Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Quốc Việt k5 (NC) ĐỘC THẦN GIÁO (ĐẠO THỜ CHÚA – KI TÔ GIÁO) Phần 2 Ca-tô giáo

Kính gửi anh chị em bạntroi

Cảm ơn anh chị em đã đọc, bác HT đã cho ý kiến, mà ghê thật, những cuộc thập tự chính đã làm Châu Âu và Trung Đông trở nên hoang tàn. Nhà Thờ trở nên giàu có và các Lãnh Chúa trở thành các vị Giám mục. Đó là chuyện về sau. Ta tìm hiểu thêm một Tôn giáo nữa đã từng làm chủ đế quốc La Mã cổ đại, đã tiêu diệt các nền văn minh trên thế giới, đó là Ca-tô giáo.,
2. Catholicism: (đạo Gia-tô / Ca-tô giáo)

Nguồn gốc đạo Ca-tô
Theo Tân ước (sách về tín điều mới, chủ yếu do các giáo hoàng viết ra, Do thái giáo bị chia thành nhiều tông phái có các tiên tri khác nhau như nhóm Sađốc (Sadducee) và nhóm Pharisêu (Pharisee), một phái do Joan Tẩy giả tiên tri rằng sẽ có người tên là Giê-su, con vua Đa-vít huyền thoại (King David xứ Do thái – 1000 TCN) sẽ đến cứu dân Do thái khỏi ách thống trị của La Mã.

Gioan Tẩy Giả (hoặc Gioan Baotixita, Gioan Tiền Hô, Giăng Báp-tít, tiếng Do Thái: יוחנן המטביל, Yoanan ha-mmabil, tiếng Ả Rập: يوحنا المعمدان Yūhannā al-maʿ Madan, sinh khoảng năm 6 TCN - mất khoảng năm 36 SCN- được coi là đấng Mê-si của Ki-tô giáo, Islam, tín ngưỡng Bahá'í và Mandaeism), là anh họ Giêsu vì mẹ ông – bà Elizabeth - là chị họ của Maria, mẹ Giêsu. Gioan Tẩy Giả đã lôi cuốn được một số lượng môn đệ lớn tiên báo cho sứ vụ hoạt động của Giê-su. Sự kiện này người ta liên tưởng tới một âm mưu của các thày tu Do thái hòng giành lại tổ quốc của họ khi đế quốc La Mã rơi vào loạn lạc vào thời hoàng đế Tiberius (14 SCN-37 SCN).  

Giê-su (Yehoshua - יהושע - trong tiếng Hebrew), thường được gọi vắn tắt là Yeshua (ישוע) - Giêsu người Nazareth, hoặc Giêsu con ông Giuse – sinh năm 5 TCN – mất năm 30 SCN) là một tên gọi phổ biến của người Do thái cổ, một thợ mộc, con trai của bà Ma-ri-a, tự nhận là con của Vua David, chống lại chính quyền La Mã, do đó nhà cầm quyền khu tự trị Do Thái (các thày tu) bắt nộp cho viên Toàn quyền La Mã và bị xử hành hình bằng cách đóng đinh treo lên thập tự cho đến chết.

Giê-su chỉ bị treo lên thập tự một đêm, các tu sĩ Do Thái xin nhà cầm quyền La Mã và Giê-su được trả cho tăng đoàn Do thái với lý do hôm đó là Lễ vượt qua (Pass / ngày lễ của người Do thái kỉ niệm ngày Moise dẫn bộ lạc này vượt Hông hải để trốn quân lính Ai cập) là buổi lễ linh thiêng của người Do Thái, cấm bị hành hình; Như vậy, Giê-su bị giết nằm trong âm mưu của giới tăng lữ Do thái. Mặc dù câu chuyện có thể hư cấu, song hình tượng Giê-su hi sinh cho dân tộc mình,  thực đáng kính trọng.   
Sau khi Giê-su chết (không rõ bao nhiêu lâu), Saul Paulus ( còn gọi là Phao-lô thành Tarsus - nay thuộcThổ Nhĩ Kỳ - Saul, Paulus, Thánh Phao-lô Tông đồ, Thánh Phao-lồ hoặc Sứ đồ Phao-lô - tiếng Do Tháiשאול התרסי Šaʾul HaTarsi, nghĩa là "Saul of Tarsus", Tiếng Hy Lạp cổ: Σαούλ Saul và Σαλος  Saulos và Παλος Paulos - sinh 3 TCN; mất 69 CN, nguyên là một công dân La-mã - “Sứ đồ của dân ngoại.” - chưa từng gặp Giê-su khởi xướng một tôn giáo mới, khác hẳn với Do thái giáo ở chỗ đồng nhất Giê-su vừa là Vua, vừa là Anh hùng, vừa là nhà Tiên tri, vừa là người bị Hiến tế, vừa là Chúa Trời, vừa là con của Chúa trời, vừa là Thánh thần, trong khi Do thái giáo quan niệm Đấng Mê-si (Messiah) của họ phải được Chúa thông báo chọn là người được xức dầu.

Đáng ngạc nhiên, các sự kiện này cũng như các nhận vật của Tân ước không hề có một thông tin gì trong cuộn sách Biển Chết (tài liệu lưu trữ của các tăng đoàn Essenes Do thái từ thế kỉ 3 TCN đến thế kỉ 70 sau CN được phát hiện vào những năm 70 của thế kỉ 20); Sự kiện đó được các tu sĩ sau đó 200 năm ghi lại, gán cho các tông đồ của Giê-su, mặc dù họ mù chữ, điển hình là Phêrô (Tiếng Hy Lạp: Πέτρος , Pétros “Đá”, Kephas hoặc Cephas, tiếng Anh là Saint Peter hoặc Simon Peter, chết năm 64), người chăn dê, không có gì để ăn làm sao viết ra được chữa Latin.    
Gần 3 thế kỉ sau, Flavius Valerius Aurelius Constantinus (27/2/280 22/5/337) là một viên tướng La Mã tài ba, phát hiện tôn giáo này là một tôn giáo tàn bạo, có xu hướng quân đội, đã tập hợp họ vào đội quân của mình để chinh phục các phần La Mã còn lại và đội quân đó đã giúp ông ta trở thành Hoàng đế La Mã. 

Sự hình thành của đạo Ca-tô
Đế quốc La Mã chỉ có một tôn giáo duy nhất – tôn giáo thờ Hoàng đế và thần thánh hóa Hoàng đế. Sau khi lên ngôi, Constantine Đại đế cho phép tôn giáo này là tôn giáo của đế quốc La Mã được gọi là Catholica – Catholicism phiên âm tiếng Việt là Ca-tô giáo (phiên nghĩa là Công giáo – từ nay tài liệu sẽ gọi là Ca-tô giáo).
Các nhà khoa học đã phân tích nguồn gốc tên gọi Giê-su (tiếng Do thái là Yehoshua) trong tôn giáo này vốn là danh từ do chính Constantine Đại đế sáng tạo pha vào ngôn ngữ Hy lạp/La - tin của từ Yah-Zeus với hàm ý hóa thân của thần Apollo, con trai của thần Zeus, tức là hiện thân của Constantine Đại đế và phiên âm Latin thành Iesous rồi chuyển sang ngôn ngữ Anh, Pháp hiện đại thành Jesus (xem bài: Yeshua, Giêsu, hay YH-Zeus?) với ý đồ đưa hình tượng chính mình vào tôn giáo này, Do đó, Ca-tô giáo thờ chính Constantine Đại đế như thần Dớt, vị Chúa duy nhất. Giáo hội Ca-tô giáo tự đặt mình giống như nô lệ thờ chủ nô (Constantine Đại đế), hình tượng là đàn dê với chủ, coi Constantine Đại đế là cái đầu của hội thánh Ca-tô giáo (bao gồm người sống và người đã khuất) và hội thánh là thân thể của Constantine Đại đế. Từ đây, nhân vật hay danh từ Giê-su còn có nghĩa là cứu rỗi. 

Constantine Đại đế đã triệu tập hội đồng giám mục Ca-tô giáo đầu tiên (công đồng Nicea - năm 325), định ra các tín điều, giáo luật của Catholica, đưa ra bộ máy giáo sỹ theo dõi từng người dân (giáo Triều), các giám mục và các giáo phận được tổ chức thành các nhóm tự quản độc lập, một số giáo sỹ thành lập từng đội quân (giáo dòng), đưa tôn giáo này thành một quân đội cuồng tín phục tùng ông ta, buộc các Độc thần giáo khác chấp nhận, nếu không sẽ bị tiêu diệt; Từ đó, Ca-tô giáo tổ chưc các cuộc truy sát tín đồ các tôn giáo khác mà trước tiên là Do thái giáo , vì họ không chấp nhận Ca-tô giáo bằng các hình phạt vô cùng tàn nhẫn. Những tội ác này về sau được Giáo hội Ca-tô giáo gán một số Hoàng đế La Mã. Bắt đầu từ Ca-tô giáo, người dân (giáo dân) bị giám sát của bộ máy Giáo sỹ - Mật thám và đóng thuế với cả 2 thế lực: Bộ máy giáo sỹ và các lãnh chúa.    

Tiếp đó, Hoàng đế Flavius Theodosius Augustus, còn gọi là Theodosius I  hay Theodosius Đại đế (11/1/347  17/1/395), vị hoàng đế cuối cùng trị vì cả đông lẫn tây La Mã đưa Ca-tô giáo lên làm quốc giáo của đế quốc hay thờ chính Constantine Đại đế, chuyển thủ đô của đế quốc về Istanbul Thổ Nhĩ Kì. Cuối đời Theodosius Đại đế chia đế quốc này thành Đông La Mã và Tây La Mã cho 2 người con trai.

Ca-tô giáo La Mã chuyển trụ sở về Istambul, tự nhận là Chính thống giáo (tên chính thức là “the Orthodox Catholic Church” – Nhà thờ  Ca-tô giáo Chính thống – hoặc The Eastern Orthodox Church” Chính thống giáo Phương Đông), Giáo hội được gọi là “the Orthodox Church”- Chính thống)

Mặc dù Giáo hội coi Giê-su là Giáo chủ, Phêrô là giáo hoàng đầu tiên, nhưng vị Giáo chủ thực sự của Ca-tô giáo là Constantine Đại đế và giáo hoàng đầu tiên là Theodosius Đại đế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment