Nguyên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc Dương Danh Dy đã có cuộc trao đổi với NNVN xung quanh tính cách con người Trung Quốc và những vấn đề về biển Đông.
>> 5 sáng kiến ngăn ngừa 'Biển Đông nổi sóng'
>> Biển Đông: "Việt Nam cần bình tĩnh, tránh sa vào bẫy của Trung Quốc"
>> Biển Đông: "Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc sẵn sàng xuyên tạc"
>> 'Con rồng đói' Trung Quốc ở Biển Đông
>> Tại sao Trung Quốc rất sợ đưa tranh chấp biển Đông ra tòa án quốc tế?
Ông Dy khẳng định: Phần lớn người dân Trung Quốc không chỉ bị nhồi nhét, tuyên truyền những luận điệu sai trái về vấn đề biển Đông mà còn hình thành một tinh thần Đại Hán rất cực đoan.
Ông Dương Danh Dy
Lợi dụng lòng tin của dân
Việc nhồi nhét ấy ảnh hưởng thế nào đến tính cách của người dân Trung Quốc và nó được bộc lộ ra sao? Thưa ông?
Bộc lộ rõ ràng nhất là một tinh thần dân tộc mù quáng. Khi còn làm Tổng lãnh sự cho đến lúc về hưu, đã không ít lần tôi cải trang thành người Trung Quốc để trò chuyện, tìm hiểu về con người đất nước họ.
Có một lần, tôi đến một phố lao động, gặp một anh nông dân Trung Quốc lên thành phố làm thuê.
Áo quần rách rưới trông như ngưòi ốm đói, nhưng khi tôi nói đến triển vọng của đất nước mắt anh ta sáng rực lên, giơ nắm đấm lên trời đầy tự hào: Chúng ta phải nhất thế giới. Cả thế giới phải khâm phục chúng ta. Anh ta không thấy những khó khăn hiện tại của bản thân mình mà con tự hào rằng những khó khăn đó là cần thiết để đưa đất nước đi lên.
Đến ngay cả một số người Hoa mà tôi gặp ở Việt Nam cũng vậy. Một lần đi vào miền Nam, trong khi chuyện phiếm với mấy người Hoa tôi nhận ra rằng, dù cuộc sống của họ còn khó khăn, thậm chí là nghèo khổ nhưng hễ nói đến các vấn đề về lãnh thổ, nước lớn, văn minh thì câu đầu tiên mà họ nói sẽ là: Người Trung Quốc chúng tôi thế này, người Trung Quốc chúng tôi thế nọ… Họ luôn thể hiện rằng mình là người dân của một nước lớn, nước mạnh, nước văn minh.
Vậy có thể xem đấy là bản chất, tính cách của người dân Trung Quốc hay không?Một phần xuất phát từ cuộc sống, một phần ảnh hưởng từ sự nhồi nhét lâu dài của tư tưởng, tinh thần dân tộc thái quá, mù quáng của chính quyền, lãnh đạo đất nước họ.
Nên nhớ rằng đã có giai đoạn người dân Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến rất nhiều. Thời tôi công tác tại Trung Quốc (năm 1966-1970), người dân Trung Quốc còn rất nghèo, nhưng họ vẫn nhiệt tình đến đại sứ quán ta ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.
Tôi đã tận mắt thấy họ vét từng đồng tiền nhỏ ra “giúp Việt Nam”. Nhưng khi cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 bùng nổ thì một số người dân Trung Quốc mang hóa đơn đến đòi lại số tiền họ đã hỗ trợ. Tại vì sao? Tại vì họ đã bị nhồi nhét vào đầu tư tưởng, suy nghĩ rằng Việt Nam là địch rồi.
Có thể nói rằng chính lãnh đạo Trung Quốc đã lợi dụng sự cả tin của người dân để dễ bề thao túng họ. Và đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi tại sao Trung Quốc vẫn phát triển ngay cả vào thời điểm mà thiên hạ tưởng rằng họ chết đến nơi.
Trung Quốc có khoảng 700 triệu nông dân, những người sẵn sàng hi sinh vì “tổ quốc”. Chỉ cần mỗi nông dân “chịu thiệt” 100 USD là nhà nước Trung Quốc đã đỡ được 70 tỷ USD rồi.
Chính vì thế, gần đây, những nơi có khiếu kiện, chống đối lại chính quyền ở Trung Quốc thường là những vùng có dân trí cao như: Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Chiết Giang…
Trong vấn đề về biển Đông, người dân Trung Quốc đang bị nhồi nhét gì, thưa ông?Nếu nói về chuyện tuyên truyền của Trung Quốc, tôi buộc phải nói rằng, hơn 30 năm qua, người dân Trung Quốc đã bị truyền thông của họ nhuộm đen cách nhìn về Việt Nam. Các phương tiện truyền thông ngang nhiên nói rằng Việt Nam chiếm đất của họ, Việt Nam đã chiếm Hoàng Sa, Trưòng Sa của Trung Quốc…
Nhận định về tình hình diễn biến các vấn đề trên biển Đông, ông Dương Danh Dy khẳng định: Nếu so Việt Nam 1979 với Việt Nam bây giờ thì chúng ta lớn mạnh hơn rất nhiều. Năm 1979, trong nước gạo không đủ ăn, đói, khổ, dự trữ ngoại tệ hầu như không có, bị nhiều nước phương Tây cấm vận mà Trung Quốc chẳng làm gì được.
Còn bây giờ, có gạo xuất khẩu, có dự trữ ngoại tệ, và quan trọng hơn cả là chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với đông đủ các nước trên thế giới, các tổ chức quan trọng của quốc tế chúng ta đều là thành viên. Đại đa số nhân dân trên thế giới đồng tình với chúng ta trên vấn đề biển Đông thì chúng ta hoàn toàn có thể tự tin.
Cần hiểu những luận cứ của Trung Quốc về chủ quyền luôn luôn xuất phát từ lợi ích quốc gia ích kỷ, hẹp hòi. Năm 1953, để tranh thủ nhân dân Nhật Bản chống Mỹ, chính tờ Nhân dân Nhật báo của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã có bài viết công nhận rằng quần đảo Senkaku là của Nhật. Gần đây họ mới lật lại là của Trung Quốc.
Luận cứ của Trung Quốc đổi trắng thay đen, hết sức ngang ngược. Từ năm 1949 thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Quốc làm gì có chỗ đứng ở biển Đông.
Năm 1956, thừa cơ Pháp rút lui, chưa kịp bàn giao nửa Tây quần đảo Hoàng Sa cho chính quyền Sài Gòn họ mang quân ra chiếm, đến tháng 1/1974 họ chiếm nốt nửa phía Đông và tháng 3/1988 họ chiếm 7 đảo, bãi của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Tất cả các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng không từ điều gì để “bôi đen” Việt Nam.
"Còn ai tin được Trung Quốc nữa!"
Đấy là người dân, còn lãnh đạo? Được biết rằng thế hệ ông ít nhiều đã có dịp tiếp xúc hoặc nghe những người có liên quan phía ta trực tiếp kể lại về các lãnh đạo cao cấp Trung Quốc. Ông đánh giá như thế nào về cách hành xử của họ?Như tôi đã nói, người dân Trung Quốc có thể có người này người khác, thậm chí có những người tốt, thật thà… nhưng với lãnh đạo Trung Quốc thì bất biến. Thời nào cũng thế, không tin được.
Tôi biết có một số người trong chúng ta từng mắc lừa khi Chu Ân Lai đến dâng hương ở đền thờ Hai Bà Trưng năm 1957, vội cho rằng Chu Ân Lai là người tốt. Nhưng họ đâu biết rằng chính Chu Ân Lai là người "bán" chúng ta ở Giơ - ne - vơ năm 1954, là người vạch ra kế hoạch đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
Chúng ta đừng ảo tưởng, đừng hi vọng vào thiện chí, vào sự giúp đỡ của cá nhân lãnh đạo Trung Quốc. Và cũng đừng mong rằng trong số những du học sinh Trung Quốc tới Âu, Mỹ học tập khi về sẽ góp phần làm cho đất nước này có không khí dân chủ hơn. Không bao giờ có chuyện đó đâu.
“Không phải tất cả người dân Trung Quốc đều bị nhồi nhét tư tưởng đối đầu với Việt Nam. Cũng có người nhận ra được những luận điệu lệch lạc, nhưng số ấy không nhiều. Ngay cả các chuyên gia quốc tế cũng vậy.
Tôi từng phản bác một chuyên gia phương Tây khi anh này cho rằng Việt Nam từng đánh đuổi người Hoa. "Không phải. Bạn ơi! Bạn ăn phải bả Trung Quốc rồi. Bạn có biết chuyện Trung Quốc vu cho Indonesia xua đuổi người Hoa năm 1956 không?"
Sau khi được tôi cung cấp tài liệu cần thiết ông bạn ấy mới vỡ lẽ ra rằng những luận điệu trước đó về Việt Nam của Trung Quốc hoàn toàn sai trái", ông Dương Danh Dy.
Tôi đã tiếp xúc cấp Vụ, Cục người Trung Quốc, đều sặc mùi Đại Hán cả. Tư tưởng “dân Đại Hán” đã sâu vào máu thịt rồi. Đến ngay cả như Đài Loan, theo Mỹ năm sáu chục năm nhưng vẫn cứ là tinh thần Đại Hán.
Khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, lúc đó là thời điểm Đài Loan và Trung Quốc còn căng thẳng nhưng “tinh thần Đại Hán” khiến Đài Loan bật đèn xanh, tin cho Trung Quốc, có thể đưa hải quân qua eo biển Đài Loan xuống Hoàng Sa cho gần và nhanh.
Nếu nói như thế có nghĩa là âm mưu bành trướng của lãnh đạo Trung Quốc đã có từ lâu và được truyền từ thời này qua thời khác?
Không chỉ truyền mà còn ăn sâu vào máu thịt, họ chỉ chờ thời điểm thích hợp là bùng ra mà thôi. Trung Quốc là một cường quốc, họ có thực lực nên đã có những lãnh đạo không muốn giấu mình chờ thời như những năm trước nữa.
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc là hơn 3.000 tỷ đô la Mỹ, là chủ nợ của rất nhiều nước. Hầu như chỗ nào họ cũng lộ mặt. Từ Đông Nam Á, vươn sang Châu Phi, vươn sang Châu Mỹ La tinh, Trung Đông…, chỗ nào cũng thấy Trung Quốc cả.
Rõ ràng khi thực lực mạnh lên, lãnh đạo Trung Quốc đã có những biểu hiện “nóng đầu”. Thể hiện rõ nhất là tháng 3/2010, sau khi GDP vượt Nhật Bản họ đã tuyên bố biển Đông thuộc “lợi ích cốt lõi”. Mà đâu phải chỉ biển Đông, khắp Đông, Tây, Nam, Bắc chỗ nào họ cũng gây thù chuốc oán. Đã từ lâu không ai tin Trung Quốc nữa rồi.
Xin cảm ơn ông!
Bài đăng trên SAIGONNEW
Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012
1 nhận xét:
Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Người dân TQ về cơ bản tốt. Họ có cái duy nhất xấu, ấy là sợ quan quyền.
Trả lờiXóa