Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Lịch sử một bức ảnh

Giữa trời, biển Hải Thịnh, cô dân quân Hà Thị Nhiên trong bộ quần đen, áo nâu nai nịt gọn gàng, vai mang súng, tay kéo mảnh xác máy bay, bóng đổ dài trên bãi biển đã lọt vào ống kính của nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Văn. Sau khi đoạt giải Quốc tế năm 1970, bức ảnh “Sự trừng phạt đích đáng” đã được nhiều khán giả trong nước và quốc tế sưu tầm


Cùng những tác phẩm ảnh khác, bức ảnh này một thời nổi tiếng như là minh chứng cho một cuộc chiến hào hùng của quân dân Việt nam chống lại chiến tranh phá hoại bằng không quân của người Mỹ trên bầu trời miền Bắc.
 Một thời, nó là niềm tự hào, là niềm tin, là bằng chứng không thể chối cãi về một chiến thắng sẽ đem về cuộc sống ấm no, độc lập tự do, hạnh phúc cho toàn dân.
 Thú thực là vào một thời điểm nào đó, tôi đã tin rằng người nữ dân quân trong ảnh chắc sẽ được ưu ái, được học tập tiến bộ, chí ít cũng xếp vào diện "cơ cấu". Có khi lên đến ủy viên trung ương chưa biết chừng.!!!
 À mà không, nếu ai tò mò muốn biết cuộc sống sau này của bà ra sao xin hãy:


Người con gái tên Hà Thị Nhiên giờ đây được mọi người quen gọi là “bác Nhiên sữa đậu”, ở tuổi lục tuần, an phận với gánh sữa của mình.


Tuổi cao, một bên tai đã bị nghễnh ngãng do tiếng bom, nhưng hàng ngày bà Nhiên vẫn đi về sớm hôm với gánh sữa đậu. Một phần vì là những sinh hoạt đã gắn chặt với đời mình từ mấy chục năm, một phần vì không muốn trở thành gánh nặng đối với con cái.





Thu nhập từ gánh đậu cũng là một phần đáng kể mỗi ngày của gia đình bà Nhiên – ông Tiến để nuôi các con khôn lớn.


Những xuất bánh sữa 5.000 đồng.



Người dân ở đây đã quen với gánh hàng của bác Nhiên sữa đậu mỗi ngày. Có khi những người trẻ chỉ nhớ đến bác Nhiên hoà bình, không còn nhớ đến một Hà Thị Nhiên thời chiến ngày 15.1.1966.



Gánh sữa đậu và đồng lương hưu của chồng đã giúp ông bà nuôi các con trưởng thành, có gia đình riêng – đó là niềm an ủi lớn nhất cho một đời vất vả.



Cô dân quân Hải Thịnh 43 năm sau.






Hàng ngày, bác Nhiên phải lọ mọ dậy làm từ lúc 3 giờ sáng, bán hàng đến tận trưa, gặp hôm ế, đến tận chiều...



 
Thu nhập từ gánh sữa đậu cộng vào đồng lương mất sức của chồng cũng tạm đủ để gia đình đắp đổi.



Người con gái đang kéo xác máy bay trong bức ảnh phóng lớn của Quang Văn đang được treo tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, giờ đây đang bán sữa đậu nành, đậu hoa ở một góc đường thành phố Nam Định. Bà còn may mắn chán, khối người còn đang đi nhặt rác.
(Tham khảo từ TCCL)

7 nhận xét:

  1. Lời bình sau cùng là sự thương hại của thế hệ sau với thế hệ trước, tôi dám chắc là như thế. Họ tưởng lịch sử là chỗ có thể sòng phẳng tính đếm bằng tiền.

    Trả lờiXóa
  2. Không phải là sự thương hại của hai thế hệ, mà là tôi nói một sự thật, mà bằng chứng là những tấm ảnh này, và cả một phóng sự trên VTV về năm chiến sỹ xe tăng đã "vinh dự" húc đổ cửa sắt dinh Độc lập, họ cũng không hơn gì bà này, người đi cắt tóc vỉa hè, người đi lái xe lam, người nuôi cá, v.v.
    Có thể không phải vì công thần hay đòi hỏi gì, những người trở về từ cuộc chiến đều vậy, họ an tâm với cuộc sống bình dị, họ hạnh phúc,dù bán sữa đậu hay những người thanh niên xung phong đang đi tu hay làm nghề đồng nát, không khác gì nhau, nhưng người có chỗ bán chắc chắn may mắn hơn người đi xe dép lặn lội khắp hang cùng ngõ hẻm, hay chôn vùi cuộc sống trong một ngôi chùa nào đó.
    Và người trở về đều "may mắn" hơn người còn đang phải nhờ ngoại cảm.

    Trả lờiXóa
  3. Nói vui bây giờ là không biết khai thác hình ảnh của mình để khá hơn.

    Trả lờiXóa
  4. Chính ra Viện bảo tàng quân sự VN phải trả tiền cho " cô dân quân " đó , đằng này " măm " hết .
    Mà hình như có truyền thống như vậy rồi . Em là ai ? cô gái hay nàng tiên? Em có tuổi hay không có tuổi ? ... Gương chị Lý đó .

    Trả lờiXóa
  5. Vậy là ai cũng có lợi. chúng ta được lợi khi xem lại bức ảnh để nhớ về một quá khứ oanh...liệt. Trẻ con xem để tự hào về cha ông, tổ chức có lợi thì khỏi nói, bà này có lợi vì khi ế khách có thể ngồi gặm nhấm quá khứ- vinh dự được nổi tiếng.
    Hội chứng "quả chanh"chỉ ở đâu đó thôi, ở nước ngoài ấy, ĐCS làm gì có!!!!

    Trả lờiXóa
  6. Đó mới thực sự là anh hùng của một đất nước "ra ngõ gặp anh hùng"!

    Ta cũng nhớ lại 12.000 AHLX thời CTVQ vĩ đại. Chừng 1 - 2% vào được cấp TW, cấp tỉnh. Còn lại thì cũng cuộc sống đời thường. Nhưng họ vẫn tự hào đeo Ngôi Sao Vàng ngày 9/5 hàng năm.

    4 SG

    Trả lờiXóa
  7. Trước hết phê anh Qt cái:
    Chỉ có 4 chứ làm gì có 5 anh xe tăng đâu ?
    Sự việc trên mới là đúng ý nghĩa cuộc đời, ai giỏi thì vào TW, kém hơn đi làm bác sỹ, ks, kém nữa đi bán hàng, cầy ruộng. Như vậy là đúng với bản chất và công năng của từng người trong XH. Nếu sau CT, ai có thành tích thì vào hết TƯ,BCT vậy là không đúng, kiểu này anh Qt cần xét lại.

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment