Hiểu chữ NHẪN thế nào cho đúng, không phải ai cũng biết!, tìm trên mạng có vài cao kiến khả dĩ cung cấp được những thông tin hay. Chữ Nhẫn có còn phù hợp với thời thế hay không chắc là tùy người mà nhận định thôi. Đọc để biết cũng là biết vậy. Đọc hết bài này mai ra đường bị đâm xe ngồi 'khóc' thôi!
Trong chữ Hán: chữ Nhẫn được hình thành từ 心 (tâm) + 刃(nhận) = 忍 Chữ 心 (tâm) (Nhận) 刃 nghĩa là sự nguy hiểm, mũi nhọn, chém giết.
忍 Nhẫn có nghĩa là nhịn. Như làm việc khó khăn cũng cố làm cho được gọi là kiên nhẫn 堅忍.Nhẫn là lòng khoan dung độ lượng.
Tại sao chữ nhận 刃 (nhận) nằm trong chữ Tâm 心 gọi là nhẫn. Tức là người tạo chữ muốn nói. Trong cuộc sống hằng ngày tâm mình thường hay tiếp xúc nhiều thứ nguy hại như tham, sân, si, ngã mạn, ganh ty…Chúng ta luôn thức tỉnh những thứ làm nguy hại đến tâm tu hành. Do vậy chúng ta nhẫn nhịn. Sau này người viết chữ thường hay viết chữ Nhẫn như sau:
心 tâm + đao 刀 + bộ chủ丶thành chữ Nhẫn
đao 刀 nghĩa con dao, là chỉ cho sự nguy hiểm. Nó được ví như tâm sân phiền não có tính chất nguy hiểm đến tâm tu hành. Nó tìm ẩn bên trong cái Tâm.
Người tu chữ Nhẫn cần có 丶(chủ) tức là làm chủ cái nguy hiểm, làm chủ cơn sân giận. Khi viết chữ Nhẫn bộ chủ丶này nằm trên bộ đao 刀. Ý nghĩa này rất hay muốn Nhẫn thì chú ta phải làm chủ cái nguy hiểm (bộ chủ nằm trên bộ đao)
Muốn có được bộ chủ 丶này đòi hỏi chúng ta phải tu tập. Thấy được bản chất của cơn sân giận là nguy hiểm luôn tiềm ẩn bên trong tâm (căn bản phiền não). Nó làm cho tâm con người nổi sân một cách điên rồ. Nên khi gặp hoàn cảnh chướng ngại chúng ta biết “Nhẫn” một chút. Nếu không một khi tâm sân nổi lên thì tình cảm gia đình sứt mẻ, tình bạn bè xa nhau. Chúng ta luôn thấy rằng tâm sân chính là kẻ thù độc hại lớn nhất của tâm. Một khi tâm sân nổi lên đốt hết cả rừng công đức, chỉ cần một ngọn lửa nhỏ có thể đốt cháy cả khu rừng, “nhất niệm sân tâm khởi, bát vạn chướng môn khai”. Vậy làm cách nào để thắng được tâm sân, và thực hành “Tâm nhẫn”. Chúng ta chỉ cần đi tìm 丶(chủ) để bỏ con đao trong tâm
Muốn có được (bộ chủ)丶này. Chúng ta phải tu tập từ bi quán, thiền định để tâm mình hằng ngày bình thản an lạc. Khi tâm bình thì thế giới bình “tướng tự tâm sinh”. Khi chúng ta thực tập thiền định, tâm vắng lặng thì “trí tuệ” phát sinh (nhân định tức huệ). Khi có trí tuệ rồi chúng ta sẽ làm chủ được con đao刀 (phiền não). Bấy giờ trong bất kỳ nghịch cảnh chướng ngại nào chúng ta cũng làm chủ được cái nguy hại, làm chủ được cái tâm của mình. Ví dụ: tự nhiên ở đâu có người đến mắng chửi nhục mạ mình. Nếu mình không có trí tuệ không làm chủ được sự việc đó, thì tâm sân nổi lên dẫn đến đánh nhau, gây tai hại cả hai. Nếu như mình có trí tuệ làm chủ lúc đó. Mình quán xét sự việc đó, chuyện này ở đâu tự nhiên đem đến. Chắc là do kiếp trước mình đã gieo nghiệp ác thù hận với người này. Nên hôm nay người đó đến đòi nợ. Nhờ mình tu hành có phước, nên chủ nợ đến đòi nợ, mình có nợ thì trả cho họ là xong “Nhẫn” nhịn họ không sao, mọi việc sẽ tốt đẹp. Mình có nợ hôm nay trả hết nợ thì vui, tâm an lac. Nếu họ nổi sân là họ đã tạo nghiệp sai. Mình lại nổi tâm sân y như họ cả hai đều sai. Dẫn đến thù hận đời này sang đời kia biết bao giờ chấm dứt.
Theo đạo Phật chữ “Nhẫn” là một trong sáu phương pháp tu gọi (Lục độ) của Bồ tát gồm: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí tuệ. Chúng ta là hành giả đang trên bước đường tu tập. Đừng bao giờ cho mình đã thắng và làm chủ được tâm sân. Khi chúng ta gặp hoàn cảnh chướng duyên phiền não. Nên quán tưởng kẻ thù đó chính là người bạn thân nhất của mình, là thiện tri thức trên lộ trình tu tập của mình. Họ giúp chúng ta có điều kiện để tu “Nhẫn”.
Nói thì dễ lắm nhưng khi thực hành thật là khó. bởi vì hằng ngay chúng ta luôn ôm ấp cái bản ngã của mình, sống ích kỷ, giận hờn, ganh tỵ, đố kỵ. Lúc nào cũng xem mình là trên hết. Đây chính là nguyên nhân ngăn cản chúng ta tu chữ “nhẫn”. Những thứ đó như là đao刀 nằm trong tâm. Như từ trước đến giờ chúng ta luôn sống sai lầm thế này. Thì bây giờ chúng ta suy nghĩ sống tu tập chữ “Nhẫn”. hằng ngày cố gắng tu từ bi quán, thực hành thiền định để tâm được an định bấy giờ chúng ta sẽ có丶(trí tuệ) để bỏ con đao sân giận kia. Cuộc sống chúng ta luôn được an vui.
Nguồn: Nguoihieuco
Rất hay. Vậy "bỏ đao trong tâm" và "gác kiếm giang hồ" hẳn có liên hệ?
Trả lờiXóaNhân bài hay do Tt đưa lên, bạn nào có sẵn trớn thì mời đọc tiếp Alan Phan
Trả lờiXóaHệ quả của sự thiếu minh bạch là việc mất niềm tin vào mình và vào người ( A lack of transparency results in distrust and a deep sense of insecurity) – Dalai Lama.
Chính vì "Nhẫn" mà tôi tốn không biết bao tiền, khi cứ có thêm một iem là lại ra hiệu kim hoàn móc hầu bao.
Trả lờiXóaTrong nha minh co hai chu la chu NHAN va chu TAM nhung ko dam de gan nhau.Neu de gan nhau thi nhan tam qua.
Trả lờiXóaNên chăng hãy bầu anh TK5 làm "người có hầu bao nhẫn nại".
Trả lờiXóaNhất Trung, rứa là trong chữ "nhẫn" có chữ "tâm", vậy thời bầy tui mới đọc lần lượt là "nhẫn tâm", hỉ?
Trả lờiXóaVấn đề là đặt ở vị trí nào, các bọ đặt chữ 'nhẫn' trước chữ ' tâm' thì thành nhẫn tâm, tức là lòng ác, như cầm thú. Còn các bọ đặt chữ Tâm trước chữ Nhẫn thì theo nghĩa VN Là cái tấm lòng biết nhường nhịn: TÂM NHẪN
Trả lờiXóaẤy là cách hiểu tùy theo ý thường tình, không bị bẻ quặt :))