Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

CỤ PHÓ BẢNG Và đám Bèo Tây

TRẦN QUỐC VIỆT K5 - (NCLS)

Anh chị em Bantroi kính mến !
Do bận nhiều việc, có thể anh chị em ít biết về đám Hoàng Văn Chỉ, Đỗ Văn, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên..., nhưng lại nghe nhiều về tin đồn của họ - những kẻ chạy theo địch vào phút cuối cùng giống như đám bèo Tây mà bài phân tích dưới đây se nói rõ hơn..
1- Gần đây một số báo chí rộ lên đưa tin theo Hoàng Văn Chỉ, Bùi Tín và Vũ Thư Hiên: "Phó Bảng là loại bằng cấp hạng bét". Ý họ nói về cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Tú Tài (Cử Nhân), Tiến sĩ, Phó Bảng là gì? Có thực thế không?
Trong chính quyền Nam Triều cũ, các quan chức cao cấp đều là người Công giáo, tốt nghiệp trường Tây hay trường dòng Công giáo ở Penang, Malaysia, chuyên đào tạo quan cai trị cho người Pháp.
Người Pháp chọn số này để thông ngôn thực thi cho chính sách khai hoá Văn Minh với xứ Mọi rợ An Nam. Từ thời Gia Long, Viện Cơ mật gồm toàn tu sĩ Công giáo Dòng Tên.
Tể tướng (tổng lý), thượng thư Bộ Lại Nguyễn Hữu Bài, là tu sỹ học ở Penang , Đề đốc Kinh thành Huế hàm thượng thư Ngô Đình Khả, bố đẻ Ngô Đình Diệm, cũng tu sĩ học ở Penang .... Các quan đầu triều Tây học với Văn hoá thấm đẫm Ki tô giáo ấy chấm thi thi loại chữ Nho với nền Khổng giáo đó đỗ cao nhất chỉ đáng là Phó Bảng thôi.
Tự Đức đã từng tự khen: "Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán", nghĩa là vào thời thịnh trị của ông ta hơn hẳn đời Hán thịnh vì có những người tài giỏi như Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát; Dân gian vẫn có câu: "Thần Siêu - Thánh Quát".
Ông Vua này quên Nguyễn Văn Siêu hay Thần Siêu ấy chỉ đỗ Phó Bảng ngang cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh ông Hồ Chí Minh sau khi thi Đình - bậc tột cùng (thi Hương lấy tú tài, thi Hội lấy Tiến sĩ).
Đền Ngọc Sơn ở Hồ Hoàn Kiếm hoá ra được chính ông Siêu xây lên vẫn còn nét chữ đẹp tuyệt của ông đề ở Tháp Bút: "TẢ THANH THIÊN" tức là viết lên Trời Xanh.
Cụ Siêu viết gì?
"SÔNG LINH KHÔNG PHẢI VÌ SÂU, NÚI THIÊNG KHÔNG PHẢI VÌ CAO, SÔNG NÚI LINH THIÊNG VÌ CÓ CHỦ"
Đó là câu nói khảng khái sau khi cụ làm đơn xin đi đánh Pháp mà Tự Đức không chấp nhận. Đền Ngọc Sơn chính là thờ đức Thánh Trần nhắc nhở con cháu nhớ mình là Chủ Nhân của đất nước Việt Nam..
Dân cái xứ An Nam sau thời Tự Đức, bị người Pháp coi là "Lũ Lợn" này phải chịu nô lệ hơn 80 năm, làm Nô Lệ cho phương Bắc 987 năm. Câu nói của Ciceron có lẽ cũng cần được nhắc lại: "Cái đám chỉ biết sinh đẻ (Nations) chỉ đáng làm Nô Lệ thôi, còn Cộng đồng chúng ta thì Không." Nation sau được đổi nghĩa là Dân tộc hay Quốc gia.
Thánh Quát chính là Cao Bá Quát chỉ đỗ được Tú Tài có câu đối liễn nổi tiếng ở đền Gióng:

"Cự địch đãn hiềm tam tuế vãn
Đằng vân do hận cửu thiên đê"

Nghĩa là:

LÊN BA TUỔI ĐI ĐÁNH GIẶC, HIỀM CÒN MUỘN
LỬA GIẬN TỚI CHÍN TẦNG XANH, GIẬN CHỬA NGUÔI


Các cụ THẦN THÁNH ấy có thiêng, đám Bèo Tây đó chắc tan nát..
Gia Long kí Hiệp ước Versaille bước đầu bán nước (1787), đến Tự Đức thì bán hoàn toàn (1863). Nhà Nguyễn nếu tính ra chỉ tồn tại 61 năm (1802 - 1863). Trước đó là Chúa Nguyễn.
Chả thế mà cụ Tam Nguyên Yên đổ Nguyễn Khuyến khi viết di chúc đã phải than: "Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu", Cụ thấy xấu hổ.
Kì lạ là ông Ngô Đình Diệm, một tu sĩ Công giáo đọc diễn văn nhậm chức Thủ tướng rồi Tổng thống VNCH trước Quốc dân cả nước bằng tiếng Pháp (trước có đăng trên mạng, nay không thấy) và viết thư gửi Quốc trưởng Bảo đại thề trung thành cũng bằng tiếng Pháp. Nguyễn Văn Thiệu cũng là dân Công giáo.
Tôn giáo không có tội, nhưng một quốc gia Phật giáo, chỉ có 2 đời Tổng thống thôi (không tính Tổng thống vài ngày), đều là người Công giáo thì không bình thường. Người Công giáo nói chung là Tốt nhưng Diệm và Thiệu thì Không.
2- Trong đám Bèo Tây này, gần đây được tung lên mạng là Hoàng Văn Chỉ được Wikipedia giới thiệu:
Người dân tộc Mường ở Thanh hoá, học hết Albert Sarraut, rồi học hết Viện Đại học Đông Dưong; tham gia kháng chiến, phụ trách đúc tiền và đổng lý văn phòng Bộ Kinh tế VNDCCH. rồi chạy vào Nam theo Diệm. Năm 1961 bỏ Diệm đi lưu vong. Chỉ chết 1988 tại Mỹ.
Hơi lạ vì trường Albert Sarraut là trường dành cho con cái quan lại người Pháp chứ không giành cho con em người Mường. Trường Bưởi dành cho con em quan lại người An Nam. Viện Đại học Đông Dưong chỉ có 1 người con em dân tộc thiểu số là cụ Ngụy như Kon tum.
Ta buộc phải xem lại con người này:
Trong hồ sơ Văn khố Sái gòn, Hoàng văn Chỉ sinh 1/10/1913 tại làng Ngô xá, Thiệu Minh, Thiệu hoá, Thanh hoá, con ông Hoàng Văn Thu và bà Lê thị Liễu, có bằng P C (Primere Certificat - Tiểu học) tại Thanh hoá, nhân viên nha thông tin báo chi Bộ Thông tin truyền thông Sài gòn chuyên đóng vai Chiêu hồi trong các Chiến dịch TỐ CỘNG và tố cáo tội ác Cộng sản..
Hoàng Văn Chỉ nhận tiền của Sở nghiẻn cứu chính trị xã hội (Sở NCCTXH - cơ quan mật vụ Sài gìn) để viết xuyên tạc về Miền Bắc Việt Nam rồi đăng báo và để Ngô Đình Nhu gửi CIA; sau này Hoàng Văn Chỉ khai với Ủy ban tình báo Quốc hội Mỹ việc Y được Ngô Đình Nhu và Trần Kim Tuyến giao, cố tình dịch sai lời của Hồ Chủ tịch, tướng Giáp, cũng như dựng lên các câu chuyện đấu tố rùng rợn trong CCRĐ nhằm làm Chính phủ Mỹ ảo tưởng Cộng sản sắp sụp đổ, làm tiền đề cho người Mỹ nhảy vào ủng hộ Diệm. Sau khí Chỉ chết, Đỗ Văn của đài BBC và số tay sai Diệm đưa thành sách gửi về Việt Nam.
Năm 1956, Chỉ có đơn thôi việc “để chuyên hoạt động TỐ CỘNG”, chuyển sang hoạt động ngầm cho Sở NC CTXH, đóng vai trí thức kháng chiến cũ, chỉ điểm các tổ chức đối lập để Mật vụ Diệm tiêu diệt và Sở NCCTXH cử sang làm biên tập viên cho Sở Thông tin Anh (tiền thân đài BBC) thường trú tại Sài gòn; Tháng 8/1958 Sở NCCTXH đưa Hoàng Văn Chỉ làm thông dịch viên toà Đại sứ Anh ở Sài gòn.
Sau luật 10)1959, cả miền Nam bị rơi vào lò sát sinh của Diệm cũng là lúc Hoàng Văn Chỉ tung hoành,
Sau khi Diệm đổ, 1963 Hoàng Văn Chỉ bỏ chạy sang Anh để trốn sự trừng phạt của phái đảo chính, giống hệt trường hợp Đỗ Văn, một biên tập viên tiếng Việt của BBC. Chỉ chết đột tử tại nhà riêng ở Mỹ năm 1988.
Thông tin về bà Nguyễn thị Minh Khai là thư kí cho văn phòng QTCS của ông Nguyễn Ái Quốc tại Hương Cảng sau 1930 cũng chính là do Hoàng Văn Chỉ đưa tin và tin đó cũng trùng với tài liệu của Lâm Đức Thụ phán đoán và báo cho Sở Mật thám Đông Dương Pháp và đặc vụ Tưởng, họ đâu biết rằng Nguyễn đã rời khỏi mọi chức vụ của QTCS từ năm 1923. .
Đa số công chức An Nam làm cho Pháp chỉ có bằng Tiểu học, nhưng nhận nhằng học ở Albert Sarraut rồi Viện Đại học Đông Dưong; Chỉ muốn khoe dòng dõi xuất thân để lừa người nghe.
BBC cũng là cơ quan thông tấn báo chí của một quốc gia phát minh ra câu chuyện “Cá tháng tư” hay ngày nói dối để biện minh cho các thông tin dối trá.
3- Câu chuyện cụ Bùi Bằng Đoàn và Bùi Tín:
Có 2 dòng họ Bùi nổi tiếng là họ Bùi có đệm (dòng họ cụ Bùi Bằng Đoàn) và Bùi không có tên đệm (dòng họ cụ Bùi Kỷ) nhưng Bùi Tín, con cụ Bùi Bằng Đoàn lại bỏ tên đệm, có thể coi là Bút Danh.
Cụ Bùi Băng Đoàn, bố Bùi Tín là một trí thức, nguyên là Thượng thư Bộ Hình, sau CMT8 đi theo cách mạng và bị biệt kích Pháp giết. Cụ ấy là một anh hùng.
Hồ Chí Minh có Bài thơ Tặng Bùi Công (cụ Bùi Bằng Đoàn):

"Khán thư sơn điểu thê song hãn
Phê trát Xuân hoa chiếu nghiễn nghì

Tiệp báo tân lai lao dịch mã

Tư công tức cảnh tặng Tân thi"
Đại ý:
Khi làm việc nghe chim hót bên song cửa, Hoa Xuân soi vào nghiên mực, ngựa trạm mệt vì báo tin thắng trận liên tục. Tức cảnh sinh tình, tặng Cụ thơ.
Bài thơ như thú vui tao nhã nhung cũng như ý Lão Tử nói với Khổng Tử: Bậc trí giả đãi nhau bằng lời hay vậy.
Tiếng Trung không có nhiều bậc trong đại từ nhân xưng như tiếng Việt nên Hồ Chí Minh dùng chữ Công để gọi Ông hay Cụ.
Bài thơ rất đẹp vì tả rõ cái ung dung, tự tại của nhà lãnh tụ làm chủ tình thế, mặc dù đang chiến đấu giữa vòng vây.
Và cụ Bùi tặng lại bài thơ, có lẽ sâu xa nói lên sự cảm phục và lời thề của mình cùng gia tộc:

"Thiết thạch nhất tâm phù chủng tộc
Giang sơn vạn lý thủ thành trì

Tri công quốc sự vô dư hạ

Thao bút nhưng thành thoái lỗ thi"
Đại ý bài thơ nói rằng cụ Hồ Chí Minh là người có tấm lòng son sắt bảo vệ giống nòi Việt Nam, non sông Việt Nam. Lời thơ cũng đuổi giặc. Thơ đuổi giặc là mưu phạt tâm công, đi vào lòng người.
Nếu cụ Bùi biết được Bùi Tín chạy theo thực dân Pháp - kẻ giết bố mình - chắc cụ buồn lắm. Tín mà bất Tín. Việc Bùi Tín trốn ở lại Pháp 8/1990, do Đỗ Văn – Biên tập viên đài BBC lúc đó tổ chức. .
Sau 18 năm Việt Nam trao trả hoàn toàn số tù binh Mỹ (672 người), phía Mỹ công bố vẫn còn 1350 quân nhân Mỹ mất tích ở Việt Nam (có thể còn là tù binh); tháng 11/1991, Bùi Tín ra điều trần trước Ủy ban Pow/Mia của Quốc hội Mỹ, tuyên bố:Tôi có thể nói rằng, tôi biết rõ như bất kì nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam nào và, theo ý kiến của tôi, tôi khẳng định rằng không còn bất kì tù binh Mỹ nào còn sống ở Việt Nam”.Tù binh là quân nhân bị bắt trong chiến trnh, không còn bất kì tù binh Mỹ nào còn sống ở Việt Nam nghĩa là quân nhân đó đã bị bắt, bị giam giữ và sau 18 năm đáng lẽ phải trao trả hết thì không còn sông???   
Ủy ban này cũng tuyên bố Bùi Tín "Láo Khoét" khi tự khoe chính ông ta cắm cờ trên Dinh Độc lập và thảo thư đầu hàng cho Dương Văn Minh, cũng như ông ta bịa đặt về 16 tấn vàng mà Thiệu định mang đi.
Chỉ bịt mắt với dân An Nam mít thôi; Người Mỹ họ có tư liệu:
(1) Thiệu quyết định đưa 16 tấn vàng sang Thuỵ sĩ - chứ không phải đi Mỹ mà phần lớn tiền đó là của Mỹ.
(2) Nhận được tin cấp báo, người Mỹ ra tay rất nhanh. Thiệu phải từ chức ngay và chỉ 2 ngày sau khi từ chức, mây bay của CIA áp tải Thiệu bay đi trong đêm.
(3) Máy bay Thuỵ sĩ sang tới TSN để nhận vàng thì Thiệu đã đi rồi và báo chí Sài gòn làm um lên.
(4) Nhân viên CIA áp tải Thiệu ra máy bay của CIA phải vác hộ hàng chục Valise loại khùng, nặng chịch, kêu loảng xoảng. (Xem hồi kí F.Snep).
(5) Máy bay không đi Mỹ mà chuyển hướng sang Đài Loan,
Chính quyền Đài Loan không cho Thiệu nhập cảnh, ra lệnh tịch biên toàn bộ tài sản mà Thiệu cùng gia đình mang theo, Họ cũng áp tải Thiệu và gia đình ra máy bay dân sự. Theo F.Snep, đáng lẽ người Mỹ đưa tin rơi máy bay, nhưng Sứ quán Mĩ phản đối, sợ hậu quả như Diệm.
4- Nhiều người tưởng là Thiệu sang Đài Loan dự đám giỗ Tưởng Giới Thạch, nhưng họ lại quên Thiệu đi với vai trò chính khách nhưng không một người tiễn đưa, lén lút bay đêm, bay bằng chuyên cơ riêng của CIA, bị trục xuất khỏi Đài Loan..
(6) Chính phủ Mỹ cấm Thiệu nhập cảnh Mỹ.
(7) May mắn Thiệu và gia đình được Chính phủ Anh cho định cư.
(8) Ông Nguyễn Văn Hảo, Phó Thủ tướng kiêm thống đốc ngân hàng VNCH sau này cũng khai rõ: Thiệu định mang vàng đi nhưng ông Hảo phản đối và báo cho Mỹ biếy nên Sứ quán Mỹ can thiệp không cho mang đi và buộc Thiruj từ chức. Diễn văn từ chức của Thiệu vừa khóc lóc, vừa xin xỏ, vừa chửi rủa y như đứa trẻ bị đòn..
(9) Thiệu được Chính phủ Mỹ ân xá cho nhập cảnh trước khi chết chừng 1 năm
Từ những thông tin trên có thể rút ra mấy vấn đề:
- Thiệu định mang vàng đi thật, có thể gây sức ép với Mĩ phải tăng viện trợ
- Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu mà báo chí Sài gòn lúc đó gọi là Tông Tông Thiệu – cũng chỉ là con rối trong tay CIA Mĩ mà thôi, Con rối phản chủ thì ăn đòn
Đúng là số vàng không mang đi được, nhưng không có nghĩa là Thiệu không có tài sản gì, Tại sao Đài Loan - người anh em kết nghĩa của Thiệu lại xử tệ thế - tịch biên tài sản và trục xuất? Ai ra lệnh cho họ? Mặc dù bị thu hết tài sản trong chuyến bay định mệnh của CIA đó, cuộc sống đế vương của Thiệu và gia đình ở Anh rồi Mỹ chứng tỏ ông ta cũng làm tiền người Mĩ giỏi (xem thêm bài “Chúng ta thua trận ở Việt Nam như thế nào” của cựu Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Nguyễn Cao Kì).
4- Cụ Vũ Đình Huỳnh là thân sinh Vũ Thư Hiên; cụ là một trí thức Công giáo, học ở Pháp, cùng bác Trần Đại Nghĩa (bố bạn Trần Dũng Triệu) theo Bác Hồ đi tàu thủy về tham gia Cách Mạng. Cụ Huỳnh là một trong những thư kí cho Bác Hồ từ 1945 - 1947.
Năm 1947, Đô đốc Georges Thierry d'Argenlieu tư lệnh quân đội Viễn chinh Pháp ở Đông Dương tuyên bố nắm chắc ông Hồ Chí Minh trong lòng bàn tay và tung ra chiến dịch Lea nhằm vồ gọn chính phủ VNDCCH.
Chiến dịch 3 gọng kìm đó có 1 mũi chiếm Lào Cai, khoá đường chạy, mũi thứ 2 đổ bộ đường không chiếm Thái Nguyên và mũi thứ 3 đổ bộ đường thuỷ chiếm Tuyên Quang (Chiến dịch Việt Bắc)
Chỉ huy trực tiếp của Pháp là tướng Jean-Etienne Valluy.
Phía Việt Nam có Bác Võ Nguyên Giáp, Bác Hoàng Văn Thái (bố bạn Hoàng Quốc Hùng). Bác Trần Tử Bình (bói bạn Trần Kiến Quốc), Lê Thiết Hùng (lúc đó chưa ai được phong hàm). Làn đầu tiên quân ta phản kích thắng lợi với đội quân hàng vạn lính Pháp, lính Lê dương có máy bay, tàu chiến yểm trợ.
Tại Bắc Cạn, quân Pháp bắt được 1 cụ già Việt Nam, râu thưa và dài, nói tiếng Pháp như gió, đứng ra yêu cầu quân Pháp tôn trọng độc lập và rút khỏi Việt Nam.
Vừa báo ngay cho Toàn quyền Đông Dương đang ở Sài gòn biết đã bắt được Hồ Chí Minh, Valluy dí súng vào sọ cụ già làm một phát để chấm dứt linh hồn phong trào kháng chiến Việt Nam vì ông Hồ có 8 án tử hình, có thể bắn ngay mà không cần xét xử.
Toàn quyên Đông dương lúc đó là Émile Bollaert cho đăng báo "Tuyên bố đầu hàng" của Hồ Chí Minh và yêu cầu Valluy đưa ông Hồ vào Sài gòn để diễn tiếp vở kịch.
Vally cho máy bay chở xác cụ già vào Sài gòn kèm theo lời xin lỗi vì cụ già ấy "bỏ chạy nhanh quá" nên phải bắn chết. Thương thay cho cụ, làm sao chạy được trong vòng vây của hàng vạn lính Pháp to lớn?
Viên toàn quyền, cùng hàng ngũ quan chức và các giới phóng viên ra đón ông Hồ Chí Minh ở sân bay đều sửng sốt vì nhận ra, đó là xác cụ Nguyễn Văn Tố, nguyên là Giám đốc trường Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước VNDCCH. Các bạn có thể tưởng tượng báo chí Pháp lúc đó la lối, không phải bằng nhũng lời khen.
Đó là tổn thất lớn nhất của Cách mạng, nguyên do cụ Vũ Đình Huỳnh đi xưng tội với cố Tây. Cụ Huỳnh là đảng viên nhưng vẫn theo đạo. Mặc dù cụ Huỳnh có công rất lớn trong việc đoàn kết với đồng bào Công giáo, nhưng vẫn phải chuyển cụ Huỳnh sang làm Bí thư rồi làm Vụ trưởng Vụ Lễ Tân Bộ Ngoại giao VNDCCH; Cụ Huỳnh vẫn hay xưng tội và vẫn hay bị phê bình vì để lộ nhiều thông tin gây nguy hại.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước những năm ấy thật là ác liệt, một số người sợ quá bỏ trốn theo địch và bị bắt. Mặc dù tội trốn theo địch đáng ra bị xử theo luật, xét nhân thân, gia đình có công, họ chỉ bị kỉ luật - bị khai trừ khỏi Đảng và đưa ra khỏi các chức vụ hay vị trí công tác có thể gây hại, mà lâu nay người ta vẫn nhận là "Tội Chống Đảng" - không bị truy tố hay đi tù.
Năm 1967, nhà văn Vũ Thư Hiên phải về làm thợ gạch vì “Tội Chống Đảng” như thế và sau giải phóng miền Nam được ân xá trở về Hội Nhà Văn. Năm 1993, nhân đi công tác tại Nga, Vũ Thư Hiên đào tẩu rồi tiếp tục theo Pháp.
Nhân vật tiểu thuyết Nông thị Xuân mà Vũ Thư Hiên tưởng tượng ra để tự ví mình trong quá trình đóng gạch ấy - hình tượng cô gái trẻ đẹp bị bóp chết - như bóp chết một thiên tài Vũ Thư Hiên. Kẻ trốn chạy theo địch ấy đâu có đẹp, đâu có đáng tin và không đâu dùng – Kể cả người Mỹ..
Các bạn thấy đấy: Hoàng Văn Chỉ chính là con sói đội lốt cừu; Bùi Tín tự nhận mình như một bông Hoa; Vũ Thư Hiên tự ví mình là cô gái đẹp – chỉ là đám Bèo Tây vật vờ. .
Họ cứ tưởng GIƠ BÀN TAY là CHE ĐƯỢC MẶT TRỜI.

20 nhận xét:

  1. Bài viết về lịch sử cao siêu quá, chúng thần xem xong ù cả tai, tác giả tốn công sưu tầm quá.
    Mấy cái cọng Bèo Tây ấythực ra là rất đáng thương, ví như Bùi Tín là dòng Trâm anh thế phiệt, chỉ vì không được QĐ và NN trọng dụng, cũng như tự cao tự đại, hoặc giả có nhìn thấy một vài sự thật không hay của NN mà sinh ra bất mãn, chạy theo phía bên kia, thật đáng thương.
    Vũ thư Hiên do có người cha không được trọng dụng, lại bị bắt do có tư tưởng chống đảng nên cũng ra đi, không thèm yêu nước nữa.
    QV ví họ như đám bèo Tây, theo tôi bèo tây rất có ích đấy chứ. MN dùng bèo tây làm bánh xèo nổi tiếng nhé. MB dùng bèo tây nuôi lợn, có ích ra phết chứ đâu như mấy ông không thích chế độ ta thì chạy trốn !

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết và sưu tầm này của Q.Việt có một số thông tin cần xem lại.Còn về quan điểm cũng có một số ý cần phải tranh luận.Thế mới là báo chí kể cả báo chí CM!

    Trả lờiXóa
  3. @QV: Tôi thích nghĩa "Tả Thanh Thiên" ở Tháp Bút được diễn là "viết lên trời xanh" hơn.
    Có lẽ: Viết lên trời xanh, mọi người đều thấy, quang minh chính đại.

    Trả lờiXóa
  4. Thế mới là đồng đội chứ, anh em cho ý kiến nhé, anh Hữu Thành đúng quá; Việt lên trời xanh là ý tuyệt vời,

    Trả lờiXóa
  5. ThS Trần Quốc Việt kính mến,

    "Các bạn thấy đấy".

    Tôi thì chưa thấy gì ngoài những điều bạn viết ra không kèm theo dẫn tài liệu cụ thể.

    Một chỗ tôi tìm thấy bạn dẫn tài liệu, tôi kiểm tra lại nguồn thì thấy ngược hẳn với lời bạn viết.

    Bạn viết:
    Ủy ban tình báo Quốc hội Mỹ đã kết luận Bùi Tín không trung thực khi ra điều trần trước Ủy ban này việc ông ta đưa tin "Việt Nam còn giam giữ tù binh Mỹ". (xem Wikipedia)

    Nguyên văn Wikipedia viết về vụ việc Bùi Tín liên quan đến tù binh Mỹ như sau: (http://en.wikipedia.org/wiki/Bui_Tin)

    In November 1991, became involved in the Vietnam War POW/MIA issue when he appeared before hearings of the United States Senate Select Committee on POW/MIA Affairs.[2] He stated that, "I can say that I know as well as any top leader in Vietnam and, in my opinion, I state categorically that there is not any American prisoner alive in Vietnam."[2] After his testimony, he and John McCain embraced, which produced a flurry of "Former Enemies Embrace"-style headlines.[3] Tin's testimony was the subject of anticipation: when he had arrived at Dulles International Airport three weeks earlier, former U.S. Congressman Bill Hendon and a staff assistant to committee vice-chair Robert C. Smith confronted Tin and tried to convince him that there were live prisoners in Vietnam; Tin felt it was an intimidation attempt.[5]

    Tạm dịch.
    Tháng 11/1991 Bùi Tín ra điều trần trước Ủy Ban POW/MIA của Thượng Viện Hoa Kỳ (dẫn #2: http://lcweb2.loc.gov/frd/pow/senate_house/pdf/hear_11_91.pdf). Ông ta tuyên bố “Tôi có thể nói rằng cũng như mọi lãnh đạo VN khác, tôi biết rõ, và tôi tuyên bố dứt khoát rằng không còn một tù binh Mỹ sống sót nào ở VN” (dẫn #2). Sau lời tuyên bố này, Bùi Tín và (TNS) John McCain đã ôm nhau, cái ôm được báo chí chạy tít như cái ôm của những cựu thù (dẫn #3: McCain, John; Mark Salter (2002). Worth the Fighting For. Random House. ISBN 0-375-50542-3. pp. 245–247). Lời khai của Bùi Tín là điều chờ đợi: 3 tuần trước đó khi Bùi Tín tới sân bay QT Dulles, Cựu HNS Bill Hendon và một trợ lý của Robert C. Smith, Phó Chủ Tịch Ủy Ban POW/MIA, đã đối chất ông và tìm cách thuyết phục ông rằng vẫn còn tù binh Mỹ sống sót ở VN; và Bùi Tín cảm thấy đó là cách người ta định dọa ông (dẫn #5: Don Oberdorfer (20 October 1991). "Bui Tin: My `Detention' at Dulles". The Washington Post.)

    Một đoạn thông tin ngắn như trên mà Wikipedia dẫn tới 3 tài liệu, mà toàn là những tài liệu mở để nếu người đọc muốn thì kiểm tra lại. Ấy vậy mà Wikipedia vẫn chưa được xếp loại là nguồn dẫn tài liệu khi làm nghiên cứu khoa học!

    Nếu bạn căm ghét những người đối kháng chế độ thì có thể viết văn, làm thơ, viết nhạc, vẽ tranh đả kích... Tôi sẽ chả buồn phản đối. Nhưng tôi can bạn đừng ký tên ThS mà kết án bọn đối kháng bằng những bài viết lập lờ khoa học như thế này.

    Tôi không có ý định biện hộ cho Nguyễn Văn Thiệu, Bùi Tín, Ngô Đình Diệm hay cha con cụ Vũ Đình Huỳnh. Đó là những nhân vật lịch sử mất rồi, Bạn Trỗi mình còn có rất nhiều việc khác nên làm thay vì mở phiên tòa kết án họ. Và tòa án mà chỉ có một bên công tố viên được nói thì chắc không phải là tòa án.

    Tôi xin lỗi nếu lời nói thẳng làm bạn buồn, và vẫn luôn mong được bạn coi là một trong những thằng bạn học cũ.

    Trần Bắc Hải


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Vote"- (y) cho phản biện của bác. Nêu ra vấn đề cần có căn cứ dẫn chứng cụ thể, e cũng hơi dị ứng với học vị được kèm với tên người đăng bài :D.

      Xóa
  6. Cảm ơn Bắc Hải đã địch chính xác Wikipedia phần Pow/Mia. Khi vào rừng tìm hài cốt Pow/Mia ấy, họ cũng hỏi mình về nhiều tuyên bố của ông phóng viên này và nhiều tuyên bố nữa.
    So với các bài kiến nghị ở Quốc hội hay trong các kì Đại hội, kiến nghị của Bùi Tín đâu có gì
    Tuy nhiên các thông tin kia
    Xin lỗi Bắc hải và anh em vì tư liệu của mình cũ quá
    Trang này được sửa đổi lần cuối vào ngày 12 tháng 3 năm 2013 tại 05:01.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thử xem anh em có đọc không? Mình Hạnh phúc Cứ. Tưởng? Cảm ơn Bắc Hải, Đúng. CHUYÊN MÔN

      Xóa
  7. Chuyện chính trị không giản đơn như nhiều người nghĩ. Chuyện chính trị là chuyện thể hiện nguyên vọng của người dân. Tất cả quân đội, công an đều từ nhân dân mà ra và chỉ là những người làm một công việc gì đó do nhà nước trao.
    Quyết định công việc của một đất nước phải là từ Quốc Hội mà ra.
    Những nước mới dân chủ, có cãi nhau, hay đánh nhau trong Quốc Hội, nhưng họ không giết lẫn nhau và vẫn có thể cùng ngồi cùng một bàn ăn để nói chuyện, vì họ làm việc cho quyền lợi của người dân nước đó.

    Trả lờiXóa
  8. ...Chuyện hôm qua như nước chảy về đông
    Mãi xa ta không sao giữ được
    Hôm nay lại có bao chuyện ưu phiền làm rối cả lòng ta

    Rút dao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh
    Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm
    Gió sớm mai thổi đi bốn phương
    Xưa nay chỉ thấy người nay cười
    Có ai thấy người xưa khóc đâu..."

    Mượn tý thơ Tầu 'Mộng uyên ương hồ điệp' để than một câu cho nhân tình thế thái! :((
    Lịch sử khá công bằng, hãy để lịch sử phán xét, chỉ muốn nói lại với các bạn, chúng ta có tiếng nói không phải thường, nói ra điều gì cần cẩn trọng lắm lắm !

    Trả lờiXóa
  9. Mình gửi cái còm cho Việt đi rồi mà cũng nghĩ như Trung thụt vậy. Nói rút dao ra chém thì hơi quá, nhưng lời nói ra như nước đổ xuống đất mất rồi không sao lấy lại được. Việc đầu tiên làm sáng nay vào mạng là xem bạn mình có buồn lắm không. Chưa rõ lắm, nhưng hy vọng có buồn rồi cũng qua. May là mình trí nhớ ngắn, lại cũng đang còn nhiều việc phải làm nên buồn vui gì thì cũng mau quên đi thôi.
    Cảm ơn Cao Bắc vì lời đúng.

    Trả lờiXóa
  10. Như tôi đã nêu ý kiến vào ngày 20/5 tuy ko cụ thể,thẳng thắn như 3chai.Nêu ra như vậy là đủ liều lượng cho mọi người cùng suy ngẫm và hiểu NT hơn.

    Trả lờiXóa
  11. Mọi người bình luận hay lắm!
    Với QV và HT, tôi thích từ này nó mãnh liệt kiểu vô học hơn:"Đánh vào trời xanh", dù có láo đấy nhưng không ai bảo tôi dịch láo được, chỉ có không có học tý thôi.
    CB xa TQ lâu rồi, nên bảo mọi QĐ đều do quốc hội, điều này chỉ đúng với thế giới, theo tôi và riêng VN, mọi QĐ là của BCT. Mọi ý kiến trong bài viết này tôi cho là sâu sắc và đúng bản chất của Blog, mong mọi người cứ thế cho thêm rôm rả, tránh tuổi già đang đến.

    Trả lờiXóa
  12. @Tk5: tôi đồng ý nếu trên ngọn bút tháp là cái chùy như con vi rút HIV :-) Đằng này là ngọn bút lông mềm mại, chắc để "đâm mấy thằng gian", còn hơn là đánh nhé :-)

    Trả lờiXóa
  13. Ông Thắng quá đáng lắm nha, đây là blog, nơi đóng góp ý kiến và trao đổi đủ thứ, có phải Web site cấp nhà nước đâu mà nói đến học thuật, rồi dẫn đến câu "vô học", từ gốc 'tả thiên thanh'là viết lên trời xanh nha! không phải cứ 'tả' là đánh đâu nha! mà biết viết có học rồi đấy, hehehe!

    Trả lờiXóa
  14. Ông Qt thật quá đáng! Đây là Blog tự do viết đủ thứ, sao ông cấm tôi viết từ "vô học" nhỉ, vì nó là của tôi thôi chứ có bảo mọi người đâu ?
    Lý luận như cái ông phóng viên người nước ngoài HT còn có một tý lý, do có hình cái bút lông. Nhưng bút lông không đâm được ai, thôi thì vẽ lên trời xanh vậy.

    Trả lờiXóa
  15. Câu sửa văn của anh Hữu Thành "Viết lên Trời Xanh" là tuyệt; vừa tả được nét hào hoa, vừa nêu được ý chí hào hùng của cụ Thần Siêu.

    Văn là người – cảm ơn bác Hữu Thành. Hóa ra câu chuyện điểm nhãn long là có thật.

    Trả lờiXóa
  16. Ấy chết, tôi chỉ sưu tầm dẫn nguồn cho mọi người cùng xem, chia sẻ một cái nhìn thôi.

    Trả lờiXóa
  17. Có phức tạp mới là chuyện chính trị.

    Trả lờiXóa
  18. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment