Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Leng keng - Hà Nội

Bắc Hải có nhã ý mời các bạn nghe bài hát có tựa đề:  Leng keng 

LENG KENG
Nhạc và lời Trần Bắc Hải

Vội vàng nằm mơ trên phố thấy con tàu điện xưa
Lơ mơ hình như tôi thấy đang đi về Bờ Hồ
Cùng với một đám nhóc con nhảy lên bám theo đuôi tàu
Cười reo chẳng mất vé mua được được diễu phố ra Bờ Hồ...

Leng ca leng keng ơi
Phút chốc tôi thức dậy với tôi
Leng ca leng keng rồi
Leng ca leng keng hoài trong người

Leng ca leng keng ơi
Sao mai không thức dậy với tôi?
Tóc trắng mãi nhớ người
Năm xưa ra đi rồi
Tóc còn xanh...









Ký ức Tầu Điện - Hà Nội
Ngày 13 tháng 9 năm 1900 tuyến đường tàu điện đầu tiên Bờ Hồ - Thuỵ Khuê đưa vào vận hành thử. Chợ Đồng Xuân đông hẳn lên và suốt ngày nhộn nhịp. Sang năm 1901 có thêm đường Bờ Hồ - Thái Hà ấp, lúc đó đường tàu chạy dọc Hàng Bông sang Cửa Nam, theo đường Sinh Từ (nay là Nguyễn Khuyến) rẽ sang trước mặt Văn Miếu rồi ra đường Hàng Bột (nay là Tôn Đức Thắng). Hai năm sau mới bỏ đoạn Cửa Nam -- Sinh Từ - Văn Miếu mà cho tàu chạy theo phố Hàng Đẫy (nay là Nguyễn Thái Học) tới lưng Văn Miếu thì rẽ sang Hàng Bột.


Năm 1906 làm đường Bờ Hồ - Chợ Mơ. Ít năm sau, kéo dài đường Bờ Hồ - Thuỵ Khuê lên tận Chợ Bưởi. Năm 1915 đường Bờ Hồ - Thái Hà ấp được kéo vào thị xã Hà Đông nhưng phải dừng ở bên này Cầu Đơ vì cây cầu này yếu, không chịu được tải trọng của tàu. Trong năm 1929 đó có thêm được tuyến Yên Phụ - ngã Tư Đồng Lầm (nay là ngã tư Đại Cồ Việt -- Lê Duẩn) để rồi mãi tới tháng 5 năm 1943 mới nối xuống trước cửa nhà thương Vọng (nay là bệnh viện Bạch Mai).
Như vậy là tới năm 1929, từ ga Trung tâm Bờ Hồ (Ga Tàu điện Bờ Hồ nay là ngôi nhà "Hàm cá mập") toả ra 6 ngã: Lên Yên Phụ, lên chợ Bưởi, sang Cầu Giấy, vào Hà Đông, xuống chợ Mơ và Vọng, tức cũng là toả ra 6 cửa ô nối nông thôn với nội thành.
Tàu điện Hà Nội tồn tại trên chín thập kỷ. Tiếng chuông leng keng của nó tạo nên một nét riêng biệt của thành phố, đi vào tâm thức nhiều người dân Hà Nội. Ai đi xa, khi nhớ về Hà Nội đều phải nhắc đến nó như một cái gì đó rất đặc trưng, không bao giờ phai nhạt trong ký ức.
Thời Pháp thuộc mỗi đoàn tàu có hai hoặc ba toa, ở toa đầu có chia ra hai hạng vé: hạng nhất, hạng nhì. Hạng nhất có ghế đệm, ngồi ngang nhìn thẳng; hạng nhì ngồi dọc ghế cứng. Hàng hoá chất ở dưới ghế, thúng mủng quang gánh móc ở bên ngoài toa cuối.
Thế rồi đến ngày "Hà Nội cháy khói lửa ngập trời", những ngày tháng Chạp năm 1946, các toa tàu điện trở thành chướng ngại vật rất có hiệu quả ngăn chặn bước đi của các đoàn xe cơ giới của thực dân gây chiến trên các nẻo đường phố phường.
Sau ngày giải phóng Thủ đô 1954, các đoàn tàu được xoá bỏ cách phân chia thứ hạng và dần dần chữ tàu điện được gọi là xe điện. Xe điện phục vụ nhân dân khá đắc lực trong mấy chục năm ròng, nhất là thời gian sơ tán chống Mỹ.
Sau đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, xe điện lần lượt ngừng hoạt động nhưng những ai đã từng đi tàu điện vẫn sẽ thấy văng vẳng bên tai tiếng leng keng náo nức một thời mỗi khi nhớ lại.
Nguồn YouTube




Hà Nội bây giờ lắm ô tô
Hà Nội bây giờ cháy rất to
Hà Nội bây giờ đi qua phố
Cẩn thận! không xe đâm gãy giò!

Hà Nội bây giờ phình thật to
Người ngựa đua chen- nghĩ mà lo
Tứ xứ đua nhau về cướp miếng
Lặn lội thâu đêm - những phận cò.

Hà nội bây giờ bạn thành thù
Chỉ vì tranh cướp cái phù du
Thương, gét  phập phù trong hư ảo
Sướng nhất thằng nào biết chỏng   ....u!

6 nhận xét:

  1. Cảm ơn Tt và các bạn đã nghe.

    LENG KENG
    Nhạc và lời Trần Bắc Hải
    Vội vàng nằm mơ trên phố thấy con tàu điện xưa
    Lơ mơ hình như tôi thấy đang đi về Bờ Hồ
    Cùng với một đám nhóc con nhảy lên bám theo đuôi tàu
    Cười reo chẳng mất vé mua được được diễu phố ra Bờ Hồ...
    Leng ca leng keng ơi
    Phút chốc tôi thức dậy với tôi
    Leng ca leng keng rồi
    Leng ca leng keng hoài trong người
    Leng ca leng keng ơi
    Sao mai không thức dậy với tôi?
    Tóc trắng mãi nhớ người
    Năm xưa ra đi rồi
    Tóc còn xanh...

    Trả lờiXóa
  2. Bachai : cậu có biết cái hồn của "leng keng tầu điện" là gì không ? Cậu viết hay rồi nhưng thiếu cái hồn tàu điện Hà nội : giai điệu XẨM TẦU ĐIỆN . Đó chỉ là TẦU ĐIỆN HÀ NỘI mới có mà thôi , Bachai à !

    Trả lờiXóa
  3. HG--> chịu khó bấm vào ĐỌC THÊM đi!

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Yêu cầu của bác HG rất chính đáng nhưng chắc là phải chờ tập 2 thôi.

    "Leng keng" nguyên ủy là một bài tập của tôi trong quá trình tự học viết ca khúc. Đề bài tập là "Hãy chọn một ca khúc mà bạn yêu thích. Sau đó chỉ sử dụng tiết tấu của bài hát yêu thích ấy (quên hết cao độ các nốt nhạc của nó đi), viết lại thành bản nhạc mới".

    Nếu bản nhạc nguyên thủy là tiếng Anh, tiếng Nga chẳng hạn thì ca từ cũ sẽ khớp hoàn toàn vào giai điệu mới (vì luật nhịp điệu thơ trong các ngôn ngữ này chủ yếu dựa vào trọng âm). Nhưng với tiếng Việt thì không như vậy vì cao độ của các nốt nhạc mới sẽ không còn khớp với thanh điệu của ca từ cũ. Trên thực tế tôi cũng thay đổi cả tiết tấu nữa, nhưng không nhiều.

    Không biết bác HG có đoán ra được tiết tấu bài này xuất phát từ đâu? (Một bài hát nổi tiếng mà chắc chắn là bác biết).

    Tiết tấu = trình tự diễn một giai điệu theo trường độ (độ dài, ngắn) và cường độ (độ nhấn mạnh nhẹ) của các nốt nhạc. Rất gần với khái niệm này là nhịp điệu.

    Trả lờiXóa
  6. Xẩm tầu điện bài Giăng sáng vườn chè trong đĩa Xẩm Hà Nội tôi mua lâu lâu rồi.

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment