Mùa đông là mùa dễ gây ra “trở ngại” cho người mắc bệnh cao huyết áp và cũng là mùa khó khống chế huyết áp nhất.
Nhiệt độ thấp - Thủ phạm gây cao huyết áp
Thời tiết lạnh, huyết áp không dễ khống chế, nguy hiểm chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng. Do mùa đông nhiệt độ thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự toả nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên.
Đồng thời, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu tăng lên. Nếu ăn quá nhiều các chất đường, béo... sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Thêm vào đó là sự tồn tại của các trạng thái tình cảm xảy ra hàng ngày trong cuộc sống như lo lắng, căng thẳng, tức giận… tất yếu sẽ làm cho huyết áp không dễ khống chế.
Đồng thời, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu tăng lên. Nếu ăn quá nhiều các chất đường, béo... sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Thêm vào đó là sự tồn tại của các trạng thái tình cảm xảy ra hàng ngày trong cuộc sống như lo lắng, căng thẳng, tức giận… tất yếu sẽ làm cho huyết áp không dễ khống chế.
Trong trường hợp thời tiết thay đổi, tính giao động của huyết áp tăng cao, nguy cơ chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng, đặc biệt là xuất huyết não, đứt mạch máu do thiếu máu và tử vong do nhồi máu cơ tim.
Thế nào là huyết áp bất thường?
Huyết áp của chúng ta thường có hai thời khắc “cao điểm”, đó là khoảng 9 giờ sáng và 6 giờ chiều.
Huyết áp tăng cao hay xuống thấp là tuỳ theo sự thay đổi của tinh thần và cơ thể, thông thường trong khi ngủ khoảng 3 - 4 giờ đêm là thấp nhất, sáng sớm dần dần tăng cao, đến 9 giờ sáng là ở đỉnh cao nhất. Buổi chiều xuống khá thấp, đến 6 giờ chiếu lại trở lại cao điểm và trước khi ngủ lại về “đáy”.
Nếu sự thay đổi huyết áp của một ngưòi không phù hợp với quy luật này, điều đó đã nói rõ huyết áp của người đó đã không khống chế được, cần phải điều chỉnh uống thuốc.
Vì thế, trước khi đi khám bác sỹ, nên ở nhà tự đo huyết áp của mình trước 1 tuần. Mỗi ngày kiểm tra 4 lần vào các thời điểm: sau khi thức dậy, 9 giờ sáng, 6 giờ chiều và 9 giờ tối. Ngoài ra cần chú ý: nếu vừa vận động thì nên nghỉ 10 phút, sau đó mới kiểm tra huyết áp để có kết quả chuẩn xác.
5 nguyên tắc sống không thể bỏ qua
Ngoài yếu tố khí hậu, các thói quen sinh hoạt không tốt cũng có thể gây ra nguy hại cho người mắc bệnh cao huyết áp. Theo các chuyên gia, người bị bệnh cao huyết áp nên chú ý các nguyên tắc trong sinh hoạt hằng ngày sau:
1. Chú ý phòng lạnh giữ ấm, tránh gió lạnh.
2. Nghiêm khắc hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, mỗi ngày không nên ăn quá 6g. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Hạn chế ăn những món ăn dầu mỡ, không hút thuốc, hạn chế uống rượu, và nên giữ cho đại tiện được thông suốt.
3. Kiên trì tập luyện thể thao, nâng cao khả năng chống lạnh, cố gắng hết sức để tham gia một số môn thể thao ngoài trời có lợi cho huyết áp như đi bộ, tập thái cực quyền và khí công...
4. Khống chế tâm trạng, tránh để thể lực và tinh thần rơi vào tình trạng quá mệt mỏi. Tức giận và lo lắng cực độ đều có thể gây ra đứt mạch máu não. Cần duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ, không đuợc quá vui vẻ, quá tức giận, lo lắng, buồn phiền, bi thương, sợ hãi.
5. Kiên trì uống thuốc, duy trì huyết áp ổn định. Người bị bệnh cao huyết áp uống thuốc giảm huyết áp không nên tuỳ tiện dừng uống bởi sẽ dễ tăng huyết áp đột biến sau 40 giờ ngừng uống thuốc.
Theo Dương Hằng -Dân trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment