Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Trần Quốc Việt K5 (NC) Một số nhận xét qua bài “Lưu manh hóa trí thức”



Kính gửi anh chị em bantroi

Quốc Việt xin lỗi mọi người vì đăng bài Chiến tranh Việt Nam đường đột mà quên không nói tới xuất xứ?
Ông Uwe Siemon-Netto, lực lượng đặc biệt Mỹ nay trở lại quốc tịch Đức, làm Mục sư và Giáo sư thần học, phụ trách nhiều Nhà xuất bản ở Mỹ và Đức; Ông ta vừa cho xuất bản một cuốn sách về Chiến tranh Việt Nam mà ông ta từng tham gia, cho rằng lỗi gây ra chiến tranh là tại người Việt – cũng có thể lắm – vì chính Ngô Đình Diệm kéo quân đội Mỹ vào; Nhưng cái làm mình điên ruột là vì ông mục sư này tuyên bố nay ông ta là người Đức nên vô can.



“Lưu manh hóa trí thức”

Bài “Lưu manh hóa trí thức” rất thú vị vì anh em bantroi cũng là thành phần lưu manh hóa đó.  
Mấy ông Tây - Việt Nam này đúng là “Lưu manh giả danh trí thức,” đem lại cảm xúc vui buồn lẫn lộn.
Bài viết của người không có tên này (blog FB củaTB) thiếu sự nghiên cứu nghiêm túc, không hề có một phân tích nào. Hình như người đó được đào tạo để không có đầu – không cần suy nghĩ. Mục tiêu của bài viết là gì? Lấy cơ sở nào để viết?  .
Từ số liệu của chính bài báo có thể rút ra:
(1) 3,5% dân số Việt Nam hay cứ 1000 dân có 35 người tốt nghiệp đại học hoặc tương đương và trên đại học. Có vẻ không nhiều lắm với một đất nước “Kinh tế Thị trường trí thức” như chính số liệu của bài báo đưa ra.
Theo tỷ lệ trên dân số, chỉ tính riêng các ngành nghề thiết yếu như Bác sĩ, Y sỹ, giáo viên, Kĩ sư điện, kĩ sư nông nghiệp, luật gia, các ngành xã hôi..., là bao nhiêu? Chưa kể các ngành nghề chuyên môn đòi hỏi đào tạo cao và tập trung như dầu khí, máy tính, phần mềm, hàng không, tên lửa, quân đội, công an, tòa án, viện kiểm sát, chế biến thục phẩm hoặc các Viện nghiên cứu chuyên môn..., 1000 công nhân xây dựng nếu chỉ 1 kĩ sư xem ra không ổn, nền móng, độ bền vật liệu, kiến trúc, kết cấu...?
Cứ 1000 dân mới có 1 bác sỹ hay 1 giáo viên thì chưa thể nói là mạnh, chưa thể nói cái xã hội đó là nền kinh tế trí thức. Đó là lí do tại sao người ta vẫn ăn gà thối, lợn chết, vào Bệnh viện Đông y Trung Quốc để chết, ăn cóc sống để chữa ung thư...

(2) Ta hãy xem bảng thống kê gần đây nhất

QUỐC GIA
DIỆN TÍCH Km2
DÂN SỐ
GDP/người
Kinh tế
tỷ lệ với VN
Philippine
300.000
97,703,638
2,614.00
USD 255,397,309,732.00
83.65%
Singapore
710
5,312,400
50,323.00
USD 267,335,905,200.00
87.56%
Malaysia
329.847
28,334,135
10,578.00
USD 299,718,480,030.00
98.17%
Việt Nam
331 698
86,025,000
3,549.00
USD 305,302,725,000.00
100.00%
Thailand
513.120
66,720,153
5,679.00
USD 378,903,748,887.00
124.11%
Indonesia
1.904.569
237,424,363
3,592.00
USD 852,828,311,896.00
279.34%
Nhật Bản 
127,000,000
36,218.00
USD 4,599,686,000,000.00
1506.60%

Năm 1995, khi tham gia ASEAN, Việt Nam là một cái lều trong khu cao ốc của 7 nước này, sau gần 20 năm, ta vươn lên cũng tạm, tất nhiên đừng an ủi. Nếu so sánh đội ngũ trí thức sẽ thấy ngay.
  (3) Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng cũng cần tiết lộ việc này:
- Trong 4000 tỷ USD mà người Mỹ chi trong chiến tranh Việt Nam lúc bấy giờ (GDP của Mỹ là 3000 tỷ USD bằng ½ GDP cả thế giới), người Nhật thu được 2000 tỷ USD, công nghệ, đội ngũ công nhân, kĩ sư đóng tàu chiến, máy bay, xe tăng... phục vụ cho cuộc chiến; Hàn Quốc và Đài Loan thu được 200 tỷ USD và công nghệ luyện thép, xi măng, điện tử, vũ khí, thức ăn và quần áo cho lính Mỹ; Thái Lan và Philippine được 50 tỷ USD công nghệ giải trí cho lính Mỹ; Singapore được 100 tỷ USD nhờ làm trung tâm tài chính, sửa chứa dụng cụ chiến tranh. Đó là cái bục nhảy của họ, còn ta từ dưới cái hố sâu muôn trượng. Năm 1840 Đài Loan đã có hệ thống tười tiêu mà nước tưới cho các ruộng được bán đến từng hộ nông dân.
- Họ nói với tôi: Đáng lẽ các anh phải chui xuống tận đâu rồi chứ. Nhưng vươn lên thì phải tự nhìn vào chính mình, các bậc đại biểu của các anh cứ đòi so sánh với Mỹ, NhậtSingapore... thì thật ấu trĩ.         
- Tôi cũng được làm việc với chính phủ nhiều nước, Mỹ, Nhật, Singapore, Tháiland, Indonesia ...và biết nhiều điều thú vị.
Singapore mặc dù chạy trước ta rất xa, bục nhẩy của họ năm 1995 hơn ta tới 97 lần, là một Hải cảng như TPHCM, Bình Dương với dân số chưa bằng tỉnh Thanh Hóa, đất đai gần bằng đảo Phú Quốc.

Tất nhiên, ta cũng cần xem lại về đào tạo, về ngành nghề, về đội ngũ trí thức, đặc biệt về Sử và Địa lý – Dân ta phải biết Sử ta - nhưng phủ nhận sạch trơn thì thật không nên. Ta cũng làm được nhiều việc và các bạn bè nhìn ta cũng khác. Một Dân tộc đi học phải trả giá đau đớn, kể cả sự ấu trĩ. Học bạn bè là đúng nhưng đừng bắt chước y chang

Đáng sợ nhất là người Việt không biết mình là ai, không biết mình ở đâu. Bóng đá Việt Nam phải nhất thế giới, còn thua là do trọng tài; Kinh tế phải hơn Mỹ, Nhật, còn chưa được thì về chửi nhau.

Cũng cần nhắc lại Việt Nam bị Bắc thuộc 978 năm, bị Pháp thuộc 83 năm, do đó sính ngoại cũng là lẽ thường và nhiều người còn nhầm tưởng tổ tiên mình là Nô Lệ từ phương Bắc sang. Qua phân tích ADN Mtd của giáo sư Y. Chu Đại học California Mỹ, Gene của người Việt và China không hề giống nhau.

Chủ Nô không trao đổi huyết thống với Nô tỳ hay Nô Lệ nữ, nếu có quan hệ tình dục thì sau đó cô gái cũng bị bóp chết. Đó là lý do từ đời Hán Vũ đế đến đời nhà Tùy, dân số Việt Nam lúc đó chỉ còn 1/3 (xem thống kế trên Wikipedia của sử liệu nhà Hán và nhà Tùy).


Những lý thuyết gia được các tổ chức NGO đào tạo 2 tuần có bằng cử nhân, kiểu “người cắn chó”, thì phải xem lại về tri thức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đọc kỹ trước khi comment
Bạn Trỗi là những người chính trực, vì vậy bạn cần dùng chính danh để viết nhận xét. Bạn có thể click vào tiêu đề bài viết để xem toàn bài, ô cửa sổ cuối bài là nơi để bạn viết nhận xét của mình. nếu chưa có danh khoản Google, bạn có thể điền danh tính vào mục:Tên/URL để xuất bản nhận xét, các lời góp ND đều bị Google cho là spam và tự động bị xóa.
Các bạn có thể chèn Ảnh hoặc video clip trực tiếp vào Phần nhận xét bằng cách copy URL ảnh gốc rồi dán vào cửa sổ comment