"Anh em hoà thuận, trên dưới một lòng, lòng dân hướng về".
(5) Đã qua lâu rồi cái thời vô chính phủ đến mức "Ra ngõ gặp anh hùng, người người là Chủ tịch nước". Người Việt thắng nhờ đoàn kết, giữ gìn truyền thống, bình tĩnh trước địch. Gà con mới tao tác, còn đại bàng thì bao giờ cũng bình tĩnh dõi theo con mồi.
(5) Mưu phạt tâm công của Ức Trai chính là nhắc quan lại nhà Minh biết, họ cũng là người Bách Việt, ngộ nhận lịch sử.
(6) Quân chủ lực là nòng cốt, dân binh mới là chính binh. Ai cũng nghĩ quân Tây Sơn cõng nhau hay cáng nhau để đem 10 vạn quân ra Bắc; Ai cũng thấy không phải. Đội quân chủ lực sẽ dùng thuyền nhỏ, tập hợp dân binh tại chỗ - những người đã quá uất ức và tỉnh ngộ với sự đối xử tàn bạo của Thiên Triều - nhất nhất theo Lệnh. Đó là Chiến tranh Nhân dân
(7) Nằm im chờ giặc không bằng đánh trước. Lý Thường Kiệt đánh châu Ung, châu Khâm, nhà Trần chinh phạt Tống tới Thượng Hải nên dễ đánh Nguyên Mông.
Lịch sử thế đấy; Gần 1000 năm bảo tồn Dân tộc, trước vận mệnh mới, người Việt cần tỉnh táo phân tích để đón chờ các cơ hội./.
Cụ Trần Quốc Tuấn cắm cọc ở sông Tranh - một con sông nhỏ và là một nhánh của sông Bạch đằng phía hạ lưu.
Trả lờiXóaVấn đề là cụ phải tính toán rất khoa học thời điểm nước lên/xuống. Mặt khác, về chiến thuật, phải đánh sao cho đối phương phải lựa chọn lối thoát là sông Tranh.
Do vậy, sự hợp đồng chặt chẽ giữa các mũi là một trong các yếu tố quyết định của chiến dịch.
Anh em có thể xem bản đồ ngày nay để hình dung ra "giao lộ" sông Bạch đằng - sông Tranh thời đó.
Lý Thường Kiệt đánh châu Ung, châu Khâm, nhà Trần chinh phạt Tống tới Thượng Hải nên dễ đánh Nguyên Mông.
Trả lờiXóaNày ông QcV, ông bảo mấy ông đánh cá nhà mình đánh tới tận Thượng hải hồi nào vậy? có mà vung lưới ra tận Thượng hải thì có, hehe!
Ở bên ngoài tổng kết chiến thuật quân sự ngàn đời nay của người VN là:
Trả lờiXóa-Đánh du kích để tiêu hao lực lượng và làm cho kẻ thù suy yếu, mệt mỏi.
-Xây dựng lực lượng lớn mạnh để đánh một trận tổng công kích cuối cùng.
Vẫn còn một thứ vũ khí lợi hại của người Việt cổ là Mỹ nhân . Các tiền bối của nước Việt sử dụng loại vũ khí này để mở rộng bờ cõi rất hiệu quả.
Trả lờiXóaNN
Tôi thấy bây giờ ta mua nhiều vũ khí tối tân quá, tốn tiền. Lại giữ quân chủ lực trong thành nhiều quá, tốn tiền thêm. sao không giải trừ quân, luyện quân ít nhưng thiện chiến, kết hợp nhiều yếu tố XH và TG, cộng thêm "Thiên thời" nữa là chả sợ thằng nào có hơn không !
Trả lờiXóaNhật công nghiệp hóa từ thế kỷ 19, China công nghiệp hóa giữa thế kỷ 20.
Trả lờiXóaViệt Nam cần nhà máy sản xuất sắt thép, nhà máy sản xuất hóa chất, nhà máy sản xuất chế tạo máy móc,vv, để trở thành xưởng sản xuất của thế giới.
Đó là thứ vũ khí lợi hại nhất để bảo vệ tổ quốc.