Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Tinh thần mã thượng của các hiệp sĩ Trung cổ Châu Âu



"Hiêp sỹ" Don Kihote xứ Mantra - Animation by TQtrung
Tìm hiểu 'tinh thần mã thượng' của các hiệp sĩ Trung cổ Châu Âu
Hiệp sĩ là một thành viên của tầng lớp quân nhân thời Trung cổ ở Châu Âu, những người sống và chiến đấu theo điều luật “Chivalry”.
Theo cách gọi phổ biến khác của ngôn ngữ Ấn-Âu, hiệp sỹ ( knight) có thể còn được gọi là cavalier hoặc rider (ví dụ trong tiếng Pháp là chevalier và tiếng Đức là Ritter), Cho thấy một sự liên kết giữa một hiệp sĩ và phương tiện của ông ta ( ngựa). Từ thời cổ một vị trí danh dự và uy tín đã được gắn kết với những chiến binh hippeus của Hy Lạp và eques của La Mã, và việc phong tước hiệp sĩ vào thời Trung cổ cũng gắn bó chặt chẽ với tài nghệ cưỡi và điều khiển ngựa.
Truyền thuyết về King Arthur của người Anh được phổ biến rộng rãi khắp châu Âu vào thời Trung cổ bởi giáo sĩ người xứ Wales Geoffrey vùng Monmouth trong cuốn Historia Regum Britanniae (“Lịch sử các vị vua của nước Anh”), Được viết trong những năm 1130. Quốn Le Morte d’Arthur (“Cái chết của vua Arthur”) của Sir Thomas Malory, được viết trong năm 1485 là những cẩm nang quan trọng trong việc xác định lý tưởng của Chivalry-tinh thần mã thượng, Chivalry hiểu theo khái niệm hiện đại thì các hiệp sĩ là những chiến binh tinh nhuệ tuyên thệ nhậm chức để phát huy các giá trị của đức tin, lòng trung thành, can đảm và danh dự. Trong thời kỳ Phục hưng, các thể loại tiểu thuyết hào hiệp lãng mạn trở nên phổ biến trong văn học, chúng được phát triển và lý tưởng hóa hơn bao giờ hết và cuối cùng dẫn đến một hình thức mới được gọi là văn học hiện thực bắt đầu phổ biến từ cuốn Don Quixote của đại văn hào Miguel de Cervantes. Cuốn tiểu thuyết này khám phá những lý tưởng của hiệp sĩ và sự khác biệt giữa lý tưởng của họ với thực tế phũ phàng trong thế giới của Cervantes. Trong giai đoạn cuối thời Trung cổ, các chiến thuật mới của chiến tranh bắt đầu làm cho các hiệp sĩ trong các bộ giáp cổ điển trở thành lỗi thời, nhưng chức danh Hiệp sỹ vẫn còn tồn tại ở nhiều quốc gia.
Một danh hiệu hiệp sĩ, chẳng hạn như Hiệp sĩ dòng đền, đã tự trở thành đối tượng của rất nhiều truyền thuyết, một số khác đã biến mất vào quên lãng. Ngày hôm nay, một số danh hiệu hiệp sĩ vẫn tiếp tục tồn tại ở một số nước, chẳng hạn như Order of the Garter của nước Anh, Royal Order of the Seraphim của Thụy điển, và the Royal Norwegian Order of St. Olav của Na uy. Mỗi danh hiệu có tiêu chí riêng của mình, nhưng nói chung là nó do người đứng đầu nhà nước trao cho người được lựa chọn vì một số thành tích đáng khen ngợi.

Nguyên gốc từ hiệp sỹ

Từ hiệp sĩ, bắt nguồn từ từ cniht trong tiếng Anh cổ là (“cậu bé” hay “người hầu”), nó cũng có cùng nghĩa với từ Knecht (” người hầu”) trong tiếng Đức. Ý nghĩa của nó là không rõ nguồn gốc, được phổ biến trong ngôn ngữ của người Tây Germany ( như tiếng Frisian cổ là kniucht, tiếng Hà Lan knecht, tiếng Đan Mạch knægt, tiếng Thụy Điển knekt, tiếng vùng thượng-trung nước Đức kneht, tất cả đều có nghĩa là “cậu bé, thanh niên”, cũng như tiếng Đức là Knecht ” người hầu, chư hầu”). Từ cniht trong tiếng Anh không có liên quan gì đến các kỵ sỹ hoặc các chức vụ tương tự. Từ rādcniht (Có nghĩa là “người hầu cưỡi ngựa”) có nghĩa là một người hầu có nhiệm vụ mang thư tín hoặc tuần tra bờ biển bằng ngựa. Trong tiếng Anh cổ năm 1300 cnihthād còn có ý nghĩa tuổi vị thành niên (tức là khoảng thời gian từ lúc thơ ấu đến khi trưởng thành).
Một nghĩa hẹp của từ “servant-người hầu” có nghĩa là “đi theo quân đội của một vị vua hay vị chỉ huy cấp trên” được sử dụng vào năm 1100. Ý nghĩa cụ thể về mặt quân của từ hiệp sĩ –knight là một chiến binh cưỡi ngựa và thường là kỵ binh hạng nặng chỉ xuất hiện trong chiến tranh Trăm năm. Động từ “tấn phong hiệp sĩ” tức là làm cho ai đó thành một hiệp sĩ xuất hiện khoảng năm 1300 và từ đó từ “knighthood” bắt đầu chuyển từ việc nói về “tuổi vị thành niên” sang mô tả “xếp hạng, nhân phẩm của một hiệp sĩ”.
Trong điểm khác biệt của tiếng Anh với hầu hết các ngôn ngữ khác ở châu Âu, thì từ “ knight” còn tương đương với sự nhấn mạnh đến tình trạng và sự giàu có của người sở hữu một con ngựa chiến. Về mặt ngôn ngữ mà nói, những người sở hữu ngựa có vị trí xã hội cao hơn ít nhất là từ thời Hy Lạp cổ đại, thời mà tên của nhiều nhà quý tộc có gắn kết từ ngựa trong tiếng Hy Lạp, giống như từ Hipparchus và Xanthippe; nhân vật Pheidippides trong cuốn Clouds của Aristophanes có tên ông nội với âm- Hipp chèn vào để tăng độ quyền quý. Tương tự như vậy, ἱππεύς (hippeus) trong tiếng Hy Lạp thường được dịch là “hiệp sĩ”, ít nhất ý nghĩa phổ thông nhất của nó là trong bốn tầng lớp của xã hội Athen, “hiệp sĩ” là những người có thể đủ khả năng để duy trì một chú ngựa chiến trong khi phục vụ nghĩa vụ quân sự cho nhà nước. Cả hai từ hippos của Hy Lạp và Equus của Latin có nguồn gốc từ từ gốc ekwo trong ngôn ngữ Proto Âu Ấn có nghĩa là “ngựa”.
Từ Equestrian ( tiếng Latin bắt nguồn từ eques có nghĩa là” horseman “, từ Equus ” horse -ngựa”) là thành viên cao cấp thứ hai trong các tầng lớp xã hội của thời Cộng hòa La Mã và vào đầu Đế quốc La Mã. Tầng lớp này thường được dịch là “hiệp sĩ”, tuy nhiên, hiệp sĩ thời trung cổ lại được gọi là miles trong tiếng Latin, (mà trong tiếng cổ Latin ” soldier ” thường có nghĩa là bộ binh). Trong đế quốc La Mã sau này Equus- tiếng cổ Latin để tả ngựa thường được thay thế bằng từ Latin-caballus, nó xuất phát từ tiếng Gaul cổ-caballos. Từ caballus tạo ra tiếng Ý cổ Cavaliere, Cavallo, tiếng Pháp cheval, và tiếng Anh cavalier(vay mượn từ tiếng Pháp). Dạng từ này tiếp tục phát triển thành knight- hiệp sĩ trong ngôn ngữ Romance: tiếng Tây Ban Nha Caballero, tiếng Pháp chevalier, tiếng Bồ Đào Nha cavaleiro vv Trong tiếng Đức, ý nghĩa của từ Ritter chính là rider ( kỵ sỹ) và tương tự như là Ridder trong tiếng Hà Lan và Scandinavia. Những từ này bắt nguồn từ Đức rīdan ”Rider-kỵ sỹ” từ reidh trong ngôn ngữ Proto Âu-Ấu.
Nguồn gốc của việc phong tước hiệp sĩ thời trung cổ
Từ thời thượng cổ, lực lượng kỵ binh hạng nặng được gọi là Cataphract đã tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh khác nhau với vũ khí và vai trò trong các cuộc chiến tương tự như của các hiệp sĩ thời trung cổ. Tuy nhiên, một cataphract không có vị trí chính trị, vai trò xã hội cố định khác với chức năng quân sự của mình.
Hiệp sĩ được biết đến ở châu Âu bởi đặc trưng của sự kết hợp của hai yếu tố, chế độ phong kiến và phục vụ như là một chiến binh trung thành. Cả hai yếu tố đều bắt nguồn dưới triều đại Hoàng đế Charlemagne của vương quốc Frank, Từ đó các hiệp sĩ thời Trung Cổ có thể được xem là có nguồn gốc thời này.
Một phần của quân đội của dân tộc German, những người chiếm đóng châu Âu từ thế kỷ thứ 3, luôn luôn là kỵ binh và một số quân đội của những người như người Ostrogoth bao gồm chủ yếu là kỵ binh. Tuy nhiên người Frank lại là người thống trị phương Tây và Trung Âu sau sự sụp đổ của Rome, và chiến thuật chính của họ lại là các đợt xung phong của các khối lớn bộ binh. Như là một loại bộ binh tinh nhuệ, các comitatus thường cưỡi ngựa để đến chiến trường chứ không phải hành quân bộ ( nhưng xuống ngựa chiến đấu như bộ binh ). Cưỡi ngựa để đến chiến trường có hai ưu điểm chính: nó làm giảm mệt mỏi, đặc biệt là khi các binh sĩ tinh nhuê mặc áo giáp dày (trường hợp này ngày càng trong các thế kỷ sau sự sụp đổ của đế chế Tây La Mã) và nó làm cho binh sĩ trở nên cơ động hơn nhiều để phản ứng với các cuộc đột kích của kẻ thù, đặc biệt là các cuộc xâm -lược €của người Hồi giáo vào châu Âu trong năm 711. Quân đội của vua Frank và tể tướng Charles Martel, lực lượng đã đánh bại cuộc xâm lược của vương quốc Ả Rập Umayyad tại trận Tours trong năm 732, vẫn còn phần lớn là bộ binh, còn tầng lớp bộ binh tinh nhuệ thì đến chiến trường bằng ngựa nhưng lại xuống ngựa để chiến đấu và tạo ra một cốt lõi vững chắc cho các hàng bộ binh ở tuyến đầu.
Vào thế kỷ thứ 8 trong thời Carolingian, nói chung là người Frank liên tục tấn công và một số lượng lớn các chiến binh đã cưỡi ngựa đi theo hoàng đế của họ trong các chiến dịch của người Frank trên phạm vi của các cuộc chinh phục rộng khắp Tây-Trung Âu. Vào thời gian này ngày càng có nhiều người Frank chiến đấu mà vẫn ngồi trên lưng ngựa ở trên chiến trường như các kỵ binh chứ không phải là bộ binh cưỡi ngựa và họ tiếp tục làm như vậy trong nhiều thế kỷ sau đó. Mặc dù tại một số quốc gia các hiệp sĩ quay trở lại chiến đấu trên bộ vào thế kỷ 14, sự kết hợp của các hiệp sĩ chiến đấu trên lưng ngựa với một ngọn giáo và sau đó là một ngọn thương vẫn được duy trì rất cao.
Trong trận chiến Lake Peipus năm 1242 các hiệp sỹ Teutonic đã xuống ngựa để chiến đấu với người Nga, họ đã tạo nên một bức tường bằng lá chắn và các ngọn thương cực dài để đẩy lui các cuộc tấn công của quân Nga và đồng thời làm lá chắn che chở cho lính cung thủ mặc giáp nhẹ phía đằng sau.
Những chiến binh cơ động cưỡi ngựa đã làm cho các cuộc chinh phục của Charlemagne được triển khai ở những vùng rất rộng lớn và để bảo đảm về sự phục vụ của họ nhà vua đã ân thưởng cho họ một khoảnh đất được gọi là benefices ( đất phong – thái ấp ). Phần thưởng được trao trực tiếp cho các đội trưởng bởi hoàng đế để tưởng thưởng cho những nỗ lực của họ trong các cuộc chinh phục và họ lại tiếp tục cấp các benefices cho đội ngũ chiến binh của họ ( đương nhiên là một mảnh đất lớn được chia ô thành nhiều mảnh nhỏ )-một tập hợp của những người đàn ông tự do và không tự do. Trong thế kỷ này hoặc sau cái chết của Charlemagne, tầng lớp chiến binh được phong đất của ông đã tăng lên nhiều hơn và Charles the Bald ( Sác lơ Hói) tuyên bố thái ấp của họ được cha truyền con nối. Các giai đoạn của sự hỗn loạn trong các thế kỷ thứ 9 và thứ 10, giữa sự sụp đổ của chính quyền trung ương Carolingian và sự nổi lên của các vương quốc Frank phía Tây và phía Đông (sau này trở thành nước Pháp và Đức tương ứng), tầng lớp chiến binh mới được phân phong này bắt đầu đào hào đắp lũy và xây dựng các công trình phòng thủ. Nguyên nhân bắt nguồn từ quyền điều hành và chống lại các cuộc tấn công của người Viking, Magyar và Saracen, và rồi cũng để phòng thủ chống lại các cuộc tấn công của chính các lãnh chúa địa phương và các chư hầu của họ.
Kết quả của việc cha truyền con nối của tầng lớp những chiến binh tinh nhuệ cưỡi ngựa được phong đất tạo ra các hiệp sĩ, và họ ngày càng được xem như là những chiến binh thực sự duy nhất ở châu Âu do đó họ có đặc quyền của họ.
Các tổ chức quân sự đầu tiên của các hiệp sĩ là Knights Hospitaller ( Hiệp sỹ Bệnh viện) được thành lập tại cuộc Thập tự chinh đầu tiên trong năm 1099, tiếp theo là Knights Templar ( Hiệp sỹ dòng Đền) năm (1119). Vào thời điểm mà họ được thành lập, họ chỉ đơn giản là những tổ chức của tu sĩ, mà các thành viên sẽ hành động như người lính để bảo vệ những người hành hương đến vùng Đất thánh. Chỉ trong thế kỷ sau, với các cuộc chinh phục thành công vào vùng Đất Thánh và sự gia tăng của các thành bang của Thập tự quân, các thành bang này ngày càng trở thành mạnh mẽ và uy tín.
Ý tưởng về tinh thần mã thượng cũng như các đặc tính của các chiến binh Thiên chúa giáo và sự biến đổi của thời gian đã tạo ra các hiệp sĩ từ các “người hầu, người lính” và hiệp si ”người lính cưỡi ngựa”, để chỉ một thành viên của tầng lớp có lý tưởng này, họ có ảnh hưởng đáng kể từ các cuộc Thập tự chinh, được lấy cảm hứng từ các tổ chức quân sự của các chiến binh tu viện cũng như những hoài niệm của thời đầu Hậu Trung Cổ và mặt khác chịu ảnh hưởng của Lý tưởng furusiyya của người Hồi giáo Saracen.
Maximilian I-Hoàng đế La Mã Thần thánh (1459-1519) thường coi là người hiệp sĩ thật sự cuối cùng. Ông cũng là vị hoàng đế cuối cùng dẫn đầu quân đội của mình lao vào chiến trường.
Jan D’arc-Hiệp sỹ duy nhất là phụ nữ thời Trung-trung cổ, tranh vẽ bà đang chỉ huy quân Pháp tấn công vào pháo đài của quân Anh ở D’orleans và trận này đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện của chiến tranh trăm năm giữa Anh quốc và Pháp quốc
Huy hiệu của các Hiệp sỹ
Hiệp sĩ thường mang armigerous (Huy hiệu), và quả thật họ đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc phát triển môn khoa học nghiên cứu về huy chương. Áo giáp trở nên nặng hơn, bao gồm cả lá chắn cũng rộng hơn và mũ sắt che kín mặt được phát triển trong thời Trung cổ, tạo sự cần thiết phải đánh dấu nhận sự nhận dạng ( địch ta) qua màu của lá chắn và áo khoác. Các Huy hiệu được tạo ra để chỉ ra rằng các hiệp sĩ đến từ vùng nào hoặc các chiến binh đến từ vùng nào trong các buổi tỷ thí.
Ngoài ra, các hiệp sĩ cũng sử dụng những hình thức nhất định của y phục để thể hiện thân thế của mình. Ở Trận Crécy (năm 1346), Edward III của Anh cử con trai của ông-Edward, Hoàng tử đen, chỉ huy cuộc tấn công vào nước Pháp và khi bị ép phải gửi quân tiếp viện ( cho Hoàng tử đen), nhà vua ( lúc này đang tham gia chiến dịch ở Scotland ) trả lời, “nói với họ rằng ngày hôm nay họ phải chịu đựng để giành chiến thắng và sẽ giành được chiếc đinh thúc ngựa của ông ta.” Rõ ràng, vào thời gian đó chiếc spur- chiếc đinh thúc ngựa đã trở thành biểu tượng của hiệp sĩ. Chiếc livery collar-Dây chuyền cực to cũng gắn liền với Huy hiệu của các Hiệp sỹ.
Điều luật tinh thần mã thượng ( Chivalry Code)
Điều luật tinh thần mã thượng là một thuật ngữ liên quan đến thể chế của giai cấp Hiệp sỹ thời Trung-trung cổ, nó thể hiện nguồn gốc đào tạo quân sự của cá nhân các quý tộc và sự phục vụ của họ cho người khác. Nó thường được kết hợp với lý tưởng đạo đức, danh dự, lịch sự và tình yêu của các hiệp sĩ: đây là “Nguồn của ý tưởng nghĩa hiệp,” theo nhận xét Johan Huizinga, người đã viết một số chương The Waning of the Middle Ages về tinh thần thượng võ và các hiệu ứng của nó vào các nhân vật thời Trung cổ “, là niềm tự hào và tham vọng về cái đẹp, và chính thức hóa quan niệm về danh dự, đó là cực đỉnh của cuộc sống cao quý.”
Nguồn gốc từ chevalry
Trong tiếng Anh, từ này lần đầu tiên được xác nhận trong năm 1292, như là một thuật ngữ vay mượn từ Pháp cổ-chevalerie ”tầng lớp hiệp sỹ”, Một danh từ trừu tượng được sáng tạo ra trong thế kỷ 11 dựa trên từ chevalier ”Knight-Hiệp sĩ”, xuất phát từ Latin Trung Cổ caballarius ”Kỵ sĩ”; cavalry là từ nghĩa cùng trong tiếng Ý, và người Anh đã vay mượn từ này qua miền Trung nước Pháp trong khoảng năm 1540.
Giữa thế kỷ 11 và thế kỷ 15 các nhà văn thời trung cổ thường được sử dụng từ chivalry, ý nghĩa của từ này thay đổi theo thời gian, thường chuyển từ ý nghĩa cụ thể của “tình trạng hoặc phí liên quan đến các hiệp sỹ những người sở hữu một con ngựa chiến” có lý tưởng đạo đức của các chiến binh Kitô giáo được tuyên truyền trong thể loại văn học Romance loại trở nên phổ biến trong thế kỷ 12, và lý tưởng về tình yêu được tuyên truyền trong các áng văn thơ Minnesang đương đại và các thể loại có liên quan. Đến thế kỷ 15, thuật ngữ này chủ yếu là đã bị tách ra khỏi nguồn gốc quân sự của mình, nhất là vì số lượng ngày càng tăng của lực lượng bộ binh trong thế kỷ 14 về cơ bản đã hạn chế các cuộc tranh tài của các hiệp sĩ và nó cũng thể hiện một lý tưởng nhân văn của hành vi đạo đức và phép lịch sự.
Nguồn gốc theo đặc tính quân sự
Bất kể định nghĩa bằng văn bản khác nhau của tinh thần mã thượng, các hiệp sĩ thời trung cổ được huấn luyện một cách chuyên nghiệp trong nghệ thuật chiến đấu, họ được đào tạo trong chiến đấu với áo giáp, với ngựa, giáo, kiếm và lá chắn. Hiệp sĩ được dạy là phải xuất sắc vượt trội trong việc sử dụng vũ khí, thể hiện sự can đảm, lòng hào hiệp, đức tính trung thành và thề coi khinh sự hèn nhát và tính đê tiện.
Liên quan tới tinh thần mã thượng là hệ thống huy hiệu và các quy tắc của nó được hiển thị trên mặt của chiếc khiên. Khi không phải chiến đấu, các hiệp sĩ hào hiệp thường cư trú trong một lâu đài hoặc trong một ngôi nhà có củng cố phòng thủ, trong khi một số hiệp sĩ khác lại sống trong cung đình của các vị vua, công tước và lãnh chúa lớn khác. Các kỹ năng của các hiệp sĩ được chuyển sang hoạt động thời bình như đi săn và các đấu giải.
Sự phát triển của khái niệm chivalry-tinh thần mã thượng thời Trung-trung cổ một phần có liên quan với quan niệm furusiyya của người Hồi giáo trong cuộc thánh chiến. Charles Reginald Haines lưu ý những đặc điểm chính ”Như lòng trung thành, phép lịch sự, lòng rộng lượng … được tìm thấy ở mức độ cao trong số các người Ả Rập.” Tây Ban Nha thời trung cổ, mà ông gọi ”Cái nôi của tinh thần mã thượng”, có thể mang danh hiệu tiền hiện đại này, do sự ảnh hưởng trực tiếp của nền văn minh Ả Rập trong Al-Andalus ( xứ Aldalucia của TBN ngày nay). ”Lòng mộ đạo, phép lịch sự, năng lực trong chiến tranh, những món quà của tài hùng biện, nghệ thuật của thơ ca, kỹ năng trên lưng ngựa, kỹ năng khéo léo với thanh kiếm, giáo, và cây cung” được dự kiến là của các tầng lớp hiệp sĩ người Moor ( người Mauritany sống ở TBN ) được cho là nguồn gốc của tinh thần mã thượng, Richard Francis Burton.”.
Kitô giáo đã có ảnh hưởng đến sự thay đổi của quan niệm cổ điển về chủ nghĩa anh hùng và đức hạnh, lúc này chúng được xác định với các ưu điểm của tinh thần mã thượng. Các quan niệm Hòa bình và quan niệm của Thiên Chúa trong thế kỷ 10 là một ví dụ, với giới hạn được đặt ra ở phần trên, các hiệp sĩ phải bảo vệ và tôn vinh những người yếu đuối trong xã hội và giúp các nhà thờ duy trì hòa bình. Đồng thời nhà thờ cũng phải trở nên bao dung hơn trong cuộc chiến tranh để bảo vệ đức tin, việc tán thành các lý thuyết chỉ chiến đấu; và phụng vụ đã được áp dụng và chúc phúc cho thanh kiếm của một hiệp sĩ, và tắm để lọc lấy sự dũng cảm và lòng hào hiệp. Trong thế kỷ 11 khái niệm về một “hiệp sĩ của Chúa Kitô” (Miles Christi) rất được phổ biến ở Pháp, Tây Ban Nha và Italy. Những khái niệm về “tinh thần mã thượng tôn giáo” đã được tiếp tục xây dựng trong thời gian của các cuộc Thập tự chinh, và bản thân những cuộc thập tự chinh thường được xem như là một sự nghiệp nghĩa hiệp. Ý tưởng của họ về tinh thần mã thượng cũng tiếp tục chịu ảnh hưởng của Saladin, người đã được xem như là một hiệp sĩ nghĩa hiệp thời trung cổ bởi các nhà văn Kitô giáo.
Văn học thời trung cổ
Từ thế kỷ thứ 12 trở đi tinh thần mã thượng đã được hiểu như là một điều luật về đạo đức, tôn giáo và xã hội của các hiệp sĩ. Các đặc điểm của điều luật là rất đa dạng, nhưng nó nhấn mạnh các ưu điểm của lòng can đảm, danh dự, và sự phục vụ. Tinh thần mã thượng cũng là một chỉ tiêu để lý tưởng hoá cuộc đời và cách cư xử của các hiệp sĩ ở tại lâu đài của họ hoặc ở triều đình của nhà.
Văn học thời Trung Cổ vinh danh lòng dũng cảm, phép lịch sự và lý tưởng của người La Mã cổ đại.Ví dụ như cuốn sách cổ về chiến tranh được viết bởi Vegetius được đặt tên là De Re Militari và được dịch sang tiếng Pháp vào thế kỷ 13 như là L’art de chevalerie bởi Jean de Meun. Các dịch giả sau này cũng đã trích dẫn từ Vegetius như Honore Bonet người đã viết cuốn L’arbes des batailles ở thế kỷ 14, cuốn sách này bàn bạc về đạo đức và luật của chiến tranh. Trong thế kỷ 15 Christine de Pizan đã kết hợp các ý tưởng từ Vegetius, Bonet và Frontinus để cho ra cuốn Livre des faits d’Armes et de chevalerie.
Cuối thời Trung cổ, các thương gia giàu có ra sức tỏ thái độ hào hiệp – những người con trai của tầng lớp tư sản được đào tạo tại triều đình của các nhà quý tộc, nơi họ được đào tạo theo cách cư xử của tầng lớp hiệp sĩ. Đây là sự dân chủ hóa của tinh thần mã thượng, dẫn đến sự ra đời một cuốn sách mới được gọi là cuốn courtesy book, cuốn sách hướng dẫn hành vi của các “quý ông”. Như vậy, sau thời trung cổ điều luật giá trị danh dự của một con người lịch lãm mã là tôn trọng phụ nữ và quan tâm đến những người kém may mắn, được khởi điểm trực tiếp từ những lý tưởng trước đó của tinh thần mã thượng và những đặc điểm lịch sử đã tạo ra nó.
Sự phát triển của tinh thần mã thượng thời trung cổ, với các khái niệm về danh dự của một phụ nữ và sự tận tâm phục vụ của các hiệp sĩ đến họ, không chỉ xuất phát từ Đức mẹ Virgin Mary, mà còn góp phần tôn kính nó. Sự tôn kính Đức Trinh Nữ Maria thời trung cổ tương phản bởi thực tế là phụ nữ bình thường, đặc biệt là những người không phải gia đình quý tộc luôn bị khinh rẻ. Mặc dù người phụ nữ vào thời điểm này được xem như là nguồn gốc của cái ác, nhưng người ta cho rằng Đức mẹ Mary là người dàn xếp để Thiên Chúa chở thành nơi nương tựa của con người. Sự phát triển của Mariology thời trunng cổ và sự thay đổi thái độ cách suy nghĩ về người phụ nữ cùng song hành với nhau và và đây là cách hiểu tốt nhất trong bối cảnh này.
Theo nền văn học thời trung cổ, tinh thần mã thượng có thể được phân thành ba lĩnh vực cơ bản:
-  Tinh thần mã thượng của chiến binh, trong đó nhiệm vụ chính của một hiệp sĩ là phục vụ chúa tể của mình, như đã được minh chứng bởi Sir Gawain trong cuốn Sir Gawain và Hiệp sĩ xanh và Đám cưới của Sir Gawain và Dame Ragnelle
-  Tinh thần mã thượng về tôn giáo, trong đó nhiệm vụ chính của một hiệp sĩ là bảo vệ người vô tội và phục vụ Chúa, như được minh chứng bởi Sir Galahad hoặc Sir Percival trong Chiếc chén huyền thoại.
-   Tinh thần mã thượng và tình yêu, trong đó nhiệm vụ chính của một hiệp sĩ là phải chiến đấu để nhận được sự yêu thương, kính nể của người Phụ nữ họ yêu, Knight phải phục vụ người phụ nữ của riêng mình và sau cô ta là phục vụ tất cả những người phụ nữ, như được minh chứng bởi tình yêu của Sir Lancelot cho nữ hoàng Guinevere hoặc tình yêu của Sir Tristan cho Iseult.
Bài viết tham khảo tài liệu từ TTVNO, GOOGLE PHOTOS

17 nhận xét:

  1. Bạn,
    Cũng để các bạn hiểu thêm về suy nghĩ châu Âu:
    Người châu Âu có câu "không đánh kẻ ngã ngựa", vì vậy họ cũng phục người VN khi đánh thắng quân Minh còn cấp lương thực cho những tàn quân trở về nhà.
    Nên bây giờ họ có câu "shooting sitting ducks", (bắn những con vịt ngồi) là chỉ những kẻ kém đạo đức, nên chắc các bạn sẽ hiểu sự kiện 1988 dưới con mắt của người châu Âu.

    Trả lờiXóa
  2. @CB: Sự kiện 1988 là gì bạn nói lơ lửng vậy, không là lính HQ chắc chẳng ai biết, vì hiện ở VN, mọi người đã ăn sung mặc sướng, mấy ai theo dòng thời sự đâu.
    Có lẽ đến lúc CB nên đăng bài đối chọi với QcV đi thôi, để hắn tung hoành một cõi vậy, điên lắm.

    Trả lờiXóa
  3. Bức ảnh động Đông Ki sốt (Don Kihote xứ Mantra) của anh Quang Trung có vẻ giống NTV quá. Don Kihote xứ Mantra còn có nghĩa là cao ngẳng.
    Cảm ơn anh Quang Trung. Tiểu thuyết lịch sử Ai van hô gọi các Hiệp sĩ dòng Đền là Hiệp sĩ Đền Thánh. tuy nhiên cái tên Hiệp sĩ(Knight), qua tiểu thuyết Đông Ki sốt làm mình cứ liên tưởng tới con dao ăn.
    Thời Trường Mới, Trung Huân (hồi xưa to hơn mình, nay trở thành Xăng sô Pa - sa - anh chàng béo lùn)rất thích mở hội võ Át Bai cùng Hải Thành, Tuấn Kiệt, Việt Dũng. Nghĩ lại, vui đáo để.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. He he! ông QV đọc knight ra knife là giống ông Tk5 rồi :)) mà đúng đấy, 'dao' với 'giáo' của HS hay cầm cũng giống nhau, cắt được hết, nhưng Don Kihote là cao ngẳng thì mình chưa biết, chỉ nhớ DON tên gọi dành cho đẳng cấp cao, gần như hiệp sỹ vậy. Don Kihote xứ Mantra có thể hiểu là " Hiệp sỹ Đông Ki sốt đến từ xứ Măng sơ" ngày xưa đọc vậy, đúng không nhỉ?

      Trich "....Chàng đem bộ áo giáp của ông cha để lại đã bị han rỉ và thủng lỗ chỗ ra đánh bóng và đội vào, phong cho con ngựa gầy còm của mình cái tên rất kêu Rocinante (Rô-xi-nan-tê), và để đúng mốt của một hiệp sĩ lang thang phải có một người tình xinh đẹp, chàng nghĩ đến một phụ nữ nông dân chuyên ướp thịt muối hàng xóm mà chàng thầm yêu từ hồi tuổi trẻ và đặt cho cô ta cái tên Công nương Dulcinea del Toboso (Đuyn-xi-nê-a)." :))

      Xóa
  4. @Tk5: Bác cứ hay "vờ vịt" chơi khó nhau. "Sự kiện 1988"

    Trả lờiXóa
  5. http://www.youtube.com/watch?v=jMFuzZDVRMs

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn ý tốt và tinh thần yêu nước của bạn, lưu ý lần sau tránh tên ND nha!

      Xóa
  6. Chú Vinh dạo này toàn làm sai, có ai làm gì đâu

    Trả lờiXóa
  7. Hình như chàng Hiệp sĩ cao ngẳng (Haut) trong ảnh có thêm cái mũ - thực ra là cái chậu cạo râu bằng đồng,

    Trả lờiXóa
  8. Don Kihote xứ Mantralúc 19:56 2 tháng 7, 2013

    Góp thêm với các bác một thông tin:
    Hiệp sĩ dòng đền - knight of templar
    chỉ tồn tại 200 năm sau đó bị vua Pháp thỏa thuận với giáo hoàng kết tội họ là tà đạo, dâm loạn rồi thiêu sống.
    và dòng hiệp sĩ nổi tiếng này bị tiêu diệt từ đó.
    Nhưng nói cho cùng, bản chất Hiệp sỹ rất đáng được tôn vinh, nhất là khi họ hành xử với Phụ nữ

    Trả lờiXóa
  9. Theo tui hiểu thì: "Don" trong tiếng TBN để chỉ những người được tôn trọng, tương tự như từ "Sir" của tiếng Anh hoặc " Ngài" trong tiếng Việt. Vậy tên " Don Quixote" có thể dịch phongs tác ra tiếng Việt mình là:" ông Ki sot " và như vậy dịch câu " Hiệp sỹ Don Kihote" là nhắc lại hai lần từ " Don".
    NN

    Trả lờiXóa
  10. Hiệp sĩ Dòng Đềnlúc 07:47 4 tháng 7, 2013

    Nghe bác QV nhắc đến hội võ Atbai - tự nhiên lại nhớ đến những chi tiết trong Aivanho của Walter Scott, đây là hội võ đã diễn ra trận đấu thứ nhất giữa Aivanho và lão hiệp sĩ thánh chiến bowrian bonghinbe, trận này lão hiệp sĩ đã thua. Trận đấu thứ hai giữa Aivanho và lão hiệp sĩ đó diễn ra ở bãi thánh Gioocdơ gần chủng viện Tempơntô, tuy Aivanho đã bị thương rất nặng trước đó, nhưng vẫn đứng ra bảo vệ danh dự cho một cô gái Do Thái xinh đẹp tên là Re bec ca, một cô gái đầy cá tính, thông minh, nhân hậu, nhưng lại thuộc một dân tộc bị coi là hạ đẳng, không có quyền nói lên tiếng nói của chính mình...Thật tuyệt vời, liệu thời đại này những "hiệp sĩ" như vậy còn có mấy ai?

    Trả lờiXóa
  11. "...liệu thời đại này những "hiệp sĩ" như vậy còn có mấy ai?"
    Câu hỏi cũng như sự luyến tiếc một thời các hiệp sỹ vẫy vùng của cô gái mang tên "dòng Đền" là rất đúng cả với thời nay.
    Bạn nghĩ phải, nhưng blog k5 hiện vẫn còn nhiều hiệp sỹ như vậy lắm mà bạn mới chỉ hay tâm sự nhưng chưa hiểu được cái chất của chàng ta.

    Trả lờiXóa
  12. Pác TQt hóm phết nhẩy, iem nhìn cái cán giáo của Don kihote đập vào mặt chú nông dân Phăng sô thì bùn cười quá - quân ta phang quân mình! hehe!

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment