Anh QV rất sáng suốt khi đi công tác kết hợp với Tây tiến xem phong cảnh. Chẳng giống như mấy người nhàn rỗi đi vào cái Nôi của máy chém giữa thời bình này.
Rất xin lỗi dân Thanh Hoá, nhưng mà cái cách kiếm tiền rất 'thông minh' này, sao mà khốn nạn vậy!!!
Khiếp đảm những chiêu chặt chém khét tiếng ở Sầm Sơn
Tuy đã cảnh giác cao độ với các “chiêu độc” nhằm “chặt chém” ở bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), nhiều du khách đến đây phải “ôm cục tức” ra về. Bãi biển này có thời gian trở thành nỗi khiếp đảm với không ít du khách.
Chiêu độc không ngờ
Chị Kiều Thanh ở Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) kể rằng, khi cả nhà chị đang đi dạo trên bãi biển thì thấy có một lâu đài cát nên sà vào chụp ảnh. Khi vừa chụp xong cho con, khoảng 10 kiểu, hai thanh niên xông ra đòi 200.000 đồng.
“Họ nói để được chụp ảnh với lâu đài cát đó chúng tôi phải trả 20.000 đồng/kiểu. Chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng vì nó rất nhỏ, giống như một đứa trẻ nào đó mới xây lên. Nhưng hai thanh niên rất dữ tợn, chúng tôi lại đi cùng con nhỏ nên không thể đôi co được, đành phải trả tiền”.
Chưa hết, chị Thanh nói tiếp: “Tối hôm đó nhà tôi đi hát karaoke, thỏa thuận giá từ đầu, mặc cả xuống được 200.000 đồng/giờ. Đến khi thanh toán, tôi tá hỏa vì hóa đơn ghi 2 triệu đồng. Bim bim nhỏ tính 50.000 đồng/gói, 2 đĩa hoa quả lèo tèo vài miếng dưa hấu bị tính 700.000 đồng. Bất ngờ nhất là nhà tôi uống có 2 chai bia nhưng họ lôi đâu ra một đống vỏ chai dưới gầm bàn rồi tính cả vào hóa đơn”.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, du khách Thái Bình, cho biết, đã nghe tiếng du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa “chặt chém” từ lâu nên rất cẩn thận với giá dịch vụ ở đây. Đi đâu, ăn gì anh cũng hỏi giá trước, nhưng không ngờ lại bị họ chơi chữ.
“Chuyện là tôi và vợ thuê xe điện đi hóng mát ngắm cảnh, khi hỏi thì lái xe trả lời 15.000 đồng/người/chặng. Khi xuống, anh ta tính tôi 450.000 đồng cho 2 người. Họ bảo vừa chở chúng tôi đi qua 15 chặng vì đối với họ, cứ đi qua ngã ba là một chặng”, anh Tuấn ấm ức.
Cũng dính phải bẫy chơi chữ như anh Tuấn, cách đây vài năm, một du khách đã bị đánh hội đồng do anh này được mời cưỡi ngựa từ hòn Trống Mái xuống thị xã với giá 5.000 đồng (theo lời chủ ngựa, lấy rẻ như vậy vì đằng nào chủ ngựa cũng đang cho ngựa xuống). Song, đến nơi anh khách bị đòi 2 triệu vì giá 5.000 đồng là tính cho 1 bước của con ngựa. Cuối cùng người này phải lột sạch ví ra trả thì mới được tha.
Rất thẳng thắn, độc giả Đăng Toàn (Ngọc Khánh, Hà Nội), nhận xét rất thất vọng về dịch vụ du lịch ở miền Bắc, điển hình là ở Sầm Sơn. “Em đi Sầm Sơn 2 lần rồi cạch, không bao giờ quay lại đó. Cứ động vào cái gì cũng bị chặt chém, đã mất tiền lại ôm bực vào người. Đi du lịch nghỉ ngơi mà ức chế như thế thì thà ở nhà còn hơn. Đi ăn cua gần bờ biển, em đã thỏa thuận trước là giá 500.000 đồng/kg, nhưng khi thanh toán hóa đơn bị đội lên gấp đôi. Chủ quán nói 500.000 đồng là giá lúc cua sống, cua luộc lên rồi phải cộng thêm 200.000 đồng tiền công luộc; bia thì lúc hỏi giá là bia không lạnh, bia lạnh phải tính giá khác”.
Hôm sau, ra một quán khác, cẩn thận hơn, Toàn hỏi giá mực, công luộc, chỗ ngồi... trước khi ăn, rất yên tâm, ai ngờ vẫn bị tính thêm 50.000 đồng một đĩa tương ớt, 50.000 đồng một đĩa muối chanh và cả tiền công bê ra...
Giăng bẫy khắp nơi
Cùng cảnh ngộ như Toàn, anh Quốc Khánh, 32 tuổi (Nam Định) cho hay, khi cả đoàn anh vào quán hỏi giá kĩ lưỡng, chủ quán báo 500.000 đồng/một nồi lẩu, thấy chấp nhận được nên mấy anh em mới ngồi xuống ăn. Ai ngờ trong hóa đơn cộng thêm 300.000 đồng tiền... nước lẩu.
“Nhưng bực nhất là có hôm mấy anh em đang ngồi uống cà phê, tự dưng có cô nào ở đâu ra nói chuyện, 5 phút sau có đứa hùng hổ xông tới quát sao mày dám trêu ghẹo vợ tao rồi dơ nắm đấm đòi 2 triệu bồi thường danh dự...”, anh Khánh bức xúc.
Người làm dịch vụ nơi đây tung ra đủ mọi “cái bẫy” khiến du khách, dù có cảnh giác đến mấy, cũng vẫn mắc vào một cách ngoạn mục. Đơn giản như chuyện tính tiền ghế ngồi, Liên Mai - một vị khách đã từng đến Sầm Sơn - cho biết, mặc dù đã được cảnh báo nên đến đâu cũng hỏi giá này đã bao gồm ghế ngồi chưa... nhưng không ngờ cuối cùng cũng bị rơi vào “cái bẫy” chỗ ngồi - cái bẫy mà cô đã cảnh giác nhất.
“Chẳng là, cách đây ít năm mình cùng bạn bè đi Sầm Sơn. Buổi tối chúng mình rủ nhau đi dạo và uống bia với mực nướng trên bãi biển. Khi tìm đến một quầy hàng, họ bảo giá mực khô là 100.000 đồng/con. Mọi người nói "sao đắt thế", thì họ nói là "giá đắt vì mực rất to". Rồi nói ngồi chờ họ mang ra cho xem. Sau đó, chủ quán mang ra mấy con mực bé bằng bàn tay, mọi người chê không ăn. Chủ hàng cũng rất vui vẻ nói ‘các anh chị không ăn cũng không sao, nhưng cho xin tiền thuê ghế ngồi’. Chúng tôi lúc đó mới ngớ người ra, nhưng không trả vì thời gian ngồi chờ mang mực ra chỉ 1-2 phút. Lập tức chủ quán đổi giọng, bù lu bù loa lên, và khoảng chục người đến vây quanh, vác cả dao và gậy ra dọa, sừng sộ ‘Chúng mày tưởng chúng mày cậy là người thành phố về bắt nạt dân quê à".
Những người dân nơi khác đến Sầm Sơn du lịch bức xúc đã đành, ngay cả dân Thanh Hóa chính gốc cũng khó có thể chấp nhận những chiêu trò của người làm du lịch nơi đây.
Thành viên hobai chia sẻ trên một trang mạng xã hội: “Mình dân Thanh Hóa, cách Sầm Sơn khoảng 16km, có bạn bè làm du lịch, khách sạn ở Sầm Sơn cũng khá nhiều. Minh đi Sầm Sơn cũng như cơm bữa nên không lạ gì những trò ở đây nữa. Buồn lắm! Mình luôn mong có một Sầm Sơn văn minh hiện đại.
Để làm được điều đó có vài lời với mọi người thế này: Một là, mong các bạn lên án Sầm Sơn kịch liệt, bằng mọi cách có thể, để tạo dư luận, gây sức ép...! Lúc đó may ra mới có sự thay đổi từ chính quyền. Vì cái này chính quyền phải ra tay mới làm gì đó thay đổi được, chứ dân thì mạnh ai nấy sống thôi. Hai là, tẩy chay, kêu gọi mọi người không đi Sầm Sơn nữa, khi đó, khách ít dần, thu nhập giảm khiến đội quân ăn bám du lịch Sầm Sơn sẽ đi làm cái khác kiếm kế sinh nhai. Những người bám trụ sẽ tự thấy cần thay đổi để tiếp tục sống được với nghề. Đó là quy luật. Lúc đấy chúng ta đi Sầm Sơn tận hưởng cũng chưa muộn.”
Có bao giờ ai đó tự hỏi :
Trả lờiXóa-tại sao đầu tư nước ngoài họ đổ vào china chứ không vào Việt Nam?
-tại sao 80% người nước ngoài du lịch VN không trở lại, còn Thailand là nơi họ thích đi thường xuyên?
Rất nhiều người đã hỏi rồi bạn ạ.
Trả lờiXóaThượng bất chính, hạ tắc loạn.
Bạn admin của trang này đã cho nhạc tự động diễn. Theo mình thì không nên làm vậy. Nhiều bạn đọc chỉ muốn đọc tin mà không cần nghe nhạc, hoặc không tiện nghe vì sợ gây ồn cho người khác.
Trả lờiXóaChứ nhạc Bachai đưa lên không gây ồn à? anh Tk5 có nhã ý mời mọi người nghe bản nhạc đầy tự hào, VN trên đường chúng ta đi, đối lập với sự chặt chém, có ý rằng hãy nhìn cái vĩ mô, đừng nhìn sự chặt chém của một bộ phận nhỏ mà cho rằng 'thượng bất chính'. Mình đang định có ý kiến với Thiện Nhân, tân ủy viên BCT mời anh BH về làm cố vấn dẹp loạn đấy, hehe!
Trả lờiXóaDù sao cũng tôn trọng ý kiến của anh Admin..BC, mình giúp anh Tk5 (hiện đang say sưa) xóa bài hát đi, cho nó lành :))
XóaNăm trước đi Thanh Hoá, nhưng sợ SS nên đi xa thêm vài chục km để vào bãi biển vẫn còn hoang sơ, nhưng đồ ăn thức uống rất rẻ, không có chặt chém, đó là biển Hải Hoà, Tĩnh Gia.
Trả lờiXóaChẳng hiểu giờ này nét hoang sơ và lòng hiếu khách còn không, hay đã bay đi ít nhiều!
Văn thanh hóa nó thế. Đã vào truyền thuyết đuổi ra đuổi vào, thời hiện đại thì bị từ chối lao động, hu hu...
Trả lờiXóa@TQTrung. Bạn xem lai. Tôi chưa bao giờ đưa nhạc của mình lên chế độ tự động bắt buộc mọi người nghe.
Trả lờiXóaDẫu sao cũng cảm ơn admin TQTrung.
anh BH khó tính quá!!!không muốn nghe thì tắt đi là xong mà :)) BH không thích, nhưng hôm qua ngồi nhậu, mấy anh em nghe lại bài hát một thời hào hùng đánh Mỹ, vừa cám cảnh cho dân mình tham lam vừa tiếc cho thời tuổi trẻ nghe theo lời thúc giục của bài hát mà lên đường đánh giặc, không tiếc máu xương để bây giờ nó ra thế, đánh giặc thật chứ không đánh võ mồm - vì bài hát mà làm thêm được hai chai Votca Nga đấy! hehe!
XóaMột góc nhìn khác:
Trả lờiXóaTrong tiểu đoàn cũ tôi thời chiến tranh Tây nam, lính Thanh Nghệ kỷ luật, ít khi dao động bỏ chạy. Cái sư đoàn 341_ Sư đoàn Sông Lam chiến đấu cũng lỳ lợm, chuyên vận động chiến.
Chắc đợi bao giờ có giặc thì cái đám kỳ thị ấy mới trắng mắt ra. Cư xử với đồng bào mình với nhau như thế là có xu hướng dã man hoá xã hội, thiếu tính nhân văn, cạn nghĩa đồng bào.
Khi tổ chức Công Đoàn không đại diện được cho người lao động thì họ sẽ như thế. Đấy là khối quần chúng tốt nhất để gieo mầm... cộng sản :-)
Mới biết cộng sản cũng có thời này thời trước, có thoái hóa biến chất như cậu lú ngốc nghếch nói sảng mà vận vào mình lại trúng, hehe
Mời các bác đọc thêm bài này nữa để ngấm dư vị Sầm Sơn
Trả lờiXóaĐừng để Sầm Sơn biến mất trên bản đồ du lịch Việt Nam
namnguyen
Người Việt xấu, nhưng vẫn là người VIỆT
Trả lờiXóaHồn rồng tiên ẩn dấu tận đáy lòng
Ai giữ nước? khi quốc gia lâm biến?
Là họ đấy! bạn biết không ?
Ai đã làm dân Việt trở thành như vậy?
Hãy nghe trong chính sử nước Việt ta:
Việt sử tổng vịnh, phần Đế vương, khi viết về vua Lý Cao Tông nhà Lý, ngài đã nhận xét về tiền nhân rất nghiêm phê: “Trong thời gian tại vị, Lý Cao Tông xây dựng dinh thự không ngớt, và Đế vui chơi không có chừng mực; giặc giã và trộm cướp trong nước nổi lên như ong, nhân dân đói khát khổ sở gấp bội những năm khác. Cơ nghiệp nhà Lý bắt đầu suy đốn từ đấy”. Lại có thơ rằng:
Cưỡng bão bi tần dĩ tự do,
Cố tương dân mịch phụng bàn du.
Chiêm Thành khúc lý đa ai oán,
Quy Hóa giang đầu thuỷ bất lưu.
Tạm dịch:
Khăn tã tự do thỏa ý trời,
Hại dân chẳng kể, kể rong chơi.
Chiêm Thành khúc hát, lời ai oán,
Quy Hóa đầu sông nước chẳng trôi.
Thêm góc nhìn nữa:
Trả lờiXóaTôi không có ý nói xấu biển Sầm sơn với các chiêu chặt chém thật thông minh, nhưng mà nó xấu quá.
Dù vậy cũng phải công bằng mà nói:Khi có giặc ngoại xâm, dân TH thật anh hùng.
Ngày trước (1971) đơn vị tôi chuyên đi cơ động,có thằng bạn quê Tĩnh Gia, rất xốc nổi nhiệt tình, việc gì cũng lao đầu vào làm, chỉ qua 6 tháng cậu đã lĩnh ngay một Huân chương chiến công. Cậu lại còn rất tử tế với anh em, không tham lam,tuy gốc dân TH nhưng mà tốt (còn tốt hơn tôi nhiều). Tiếc rằng số đó quá ít,hay là cứ khi nào đất nước có giặc thì dân xứ Thanh mới lại đáng được làm người, còn khi thanh bình, hắn trở nên xứ sở khó chơi.
Dù sao thì hè này tôi cũng chẳng dám vô Sầm sơn coi nữa.
CÓ MỘT SỤ THƯC CAY ĐẮNG (Trần Đăng Khoa)
Trả lờiXóaDư luận truyền thông mấy ngày qua đã thực sự xao động trước một việc làm rất đẹp của ông Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tuấn, khi ông thay mặt Tổng cục Du lịch xin lỗi một du khách nước ngoài, người Australia, vì một anh lái xích lô đã nâng giá xích lô cao hơn giá quy định nhiều lần. Hành động man rợ đó đã vấy bẩn Thủ đô Hà Nội và bôi nhọ du lịch Hà Nội và du lịch Việt Nam. Cùng với lời xin lỗi chân thành, ông Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn đã giải quyết ngay hậu quả sai sót: Hoàn trả bà Schultz Ilona Jane số tiền bị người đạp xích lô “cướp giật” và tặng bà món quà lưu niệm của ngành du lịch Việt Nam. Ông hứa sẽ xử lý nghiêm sự vụ và hy vọng việc làm không đẹp của người lái xe xích lô không làm mất đi vẻ đẹp của Việt Nam trong mắt bà Schultz Ilona Jane.
Đó là một việc làm đẹp, một cách ứng xử rất kịp thời và văn minh của ông Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, dù ông không hề có lỗi. Việc làm rất bình dị của ông đã thành một vẻ đẹp mới, gây xôn xao trong đời sống xã hội, cũng vì trước ông, hầu như chúng ta không có văn hóa xin lỗi. Bao nhiêu người từng bị oan khiên, thậm chí có người hóa thân tàn ma dại vì một việc làm vô trách nhiệm của một người hay một nhóm người, mà khi được minh oan, dù chỉ là chiếu lệ, cũng không bao giờ được nhận một lời xin lỗi, dù chỉ là một hình thức có tính xã giao.
Có lẽ cũng vì thế chăng mà việc làm của ông Nguyễn Văn Tuấn đã thành một hiện tượng, một hành động cao đẹp. Và rồi, từ việc làm cao đẹp ấy, có người lại gợi ý ngành du lịch “nên thành lập một đơn vị chuyên trách xin lỗi”, hay cao hơn thế, “Bộ Văn hóa cần phải có ngay một Ủy ban Xin lỗi” thì lại thành chuyện “quá mù ra mưa” rồi!
Sẽ ra sao nếu đất nước lại có cả một Ủy ban xin lỗi! Thật là một sáng kiến rùng rợn! Một việc làm tưởng văn hóa mà lại phi văn hóa. Bởi xin lỗi không phải câu nói chớt qua đầu lưỡi, mà là lời sám hối, rất cần đến sự thành tâm. Ai có lỗi, hay ngành nào có lỗi thì phải tự tìm đến người bị hại mà xin lỗi. Và cùng với lời xin lỗi là một việc làm cụ thể nhằm giải quyết hậu quả mà mình đã gây ra. Nếu có cơ quan xin lỗi chuyên trách, thì lỗi không thuyên giảm mà sẽ càng gia tăng gấp bội. Bởi kẻ gây ác lại rũ được trách nhiệm, nên cứ làm bừa, làm ẩu, vì đã có người khác giải quyết hậu quả. Và kẻ “giải quyết hậu quả” cũng chỉ làm chiếu lệ, làm mang tính hình thức, vì đó cũng không phải lỗi của mình.
Và vì thế, một việc làm tưởng như có trách nhiệm mà lại hóa vô trách nhiệm. Nó có gì kỳ khôi cứ như những anh khóc thuê trong các đám tang. Tôi dự nhiều đám tang quê và cũng được chứng kiến nhiều cảnh dở cười dở mếu.
Xem tiếp ở blog Quê Choa.
Thế anh BH chưa nhận lời xin lỗi chân thành từ BCT năm vừa rồi à ? UB của nhà nước đã là gì !
Trả lờiXóaAnh bảo tổng cục trưởng không có lỗi à ?
Ông ấy không trực tiếp đạp xích lô, nhưng là cấp quản lý, ông ta phải biết ra thông báo, chính sách trình cấp uỷ ban tỉnh, quốc gia về tình hình phục vụ công tác du lich chứ! Chẳng nhẽ để dân lo việc này sao ?
Dù có lời xin lỗi vẫn hơn không, nhưng theo tôi thì với cái đất nước này, có mà xin lỗi cả đời!
Tôi nói khí không phải thì: Xin lỗi anh BH nhé!