Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Nhân ngày 17-2

Cảnh báo' độc hại', ai không thích chính trị và thân Tầu xin đừng đọc tiếp kẻo tăng xông!
Dưới đây là phần trích " MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG" trong sách 'Bên thắng cuộc'. Xin mời các bạn quan tâm đến chính trị đọc tham khảo.
" Bạn vàng mười sáu chữ" có thâm hiểm, đểu cáng, tham lam như Huy Đức nói hay không xin hãy tự nhận định, người đăng chỉ làm công việc mời đọc cho những ai tò mò. Nhưng dù tin hay không, thân Tầu đến cỡ nào cũng xin đừng quên rằng, kẻ chúng ta đang gọi là bạn tốt mười sáu chữ trong lịch sử đã liên tiếp xâm lược nước ta, và gần đây nhất là cuộc chiến Biên giới 17-2- 1979, người bạn vàng này đã hèn nhát đâm trộm sau lưng ta, giết hại hàng vạn đồng bào chiến sỹ biên giới và đang ngày đêm âm mưu thôn tính Hoàng sa- Trường sa của Việt nam, xin hãy đừng quên, bởi vì với lòng tham không đáy đó, nếu chúng ta bị ru ngủ thì sẽ có ngày không còn đất mà chôn, hiểm họa mất lương hưu mới thực sự đe dọa từ điều đó.
Trích : Quyền bính - Huy Đức:
"....Ông Lê Khả Phiêu còn phải nhận lãnh trách nhiệm lịch sử trong một giai đoạn mà quan hệ đối ngoại, đặc biệt là vớiTrung Quốc, có rất nhiều thử thách. Nguyên tắc “hai nướcxã hội chủ nghĩa phải cùng chống âm mưu của đế quốc xóa bỏ chủ nghĩa xã hội” xác lập trước Hội nghị Thành Đô (9-1990) đã được Tổng Bí thưNguyễn Văn Linh và những đồngchí của ông đặt trên cả truyền thống cảnh giác nghìn năm trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc498. Là một vị tướng quân đội mới bắt đầu làm chính trị, ôngLê Khả Phiêu đã không tránh khỏi những ứng xử thiếu kinh nghiệm với các nhà lãnh đạo cơ mưu của Bắc Kinh. Những
quyết định đưa ra trong nhiệm kỳ của ông đã từng bị chỉ trích cả trong nội bộ và trên dư luận, nhất là đối với những quyết định gay go để kết thúc đàm phán Hiệp định Biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Nhưng, trên nhiều phương diện,Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu chỉ là người thừa kế những chính sách được thiết lập từ thời “Thành Đô”.
 Đầu năm 1991, ông Đoàn Mạnh Giao được cử đi Đài Loan. Đây là chuyến đi đầu tiên của một quan chức Việt Nam đến một nhà nước không được chính quyền Trung Quốc công nhận. Đài Loan được coi là đối tác đầu tư tiềm năng số một của Việt Nam. Theo ông Đoàn Mạnh Giao: “Đôi bên cần mở một đường bay thẳng. Lâu nay, từ Đài Loan đến Việt Nam vẫn phải quá cảnh ở Bangkok. Tôi làm đề án, chuẩn bị khôi
phục quan hệ kinh tế với Trung Quốc và khôi phục kinh tế dân gian với Đài Loan. Chủ nhiệm Văn phòng Trần Xuân Giá trình lên, ông Võ Văn Kiệt đưa ra Bộ Chính trị khóa VI, cả Bộ Chính trị đồng ý”. Sau một thời gian ngắn đàm phán, Việt Nam chấp thuận cho hãng China Airline mở đường bay thẳng Kao Hung - TânSơn Nhất. Mọi việc chuẩn bị xong, China Airline mở tiệc ra mắt ở khách sạn Rex, Sài Gòn. Tiệc mời lúc 5 giờ 30 chiều,thì 1 giờ 30, Phó chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Hoàng Thúc Tấn nhận được điện thoại từ đích thân Tổng Bí thư Đỗ Mười. Ông Đỗ Mười hỏi: “Ai phụ trách vấn đề ĐàiLoan?”. Ông Tấn: “Thưa anh, Đoàn Mạnh Giao?”. “Phải Giao con ông Đoàn Trọng Truyến không? Bảo cậu ấy nói chuyệnvới tôi”. Ông Giao cầm máy, ông Đỗ Mười hỏi: “Ai cho phép cậu bay với Đài Loan?”. Ông Giao: “Thưa, chính bác cho phép, Đề án đã được Bộ Chính trị thông qua ạ”. Ông Đỗ Mười: “Đấy là trước khi khôi phục quan hệ với Trung Quốc”.Ông Đỗ Mười yêu cầu, ngay trong chiều hôm ấy, Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ và Đoàn Mạnh Giao phải sang làm việc với Ban Bí thư. Chiều, ông Trần Quang Cơ sang, cuộc làm việc có cả Thường trực Ban Bí thư Đào DuyTùng và Chánh Văn phòng Trung ương Hồng Hà. Đào DuyTùng nói thẳng: “Trước thì Bộ Chính trị chủ trương như thế, nhưng nay kinh tế phải phục tùng chính trị. Không cho Đài Loan bay. Nếu ai cho bay, tôi sẽ ra lệnh cho tên lửa bắn hạ”.Buổi tiệc hôm ấy ở Rex và các chuyến bay từ Đài Loan sang Sài Gòn bị hủy bỏ. Chủ tịch hãng China Airline gọi điện thoại cho ông Đoàn Mạnh Giao than phiền. Ông Giao trấn an: “Chuyện này sẽ được xử lý”. Ông Võ Văn Kiệt sau đó chỉ đạo lập hồ sơ cho thấy hàng không Đài Loan bay đến hầu như tất cả các nước, kể cả bay đến Quảng Châu, TrungQuốc, chứ không chỉ có bay đến Việt Nam để xin Bộ Chínhtrị khóa VII xem xét lại.Ông Đoàn Mạnh Giao nói: “Ông Kiệt là người mà những lúc bế tắc luôn vượt ra khỏi ý thức hệ và ngoại giao kinh điển để đạt được mục đích”. Khi đó, ông Võ Văn Kiệt đangthèm khát nguồn vốn ODA từ Đài Loan cho đường dây500kV và các công trình hạ tầng đầy tham vọng của ông.Đài Loan có quỹ OECDF có thể cho “những nước chậm pháttriển có quan hệ kinh tế thực chất với Đài Loan” vay. Theo ông Đoàn Mạnh Giao: “Buổi tối trước khi tôi đi Đài Loan ông Kiệt gọi lên Văn phòng. Tôi lên thấy ông đang ngồi một mình. Ông nói: ‘Qua đó, mày tìm cách vay năm mươi triệu USD cho đường dây 500kV’. Tôi nói: ‘Không được đâu chú ơi, quỹ này người ta chỉ cho vay cho các vấn đề xã hội’. Ông nói: ‘Vậy mới phải tìm cách’. Tôi sang gặp một quan chức quen của Đài Loan tên là Giang Bỉnh Khôn, chuyển thông điệp của Thủ tướng cho Đài Loan, ông Giang nói sẽ báo lên trên và tính”.
Ít lâu sau, Lâm Thủy Cát, vụ trưởng Vụ Á - Thái của BộNgoại giao Đài Loan đến Hà Nội gặp ông Đoàn Mạnh Giao,nói: “Có một việc khẩn thiết tôi muốn bàn: Tổng thống LýĐăng Huy đang ở Indonesia, trên đường về muốn dừng ở ĐàNẵng và muốn hội kiến với Thủ tướng Võ Văn Kiệt một giờ.Việt Nam có thể bố trí để Thủ tướng đi tuần du miền Trungghé qua. Cuộc gặp sẽ được giữ hết sức bí mật để thỏa thuậnmột số việc, phía Đài Loan, sau cuộc gặp này có thể cho ViệtNam vay từ 300 đến 500 triệu USD”. Ông Giao nói: “Tôi báolại với Thủ tướng, chỉ lưu ý ông là truyền thông Đài Loan cóthể sẽ có được tin này và sẽ loan đi. Một tuần sau ông Kiệtnói ông Đỗ Mười đã đồng ý. Chưa kịp liên hệ với Lâm ThủyCát thì mấy ngày sau ông Kiệt lắc đầu: “Hỏng rồi, ì xèo hết trong Bộ Chính trị. Căng lắm, không thuyết phục được”.Nhưng chính quyền Đài Loan vẫn rất thực tế: Đường bayKao Hung-Tân Sơn Nhất vẫn được mở. Văn phòng Kinh tế -Văn hóa Đài Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn được thiếtlập. Ông Võ Văn Kiệt vẫn vay được ba mươi triệu USD đầu tiên với lãi suất rất thấp.Kể từ năm 1991, quan hệ giữa Hà Nội và Trung Quốc bắtđầu được thúc đẩy bằng các “chuyến thăm hữu nghị”. Cácnhà lãnh đạo Trung Quốc tăng dần nhịp độ đến Hà Nội:tháng 11-1992, Thủ tướng Lý Bằng; tháng 11-1994, Chủtịch Quốc hội Kiều Thạch; tháng 6-1996, Tổng Bí thư Đảng,Chủ tịch nước Giang Trạch Dân; tháng 11-1996, Thủ tướngChu Dung Cơ. Nhưng, có thể nói, phải đến chuyến thămTrung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tới Bắc Kinh vàotháng 2-1999, công cụ “ý thức hệ” mới được Bắc Kinh khaithác ở “tầm cao” để đến gần hơn với Hà Nội.Trong cuộc gặp thượng đỉnh này, Tổng Bí thư Giang TrạchDân đưa ra “hai phương châm” làm nền tảng cho quan hệhai nước thể hiện trong “16 chữ vàng” và “4 tốt”. “16 chữvàng” của Giang Trạch Dân là: “Ổn định lâu dài, hướng tớitương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện”. Và “4tốt” gồm: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối táctốt”.“Hai phương châm” cùng với Bản Tuyên bố chung giữaGiang Trạch Dân và Lê Khả Phiêu đưa ra trong chuyến đi
được hai Đảng đánh giá: “Đã xác định tư tưởng chỉ đạo vàkhung tổng thể phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷmới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạnphát triển mới”. Thủ tướng Phan Văn Khải (1997-2006) nói:“16 chữ vàng với 4 tốt chỉ là những lời nói. Tôi làm thủtướng cũng muốn tạo ra sự tin cậy lẫn nhau nhưng TrungQuốc chẳng tin mình, mình thì cũng không tin họ”.Nhưng, như Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố “Trung Quốclàm gì cũng có tính toán”. Đây là thời điểm Trung Quốc cầnnhững quyết định của phía Hà Nội để kết thúc tiến trình
đàm phán Hiệp định Biên giới.
Ngày 7-11-1991, trong chuyến đi Bắc Kinh của Tổng Bíthư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt,“Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trênvùng biên giới hai nước”, Việt Nam - Trung Hoa, đã được kýkết. Đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốcdài 1.406 km, có truyền thống lâu đời499, bắt đầu được phânđịnh lại.
Đường biên giới truyền thống đó là cơ sở để người Pháp,sau khi chiếm Bắc Kỳ, đàm phán với triều đình Mãn Thanh,ký Công ước 26-6-1887 và Công ước bổ sung 20-6-1895.Đây là hai văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên xác định biêngiới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, đường biêngiới dài 1.406 km, từ Móng Cái đến biên giới Lào - Trung,chỉ có 341 cột mốc. “Lời văn công ước mô tả đơn giản,không rõ ràng, không phù hợp với thực địa, bản đồ tỷ lệnhỏ, nhiều địa danh, khu vực không thể hiện như bãi TụcLãm, Tài Xẹc, Dậu Gót, nhiều khu vực chưa được phân giớicắm mốc hoặc cắm mốc quá thưa. Ngoài ra, qua hơn trămnăm, hệ thống mốc cũng bị hư hại, xê dịch, phá hủy dochiến tranh và thời gian”500.Năm 1955, ngay trong giai đoạn mà tình hữu nghị Việt -Trung đang được mô tả là như “môi với răng”, chính quyềnTrung Hoa cộng sản đã có ý “đẩy lùi biên giới” sâu vào phíalãnh thổ Việt Nam: “Tại khu vực Hữu Nghị Quan, khi giúpViệt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt-Trungđến Yên Viên gần Hà Nội, lợi dụng lòng tin của Việt Nam,phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt Trungsâu trong lãnh thổ Việt Nam trên 300m so với đường biêngiới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giớigiữa hai nước đi qua… Cũng tại khu vực này, phía TrungQuốc đã ủi nát mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam Quan100m trên đường quốc lộ để xoá vết tích đường biên giớilịch sử, rồi đặt cột kilômét số 0 đường bộ sâu vào lãnh thổViệt Nam trên 100m, coi đó là vị trí đường quốc giới giữa hainước ở khu vực này”501.
Ngày 2-11-1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao độngViệt Nam gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương ĐảngCộng sản Trung Quốc đề nghị hai bên giải quyết vấn đề biêngiới trên cơ sở tôn trọng đường biên giới lịch sử theo haiCông ước Pháp - Thanh (1887 và 1895) và mọi tranh chấpcó thể giải quyết bằng đàm phán. Tháng 4-1958, Trungương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với đề nghịcủa phía Việt Nam. Điều này có thể được coi là một “thắnglợi quan trọng của quan hệ Trung - Việt” nếu như hơn mộtthập niên sau, Trung Quốc không lặp lại những điều mà họđã làm hồi năm 1955.Có lẽ ít có một quốc gia to lớn nào lại sử dụng nhữngphương thức lấn cõi theo kiểu người Trung Quốc đã làm ởViệt Nam: “Ở một số địa phương, do địa hình phức tạp, điềukiện sinh hoạt của dân cư Trung Quốc gặp khó khăn, theoyêu cầu của phía Trung Quốc, Việt Nam đã cho mượn đườngđi lại, cho dùng mỏ nước, cho chăn trâu, lấy củi, đặt mồ mả,… trên đất Việt Nam. Nhưng, lợi dụng thiện chí đó của ViệtNam, họ đã dần dần mặc nhiên coi những vùng đất mượnnày là đất Trung Quốc. Khi xây dựng các công trình cầucống trên sông, suối biên giới như cầu ngầm Hoành Mô,Quảng Ninh, cầu ngầm Pò Hèn, Quảng Ninh, đập Ái Cảnh,Cao Bằng, cầu Ba Nậm Cúm, Lai Châu,… phía Trung Quốccũng lợi dụng việc thiết kế kỹ thuật làm thay đổi dòng chảycủa sông, suối về phía Việt Nam, từ đó dịch dần đường biêngiới”502.Chuyện Trung Quốc tự ý di chuyển, lén lút đập phá, thủtiêu các cột mốc, lấy tên bản của Trung Quốc đặt cho xómcủa Việt Nam… có thể tìm thấy ở bất cứ địa phương nào trênvùng biên giới. Họ cũng không ngần ngại áp dụng nhữngphương thức như vậy để lấn chiếm những vùng lãnh thổ nổitiếng lâu đời của Việt Nam như Đồng Đăng, thác Bản Giốc.“Ngày 20-2-1970 phía Trung Quốc đã huy động trên2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bốphòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốcthuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựngmột đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sôngbiên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trênsông và ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này làcủa Trung Quốc. Khi quan hệ hai bên còn hữu nghị, TrungQuốc đã xây dựng đường sắt vượt qua đường biên giới lịchsử 300m rồi coi điểm nối ray đó là biên giới. Họ trắng trợnnguỵ biện rằng khu vực hơn 300m đường sắt đó là đấtTrung Quốc vì không thể có đường sắt của nước này đặttrên lãnh thổ nước khác
”503.Đàm phán biên giới Việt - Trung lần thứ nhất diễn ra tạiBắc Kinh ngày 15-8-1974, khi “tình hữu nghị” giữa hai nướcbắt đầu có những rạn nứt sau chuyến đi năm 1972 củaNixon. Sau khi đánh chiếm Hoàng Sa, ngày 19-1-1974,Trung Quốc bắt đầu gia tăng các hoạt động khiêu khích biêngiới
504. Đàm phán lần thứ hai, kéo dài từ ngày 7-10-1977 tớitháng 6-1978, diễn ra khi các vụ khiêu khích vũ trang từphía Trung Quốc tăng cao hơn
505. Đối thoại chấm dứt khixung đột lên đỉnh điểm bởi vụ “nạn kiều”. Sau cuộc chiếntranh biên giới, kéo dài từ ngày 17-2 đến 5-3-1979, ngày18-4-1979, cuộc đàm phán lần thứ ba được nối lại tại HàNội. Nhưng, từ đó cho đến năm 1991, xung đột vũ trangliên tục diễn ra. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn MạnhCầm, mỗi năm Trung Quốc gây ra hơn tám trăm vụ khiêukhích biên giới
506.Đàm phán chỉ thực sự bắt đầu ở vòng thứ tư, tháng 10-1992, sau khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với TrungQuốc. Ngày 19-10-1993, hai đoàn đàm phán chính phủ đãký thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấnđề biên giới lãnh thổ
507.Trên cơ sở bản đồ và thực địa, hai bên đưa ra đường biêngiới trên thực tế theo nhận thức của mình. Đây là một côngviệc không hề dễ dàng cho Việt Nam vì phần đất biên giớiphía Việt Nam vẫn đầy mìn Trung Quốc. Chiến tranh cũngđã buộc dân chúng ở nhiều nơi phải rời khỏi những vùng đấtsinh sống và canh tác truyền thống. Trong khi đó, các đoànkhảo sát từ Hà Nội lên lại chỉ tiến hành “xác lập bản đồ hiệntrạng” trong bí mật. Những phần đất mà bản "Bị vong lụcngày 15-3-1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam" mô tả là đã“bị Trung Quốc dùng những thủ đoạn xấu xa” để lấn chiếmtrong giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1978 giờ đây phầnlớn được gọi là những khu vực “hai bên có nhận thức khácnhau”
508. Cả Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm vàtrưởng đoàn đàm phán giai đoạn đầu, ông Vũ Khoan, đềuthừa nhận, các địa phương không hài lòng với kết quả này.Trong khi đó, kể từ năm 1993, Trung Quốc tiếp tục gâyxung đột ở nhiều sắc thái khác nhau để tiếp tục gây áp lựclên các vòng đám phán. Đường lên cửa khẩu Chi Ma, huyệnLộc Bình, Lạng Sơn, phải dừng lại trước đường biên 63m.Cho dù cột mốc 44, cắm từ thời Pháp - Thanh vẫn còn, năm1993, khi tỉnh Lạng Sơn cho rải đá, lực lượng vũ trangTrung Quốc từ phía Ái Điểm, đã tràn sang để ngăn cản việcthi công. Ngày 28-5, Trung Quốc đưa hàng trăm binh sỹ cóvũ trang từ Ái Điểm sang, theo sau là mười lăm xe chở đá.Trong khi phía Việt Nam chưa kịp phản ứng, hai xe “vượt
biên” sang đổ đá chồng lên đoạn công nhân Việt Nam đangthi công. Ngay lập tức bộ đội biên phòng, hải quan, côngnhân và nông dân Chi Ma được huy động ra ngăn chặn.Ngày 11-6-1993, lính Trung Quốc rút. Từ đó, Tổ cột mốc44 được đồn biên phòng Chi Ma thành lập, bảy cán bộ biênphòng đã phải túc trực 24/24, trong gió Chi Ma thổi bạcmặt, trong rét Chi Ma có khi xuống dưới độ 0. Vì bị phíaTrung Quốc ngăn cản không thể dựng nhà, Tổ cột mốc 44chỉ có thể dựng một túp lều bằng sáu cọc tre và nhữngthùng giấy carton nằm bên lãnh thổ Việt Nam năm mét.“Nhật ký” của Tổ ghi nhận ba mươi hai sự kiện tiêu biểuxảy ra xung quanh mốc 44: một lần biên phòng Ái Điểm,Trung Quốc, cho dựng một nhà tạm lấn sang đất Việt Nam
hai mét; hai mươi hai lần lực lượng vũ trang Trung Quốcxâm nhập sâu vào đất Việt Nam từ năm đến ba mươi lămmét, bảy lần xâm canh, một lần lén chôn một bia đá sangđất Việt Nam hai mươi mét… Phía bên kia mốc 44, TrungQuốc dựng một bức tường đá, dày một mét, cao ba mét, baobọc đồn Ái Điểm. Trên bức tường đó, sâu hoắm những lỗchâu mai, nhìn sang.Thiếu tá Lục Văn Moong, người từng là đồn phó Chi Ma
bốn năm, nói: “Có rất nhiều chuyện không được ghi chép,đó là những cục đá được ném sang từ phía bên kia lúc nửađêm”
509. Mỗi tấc đất biên giới trong thời gian này, không chỉđể cấy lúa, trồng rau mà còn là khát vọng lãnh thổ và ý chíquốc gia của đôi bên. Tại Cao Bằng, nhiều nơi, bộ đội biênphòng phải dựng lưới B40 cho nông dân cày cấy ở nhữngthửa ruộng giáp biên để ngăn phía Trung Quốc ném đásang. Ở Hà Giang, cho đến trước khi tiến trình phân giớicắm mốc thực hiện xong, hầu hết các điểm cao chiến lượcđều đang có quân Trung Quốc chiếm đóng.Ngày 30-12-1999, sau sáu vòng đàm phán ở cấp chínhphủ, mười sáu vòng đàm phán ở cấp chuyên viên, chủ yếutập trung xử lý 164 khu vực C, hai bên đã ký “Hiệp ướchoạch định biên giới đất liền”.Theo đó: “Quy thuộc khoảng114,9 km2 cho Việt Nam (gồm 112,3km2 thuộc khu vực C;2,6 km2 thuộc khu vực A và B) và khoảng 117,2 km2 thuộcTrung Quốc (trong đó có 114,8 km2 thuộc khu vực C; 2,4km2 thuộc khu vực A và B)”510. Nhìn qua các con số thì có vẻnhư “đây là một kết quả công bằng”511. Nhưng, trên thực tế,chính quyền địa phương, các cán bộ biên phòng và ngườidân nhìn thấy từng tấc đất giờ đây đã thuộc về Trung Quốc.Theo ông Nguyễn Mạnh Cầm: “Khi tôi lên, Cao Bằng nói,những phần đất này lâu nay là của ta sao các anh để thếnày. Tôi phải giải thích là phải theo các nguyên tắc đã thỏathuận trong quá trình đàm phán”.Quá trình “chuyển đường biên giới từ lời văn Hiệp ước1999 và bản đồ ra thực địa, một cách chính xác, rõ ràng vàđánh dấu bằng một hệ thống mốc giới chính quy hiện đại”vẫn là một con đường cam go. Ở 109 “khu vực tồn đọng”,được coi là những “khu vực khó, nhạy cảm, có lịch sử tranhchấp lâu đời”, hai bên đã phải tiến hành thêm mười lămvòng đàm phán các loại, “vòng ngắn nhất kéo dài chín ngày,vòng dài nhất hai mươi ba ngày, phiên họp dài nhất ba mươimốt giờ liền”
512, để “giải quyết các mâu thuẫn giữa lời vănvới bản đồ đính kèm Hiệp ước, giữa bản đồ với thực địa vàsự không rõ ràng của một số từ ngữ trong Hiệp ước”
513.Một trong những “khu vực nhạy cảm”, cửa khẩu HữuNghị, mốc km0 nơi đường biên giới giờ đây đi qua vốn làmốc 19 cũ của Pháp, cách điểm nối ray 148m về phía Bắc.Đối chiếu với “Bị vong lục ngày 15-3-1979 của Bộ Ngoạigiao Việt Nam” sẽ thấy cột mốc tham chiếu ở khu vực nàykhông phải là “19 cũ” mà là “cột mốc 18 nằm cách cửa NamQuan 100m trên đường quốc lộ đã bị Trung Quốc ủi nát đểxóa vết tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột km0 đườngbộ sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 100m”. Nếu 300m từđường biên giới lịch sử đến điểm nối ray này là khu vực có“nhận thức khác nhau”, thì việc Việt Nam được chia 148mso với phần nước lớn Trung Quốc được chia 152m là côngbằng như các nhà đàm phán giải thích. Nhưng, phần 300mnày là của Việt Nam, năm 1955 bị Trung Quốc lấn vào sovới đường biên lịch sử514.Tại khu vực thác Bản Giốc: “Theo quy định của Hiệp ước1999, luật pháp và thông lệ quốc tế, đường biên giới đi theotrung tuyến dòng chảy phía Nam cồn Pò Thoong, hai bên đãđiều chỉnh đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong, qua dấutích trạm thủy văn xây dựng những năm 1960, quy thuộc1/4 cồn, 1/2 thác chính và toàn bộ thác cao cho ViệtNam”515. Thác Bản Giốc là một biểu tượng mà trong suốthàng trăm năm đã nằm trong tiềm thức của người Việt Nam.Bức ảnh nổi tiếng về thác Bản Giốc do nhà nhiếp ảnh Võ AnNinh chụp đã từng ngự trị trong sách giáo khoa, trên các tờlịch in màu hiếm hoi của miền Bắc thời trước năm 1975.Theo "Bị vong lục 15-3-1979 của Bộ Ngoại giao" thì toànbộ khu vực thác Bản Giốc nằm trong lãnh thổ Việt Nam chotới ngày 20-2-1970 mới bị phía Trung Quốc “đưa 2.000người kể cả lực lượng vũ trang” sang lấn chiếm. Các tài liệulịch sử của người Pháp và những người dân sống lâu năm ởkhu vực Đàm Thủy đều biết rõ toàn bộ thác Bản Giốc nằmsâu trong biên giới Việt Nam chứ không phải là phần được“quy thuộc” như các nhà đàm phán trong thập niên 1990
giải thích
516.Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thừa nhận: “Anhem Cao Bằng cũng phản ứng, nhưng muốn thỏa thuận đượcthì mình cũng phải nhượng bộ”. Tại khu vực thác Bản Giốc,theo quy định của Hiệp ước 1999, đường biên giới đi theotrung tuyến dòng chảy phía Nam cồn Pò Thoong. ÔngNguyễn Mạnh Cầm giải thích: “Sở dĩ chia thác Bản Giốc nhưvậy là vì trước đó mình đã thỏa thuận nguyên tắc ‘đườngbiên giới đi theo trung tuyến dòng chảy’. Nguyên tắc này doanh Vũ Khoan trực tiếp đàm phán thỏa thuận với Đường GiaTriền. Tất nhiên là có xin ý kiến Bộ Chính trị”.Theo ông Vũ Khoan: “Bản thân vấn đề là quá phức tạp,chúng tôi phải lần mò từng mét đất. Năm 1991, thỏa thuậnnguyên tắc mở ra đàm phán biên giới. Năm 1992 bắt đầuđàm phán nguyên tắc, ông Võ Văn Kiệt chỉ đạo trực tiếp cụthể và phải bàn, quyết định tập thể. Nhiều người khônghiểu, một con sông ở biên giới hai nước thì phải chia đôi.Thực tế lịch sử có những điều mình nói cũng không đúng”.Ông Nguyễn Mạnh Cầm thừa nhận: “Năm 1993, khi thôngqua những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới,thấy rằng việc phân chia theo trung tuyến dòng chảy là mộtnguyên tắc hợp lý. Lúc bàn nguyên tắc này, Bộ Chính trịchưa nghĩ tới những trường hợp cụ thể như Bản Giốc”.Theo Thủ tướng Phan Văn Khải: “Thác Bản Giốc mìnhkhông thể nào lấy hết. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khôngchịu nhưng kéo dài quá thì không xong toàn cục. Bãi TụcLãm họ có ý đồ lấn thật. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Cốvấn Đỗ Mười cũng phải đấu với Trung Quốc trên tình hữuhảo mới được như vậy. Tôi, ông Vũ Khoan và ông Lê KhảPhiêu đã đấu tranh rất căng thẳng nhưng đôi bên cũng phảicó nhân nhượng, chẳng thà mình có một phân định sau nàycòn có cơ sở để đấu tranh”.Việc hoạch định biên giới, cụ thể là phân chia 227 km2nằm trong 164 khu vực có tranh chấp, hoặc có nhận thứckhác nhau về hướng đi của đường biên giới, gọi là khu vực Cđược quyết định trong nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Lê KhảPhiêu và Thủ tướng Phan Văn Khải. Tương nhượng là điềukhông thể tránh khỏi trong các cuộc đàm phán, nhưngtương nhượng ở Hữu Nghị Quan, thác Bản Giốc, những nơimà từ xa xưa các nhà nước Việt Nam đều đã khẳng định chủquyền và trong tiềm thức nhân dân, đã trở thành một phầnlãnh thổ thiêng liêng quả là những quyết định khó phâncông, tội.
Còn một sự nhượng bộ khác mà chắc chắn lịch sử rồi sẽcó ý kiến đó là nhượng bộ trên điểm cao 1509, Vị Xuyên, HàGiang.
Ngày 16-5-1984, sau mười tám ngày dùng một lực lượnglớn tấn công, Trung Quốc đã chiếm và chốt giữ hai mươichín điểm dọc biên giới Việt Nam, trong đó có điểm cao1509. Hàng ngàn người lính Việt Nam đã hy sinh trong cácđợt phản công lấy lại hai mươi cao điểm ở Thanh Thủy, VịXuyên bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1984. Nghĩa trangVị Xuyên, Hà Giang, có 1680 ngôi mộ. Trong đó, 1600 mộ làcủa các liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh Biên giới, đasố hy sinh trong giai đoạn 1984 - 1985, có người hy sinhnăm 1988 khi tái chiếm điểm cao 1509. Giai đoạn 1984 -1985, theo ông Nguyễn Thanh Loan, người trông coi nghĩatrang: “Cứ nửa đêm về sáng, xe GAT 69 lại chở về từng túitử sỹ xếp chồng lên nhau”.Theo Đại tá Phó chỉ huy trưởng Biên phòng Hà GiangHoàng Đình Xuất: “Từ khi chiếm được điểm cao 1509, TrungQuốc cho xây dựng trên đỉnh một pháo đài quân sự. Ở phíabên kia, Trung Quốc xây được đường xe hơi lên tận đỉnhtrong khi bên mình dốc, hiểm trở. Theo nguyên tắc mà haibên thống nhất, đường biên giới đi qua đỉnh, cắt đôi pháo
đài mà Trung Quốc xây dựng trên cao điểm này, nhưng khihoạch định biên giới, phía Trung Quốc cho rằng, đây là mộtkhu vực có ý nghĩa thiêng liêng nên họ xin được giữ lại toànbộ pháo đài để làm du lịch. Đau xót là các nhà lãnh đạo củachúng ta đã đồng ý. Phần Việt Nam nhượng Trung Quốc ởđây tuy chỉ có 0,77 hecta nhưng, 1509 là một vị trí chiếnlược. Từ trên pháo đài ấy có thể nhìn thấy từng chiếc ô tô ởthị xã Hà Giang”.
Tuy không bình luận trực tiếp trường hợp điểm cao 1509,nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm giải thích:“Tôi nghĩ, các anh ấy cũng biết, nhượng một tấc đất là cótội, nhưng với một nước lớn như Trung Quốc thì tranh chấpphải được giải quyết để có được một biên giới hòa bình.Trước đó không ngày nào là không có khiêu khích”. Chínhquyền Trung Quốc đã liên tục gây sức ép, từ cả những việcnhỏ mọn như ném đá vào những người dân Việt Nam càycấy trên lãnh thổ bên biên giới của mình. Điều này đe dọasự ổn định mà chính quyền Việt Nam kỳ vọng nên khôngdám bảo lưu những “khu vực nhạy cảm” như thác Bản Giốc,Hữu Nghị Quan… Theo ông Vũ Khoan: “Bảo lưu là mình luônphải sống trong nơm nớp”.Đường biên giới trước đây chỉ có 341 cột mốc, nay đượcđánh dấu chi tiết hơn bằng 1.971 cột mốc, với 1.378 vị trímốc chính và 402 vị trí mốc phụ. Theo ông Nguyễn HồngThao: “Kết quả này là sự thể hiện sinh động của mối quanhệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - TrungQuốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt”(VNN).Nguyễn Hồng Thao là thành viên của Đoàn đàm phán, ôngấy có thể chỉ nhắc lại “phương châm 16 chữ và tinh thần 4tốt” như một cái máy ngoại giao. Nhưng người dân Việt Namthì không mấy ai thiếu trải nghiệm để hiểu sâu về ngườiláng giềng tự cho là tốt đó.Việt Nam đã phải phân chia biên giới phía Bắc trong thếyếu. Yếu không chỉ vì đàm phán với một đối tác to lớn hơnmình gấp nhiều lần, với một chính quyền rất khó lường, màcòn vì, toàn bộ quá trình đàm phán, hoạch định và phân giớicắm mốc đều được tiến hành trong bí mật. Trí tuệ của cácnhà nghiên cứu trong và ngoài nước không được tập hợp.Sức mạnh của dư luận không được sử dụng để vạch trầnnhững thủ đoạn khiêu khích của Bắc Kinh. Sự hiểu biết thựcđịa của người dân biên giới đã không được khai thác để giúpViệt Nam giữ từng tấc đất.

4 nhận xét:

  1. Ấm lòng khi hầu như tất cả các trang BT đều nhắc đến 17/2.

    Trả lờiXóa
  2. Bạn tốt thì mới có cảnh: thân thương mới cho roi, cho vọt.
    gét nhau thì mới cho ngọt cho đường nhé.
    thằng tàu này tuy cực kỳ thâm hiểm, cực xấu bụng, nhưng mà nó giỏi, có ai cãi lại câu này của tôi k ? tôi đố đấy!
    TK5

    Trả lờiXóa
  3. Thằng tàu này tuy to xác nhưng mà ngu, tham.
    Nó có đói khổ thì mới xin ăn, nó xin mình có vài trăm Ha đất biên giới thì ta khó gì mà không cho nó, như là vứt cục xương ăn thừa cho chó thôi mà.

    Trả lờiXóa
  4. Cái khó là ta vừa sợ nó, vừa sợ dân. Lòng dân mà đã mất thì còn giữ được cái gì nữa?

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment